Ăn Không Tiêu Uống Thuốc Gì Hiệu Quả?
Đầy hơi khó tiêu là tình trạng khó chịu ở bụng khiến bạn ăn uống không ngon miệng, hấp thu kém. Về lâu dài có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Vì vậy, ăn không tiêu uống thuốc gì hiệu quả là thắc mắc của nhiều người gặp hiện tượng này.
Ăn không tiêu uống thuốc gì hiệu quả?
Đầy hơi khó tiêu là cảm giác căng cứng, chướng hơi khó chịu ở bụng sau khi ăn. Đây là bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa của chúng ta.
Thông thường, sau khi ăn no 30 phút bạn sẽ cảm thấy thoải mái vì thức ăn đã và đang được tiêu hóa tốt. Tuy nhiên, với người bị đầy hơi khó tiêu thì dù sau ăn hơn 30 phút họ vẫn cảm thấy căng cứng bụng, khó chịu. Đây chính là biểu hiện thức ăn không được tiêu hóa thuận lợi, ứ đọng ở dạ dày gây khó chịu.
Các nguyên nhân gây ra tình trạng ăn không tiêu thường là:
- Người mắc chứng rối loạn tiêu hóa hoặc bị bệnh đường ruột.
- Người mắc một số bệnh lý về đường ruột, dạ dày.
- Ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ, đạm và chất béo gây khó tiêu.
- Nằm ngay sau khi ăn no.
- Ăn nhiều đồ ăn cay nóng gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.
- Ăn quá nhanh, không nhai kỹ hoặc ăn nhiều đồ thô cứng.
- Người lạm dụng nhiều thuốc Tây hoặc bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc.
Trên thực tế, chứng đầy hơi khó tiêu hoàn toàn có thể được khắc phục và điều trị dứt điểm. Việc quan trọng nhất là xác định được nguyên nhân gây bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Nếu chủ quan không được điều trị kịp thời có thể gây ra những bất tiện trong sinh hoạt và gây ra biến chứng khó lường. Theo các bác sĩ, tình trạng đầy hơi khó tiêu cần được xử lý càng sớm càng tốt.
Uống thuốc là một trong những cách giúp đẩy lùi hiện tượng khó tiêu được sử dụng rộng rãi. Vậy ăn không tiêu uống gì? Dưới đây là danh sách một số loại thuốc giúp bạn đẩy lùi chứng khó tiêu có hiệu quả nhanh chóng.
1. Hỗn dịch Phosphalugel
Phosphalugel còn được gọi với tên thông dụng hơn là thuốc “chữ P vàng”.
Thành phần chính: Hoạt chất Aluminum Hydroxide.
Dạng bào chế: Thuốc Phosphalugel được bào chế ở dạng hỗn dịch, đóng thành từng gói.
Công dụng: Thuốc Phosphalugel đẩy lùi chứng đầy hơi, khó tiêu bằng cách giảm tiết dịch axit dạ dày. Dịch axit dạ dày tiết ra quá mức cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đau tức ở vùng thượng vị, chướng bụng, khó tiêu.
Cách dùng: Thuốc Phosphalugel được chỉ định dùng qua đường uống. Người bệnh uống trực tiếp hỗn dịch, sau đó tráng miệng bằng nước lọc.
Liều dùng: Mỗi lần uống từ 1 – 2 gói. Ngày không uống quá 6 lần.
Tác dụng phụ: Thuốc Phosphalugel có thể gây ra một tác dụng phụ như nóng trong, táo bón,… Do vậy, trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh nên bổ sung thêm rau xanh, hoa quả để tăng cường chất xơ.
Thuốc điều trị đầy hơi khó tiêu Phosphalugel hiện có bán tại các nhà thuốc uy tín trên toàn quốc.
Khám phá: Cồn Ruột Buồn Nôn Là Bệnh Gì? Cách Khắc Phục Hiệu Quả Nhất
2. Thuốc tiêu hóa Maalox
Maalox là một trong những thuốc điều trị một số vấn đề thường gặp ở đường tiêu hóa tốt nhất hiện nay.
