Eucalyptol Là Gì? Tìm Hiểu Công Dụng, Cách Dùng Hiệu Quả
Eucalyptol được ứng dụng phổ biến trong các loại thuốc ho, nước súc miệng và nhiều loại tinh dầu. Nguyên nhân là do hợp chất này sở hữu rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe của con người. Vậy Eucalyptol là gì? Công dụng, cách dùng ra sao? Hãy tham khảo ngay bài viết sau đây để có những thông tin hữu ích nhất.
Eucalyptol là gì?
Eucalyptol là một hợp chất hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên được đặc trưng bởi hương thơm tươi mát, hơi cay và dễ bay hơi. Chất này còn được biết đến với khá nhiều tên gọi khác nhau, chẳng hạn như Cineol, Limonen Oxit, Cajeputol hay 1,8-Epoxy-P-Menthane,…
Thông tin hữu ích
- Thiếu Vitamin B Gây Bệnh Gì, Có Nguy Hiểm Không? [Click Xem Ngay]
Vậy Eucalyptol có ở đâu? Hợp chất này chiếm tới 90% trong tinh dầu của một số loại sản phẩm mang tên gọi chung là dầu bạch đàn. Eucalyptol được tìm thấy nhiều trong tràm gió, long não, dầu trà gỗ, ngải cứu, nguyệt quế, húng quế, xô thơm, hương thảo, và một số loài thực vật khác có mùi thơm tại lá.
Vào năm 1870, nhà hóa học người Pháp F.S.Cloez đã tìm ra thành phần chính của tinh dầu bạch đàn Eucalyptus và đặt tên là “Eucalyptol”. Như vậy, đây chính là nguồn gốc ra đời của Eucalyptol. Để thu được Eucalyptol có độ tinh khiết từ 99,6 -99,8% với số lượng lớn, người ta sẽ áp dụng một phương pháp đặc biệt là chưng cất phân đoạn dầu tràm gió hoặc bạch đàn.
Công dụng của Eucalyptol
Eucalyptol mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe và đời sống của con người. Cụ thể:
- Sát khuẩn, làm ấm đường hô hấp khi thời tiết chuyển lạnh, đồng thời làm sạch bụi bẩn, long đờm, đào thải dịch nhầy trong mũi, giúp thông thoáng đường thở.
- Chữa trị các chứng ho khan, ho có đờm, rát họng, khô miệng, khản tiếng,…
- Hỗ trợ giảm viêm tại chỗ và bảo vệ cơ quan hô hấp trên, bao gồm cả mũi, xoang, họng và thanh quản.
- Kích thích tuần hoàn máu, giảm triệu chứng đau nhức xương khớp do thay đổi thời tiết hoặc sau khi lao động nặng nhọc.
- Giảm căng thẳng, nhức đầu, tạo tâm lý thoải mái, thanh tịnh, thư giãn thần kinh.
- Ứng dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm để làm tăng hương vị của đồ ăn, thức uống hoặc dùng trong các sản phẩm nước hoa, mỹ phẩm, thuốc lá.
- Làm tê liệt tế bào thần kinh của các loại côn trùng, khiến chúng bị mất phương hướng rồi chết dần khi hít phải.
- Ngăn ngừa, tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus gây bệnh xung quanh môi trường sống của con người như H5N1,…
Tác dụng phụ của Eucalyptol là gì?
Dù mang lại nhiều công dụng đối với sức khỏe con người nhưng nếu dùng không đúng cách, không đúng đối tượng, hoạt chất Eucalyptol cũng gây ra một số tác dụng phụ nhất định. Cụ thể:
- Tác dụng phụ phổ biến: Khi sử dụng Eucalyptol như một chất xoa bóp, nó có thể gây mẫn cảm da và bệnh chàm.
- Tác dụng phụ ít gặp: Dị ứng, suy hô hấp.
- Tác dụng phụ hiếm gặp: Gây kích ứng niêm mạc miệng, rối loạn tiêu hóa, táo bón, chóng mặt, buồn nôn, ói mửa, buồn ngủ, co thắt phế quản, dị ứng da, ức chế hô hấp.
Chỉ định và chống chỉ định
Eucalyptol thường được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:
- Sát trùng đường hô hấp, làm sạch răng, miệng.
- Điều trị ho, sổ mũi, đau họng, cảm cúm…
- Giảm nghẹt mũi, điều trị cảm cúm, viêm mũi.
- Giảm triệu chứng bong gân cơ nhẹ và chuột rút.
Do tính chất ức chế hô hấp của Eucalyptol mà sản phẩm này chống chỉ định với những đối tượng sau:
- Người dị ứng với Eucalyptol.
- Trẻ em dưới 30 tháng tuổi.
- Người có tiền sử mắc chứng động kinh hoặc co giật do sốt cao.
- Người ho do hen suyễn.
- Bệnh nhân bị suy hô hấp.
Xem thêm
- Lactobacillus Acidophilus Là Gì, Có Tác Dụng Gì Đối Với Sức Khỏe?