Thành phần chính: Maalox, Maalox Plus, Aluminium Hydroxide, Magnesium Hydroxide.
Dạng bào chế: Thuốc được bào chế dưới dạng vỉ 10 viên nén nhai.
Công dụng: Thuốc ăn không tiêu Maalox giúp đẩy lùi chứng khó tiêu, đầy bụng nhờ khả năng kiểm soát lượng axit tiết ra trong dạ dày. Từ đó, giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, làm giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, đau thượng vị.
Cách dùng:
- Nhai kĩ viên thuốc rồi nuốt.
- Sau đó nên tráng miệng bằng 1 cốc nước lọc.
- Sử dụng sau khi ăn 30 phút đến 1 tiếng hoặc nhai khi xuất hiện cơn đau.
Liều dùng: Sử dụng mỗi lần 1 – 2 viên. Ngày uống không quá 12 viên.
Tác dụng phụ: Thuốc Maalox có thể gây ra những triệu chứng ngoài ý muốn như táo bón hoặc tiêu chảy.
Thuốc ăn không tiêu Maalox được bán ở các hiệu thuốc, nhà thuốc uy tín trên toàn quốc. Tuy nhiên, để tránh tác dụng phụ không mong muốn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
3. Ăn không tiêu uống gì? Ranitidin
Ranitidin là thuốc chuyên điều trị các vấn đề đầy hơi, khó tiêu, đau bụng… Thuốc còn được sản xuất với nhiều tên khác như: Ranitidine, Intas Ranloc 150, Dudine, Moktin Injection…
Thành phần chính: Ranitidine Hydrochloride.
Dạng bào chế: Thuốc được bào chế dưới 3 dạng:
- Viên nén: Với các hàm lượng 25mg, 75mg, 150mg, 300mg.
- Viên nang: Với hàm lượng 150mg, 300mg.
- Dung dịch tiêm: Với hàm lượng 50mg/2ml, 150mg/6ml, 1000ml/40ml.
Công dụng: Thuốc có tác dụng ức chế sản sinh dịch vị dạ dày, kháng thụ thể H2 Histamin gây đau, giúp giảm những cơn đau, cải thiện tình trạng chướng bụng, khó chịu.
Cách dùng: Uống trực tiếp bằng nước lọc hoặc tiêm, truyền tĩnh mạch (đối với thuốc dạng dung dịch).
Liều dùng:
- Với những người bị rối loạn tiêu hóa, sử dụng thuốc không cần kê đơn thì uống 75mg/ngày. Uống tối đa trong vòng 14 ngày.
- Những trường hợp bị loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa… nên sử dụng thuốc qua đường tiêm theo đơn của bác sĩ.
Tác dụng phụ: Thuốc ăn không tiêu Ranitidin có thể gây ra một số tác dụng phụ như tăng men gan, nổi mề đay,…
Thuốc hiện có bán tại nhiều hiệu thuốc. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng thuốc Ranitidin khi có chỉ dẫn của bác sĩ.
4. Thuốc Omeprazol trị chứng khó tiêu
Omeprazol là một sản phẩm tốt khi bạn băn khoăn ăn không tiêu uống thuốc gì. Ngoài tên Omeprazol còn được sản xuất với nhiều tên gọi khác như: Drivo, Emanera 40 mg, Esomeprazole 40, Abacid,…
Thành phần chính: Omeprazol.
Dạng bào chế: Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang cứng, viên nén bao phim,…
Công dụng: Thuốc có khả năng ức chế bơm proton. Điều này sẽ giúp ngăn chặn dạ dày sản xuất axit, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn trơn tru hơn. Từ đó cải thiện tình trạng khó tiêu, nóng ran vùng thượng vị, ợ nóng,…
Cách dùng: Uống trực tiếp bằng nước lọc trước khi ăn.
Liều dùng: 1 viên (20mg)/ngày. Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra liều dùng chính xác.
Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ có thể gặp phải là buồn nôn, táo bón, nhức đầu, ngứa, phát ban da,…
Thuốc Omeprazol đã được nhập khẩu và phân phối tại nhiều nhà thuốc trên toàn quốc.
5. Thuốc Metoclopramid trị ăn không tiêu
Metoclopramid là thuốc điều trị một số bệnh lý ở đường tiêu hóa. Thuốc còn được sản xuất với một số tên gọi như: Perinorm, Elitan, Metoclopramide 10mg, Horompelin Injection,…
Thành phần chính: Hoạt chất Metoclopramid Hydrochlorid.
Dạng bào chế:
Thuốc được bào chế dưới 2 dạng
- Dạng dung dịch tiêm: Metoran 10 mg/2 ml.
- Dạng viên nén: Primperan 10 mg.
Công dụng: Thuốc Metoclopramid có thể giúp cải thiện chứng đầy bụng, khó tiêu nhanh chóng. Nguyên nhân do thuốc điều chỉnh sự co bóp của dạ dày, giúp cho việc xử lý, tiêu hóa thức ăn diễn ra trơn tru hơn.
Cách dùng: Trước khi ăn 30 phút thì uống thuốc cùng nước lọc.
Liều dùng: Sử dụng ½ – 1 viên/lần, 3 lần/ngày.
Tác dụng phụ: Sử dụng thuốc Metoclopramid có thể gặp một số tác dụng phụ như: mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, ngủ gà ngủ gật, tiêu chảy, tiết nhiều mồ hôi, huyết áp giảm…
Thuốc chữa chứng ăn không tiêu Metoclopramid hiện được ở các hiệu thuốc uy tín trên toàn quốc.
Xem thêm: Acid Ascorbic Là Gì? Công Dụng Và Cách Dùng Hiệu Quả
6. Thuốc tiêu hóa Neopeptine
Thuốc Neopeptine được bác sĩ khuyên dùng khi gặp vấn đề rối loạn tiêu hóa.
Thành phần chính: Enzyme Alpha Amylase, hoạt chất Papain.
Dạng bào chế: Thuốc được bào chế ở 2 dạng là viên nang và siro.
Công dụng: Thuốc Neopeptine chuyên điều trị chứng chướng bụng, ăn không tiêu, rối loạn tiêu hóa. Thuốc giúp bổ sung men tiêu hóa để quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn.
Cách dùng:
- Uống Neopeptine sau khi ăn khoảng 1 giờ đồng hồ.
- Không sử dụng khi bụng đói.
Liều dùng: Uống mỗi lần 1 viên và 2 lần trong ngày.
Thuốc hỗ trợ điều trị khó tiêu Neopeptine được bán ở các nhà thuốc uy tín trên toàn quốc.
Biện pháp phòng ngừa tình trạng khó tiêu
Chướng bụng, ăn không tiêu gây ra gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Sử dụng thuốc giúp tình trạng này thuyên giảm. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa chứng đầy bụng, khó tiêu bằng các cách sau:
- Ăn uống hợp lý bằng cách ăn đúng giờ, thực đơn đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.
- Uống đủ nước mỗi ngày.
- Không ăn quá nhiều những thực phẩm cay nóng, món chiên xào. Những chất này sẽ trực tiếp gây hại cho dạ dày, hệ tiêu hóa.
- Ăn bình tĩnh, nhai kỹ trước khi nuốt.
- Hạn chế tiêu thụ chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê, nước ngọt có gas,…
- Không nằm hay hoạt động mạnh khi vừa mới kết thúc bữa ăn.
- Duy trì trạng thái tinh thần lạc quan, tránh căng thẳng.
- Thành lập thời gian biểu làm việc, nghỉ ngơi khoa học.
Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn không còn lo lắng ăn không tiêu uống thuốc gì tốt. Hãy thăm khám khi cảm thấy thuốc đã uống không có tác dụng để được chuyên gia tư vấn cụ thể hơn. Chúc bạn luôn khỏe mạnh.
Đọc nhiều: Gói Dịch Vụ Tầm Soát Ung Thư Tiêu Hóa
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!