Cách dùng Eucalyptol
Cách dùng của Eucalyptol là gì được nhiều người quan tâm. Eucalyptol được bào chế dưới rất nhiều dạng, mỗi dạng lại có cách dùng khác nhau. Tùy vào mục đích của mình mà bạn có thể tham khảo cách sử dụng Eucalyptol dưới đây:
- Giảm đau nhức: Nhỏ vài giọt tinh chất Eucalyptol vào lòng bàn tay và massage nhẹ nhàng quanh vùng đau nhức.
- Giảm đau bụng: Nhỏ 1 giọt tinh chất vào một ly nước ấm, khuấy đều rồi uống trực tiếp.
- Diệt khuẩn, kháng viêm: Pha loãng tinh chất Eucalyptol với dầu thầu dầu theo tỷ lệ 1:10. Nhỏ trực tiếp dung dịch này vào mũi để làm giảm chứng ngạt mũi, khó thở. Ngoài ra, để sát trùng các vết thương hở ngoài da, bạn có thể pha tinh chất này với nước nồng độ 0,2%.
- Trị ho: Trẻ em từ 12 tuổi trở lên và người lớn uống thuốc Eucalyptol 1 viên/lần, mỗi ngày sử dụng 2- 4 viên hoặc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Chữa mụn nhọt, mụn trứng cá: Nhỏ lượng vừa đủ tinh chất Eucalyptol vào một miếng bông gòn sau đó xoa trực tiếp lên nốt mụn hoặc những vùng hay xuất hiện mụn. Thường xuyên thực hiện cách này 2 lần/ngày trước khi ngủ và sáng dậy để mụn nhanh chóng biến mất.
- Giảm stress: Nhỏ vài giọt tinh chất Eucalyptol vào đèn xông tinh dầu để mùi hương lan tỏa khắp phòng. Nhắm mắt lại và thư giãn, bạn sẽ dàn thấy tâm trí và cơ thể của mình được thả lỏng, thư giãn nhanh chóng.
- Đuổi muỗi: Hòa tinh chất Eucalyptol với dung dịch nước lau sàn. Sau đó, dùng giẻ thấm hỗn hợp vừa pha để lau khắp phòng hoặc cho vào bình xịt để xịt trực tiếp vào các khu vực nhiều muỗi. Phương pháp đuổi côn trùng vừa mang lại hiệu quả cao mà không gây nguy hiểm đến sức khỏe con người.
Chú ý:
- Việc dùng Eucalyptol để điều trị bệnh cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
- Trường hợp dùng quá liều Eucalyptol phải làm trống dạ dày bằng cách hút và rửa. Ngoài ra, cũng nên truyền một lượng lớn chất lỏng vào ruột với điều kiện chức năng thận còn đầy đủ.
- Nếu quên dùng một liều thuốc Eucalyptol , hãy uống lại liều đó càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời điểm nhận thấy bạn bị quên liều đã gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều tiếp theo đúng như kế hoạch. Chú ý, tuyệt đối không uống gấp đôi liều đã quy định.
- Các ảnh hưởng của việc hít phải quá nhiều Eucalyptol nên được điều trị bằng cách đưa ra nơi không khí trong lành.
Có thể bạn quan tâm
- Những Ai Không Nên Uống Diệp Lục Và Lưu Ý Gì Khi Sử Dụng?
Lưu ý khi sử dụng Eucalyptol
Eucalyptol có thể sử dụng bằng cả đường uống và xịt tùy theo mục đích sử dụng của người dùng. Sản phẩm thích hợp để làm giảm các vấn đề về đường hô hấp, thần kinh căng thẳng,… và an toàn với phần lớn người sử dụng. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai, bà mẹ đang cho con bú, người có bệnh lý nền cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả sử dụng Eucalyptol, bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng như sau:
- Không nên dùng Eucalyptol ở liều cao vì điều này sẽ gây nguy hiểm. Thông qua đường ăn uống, tiếp xúc trực tiếp với da hoặc hít phải, tinh chất này hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe đường hô hấp, thậm chí là hệ thần kinh hệ sinh sản ở cả nam và nữ giới.
- Tuyệt đối không uống hoặc nhỏ trực tiếp tinh chất Eucalyptol vào vết thương hở với nồng độ cao. Thay vào đó bạn hãy pha loãng với nước để sử dụng.
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú khi bị cảm cúm, ho khan, ho có đờm, ho gió… nếu muốn dùng sản phẩm chứa Eucalyptol thì tốt nhất hãy tham khảo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
- Để tinh chất Eucalyptol tránh xa tầm tay trẻ em, bảo quản sản phẩm nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30 độ C đồng thời tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Không để Eucalyptol dính vào mắt.
- Ngưng sử dụng Eucalyptol ngay lập tức và tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu nhận thấy cơ thể bị kích ứng hay gặp các dấu hiệu bất thường.
Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc Eucalyptol là gì, công dụng, cách dùng và một số lưu ý quan trọng. Đây là hoạt chất được ứng dụng rộng rãi trong y học và đời sống hàng ngày, tuy nhiên để đảm bảo an toàn, chúng ta cần sử dụng nó đúng cách, đúng liều lượng, đúng đối tượng và mục đích.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!