Cách Trị Hôi Miệng Và Trắng Răng
Phương pháp điều trị hôi miệng
Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi khó chịu do vi khuẩn phân hủy thức ăn thừa trong miệng.
Ngoài ra, hôi miệng còn có thể xuất phát từ vệ sinh răng miệng không đúng cách, các vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, hoặc do các bệnh lý khác như khô miệng, trào ngược dạ dày thực quản, viêm xoang, tiểu đường.
Để điều trị hôi miệng, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp sau:
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp hạn chế tình trạng hôi miệng. Cụ thể:
- Chải răng ít nhất 2 lần/ngày, mỗi lần 2 phút, dùng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có fluoride để ngăn ngừa hôi miệng.
- Sử dụng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày để loại bỏ mảng bám ở kẽ răng.
- Vệ sinh lưỡi nhẹ nhàng bằng bàn chải hoặc dụng cụ cạo lưỡi để loại bỏ vi khuẩn trên bề mặt lưỡi.
- Sử dụng nước súc miệng sát khuẩn để giảm hôi miệng. Nên chọn nước súc miệng không chứa cồn để tránh khô miệng.
Uống nhiều nước
Mỗi ngày, bạn nên uống đủ nước (khoảng 1,5 – 2 lít/ngày) giúp duy trì độ ẩm miệng, tạo môi trường không thuận lợi cho vi khuẩn gây hôi miệng.
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
Người bị hôi miệng nên chú ý đến chế độ ăn uống nhằm cải thiện tình trạng bệnh:
- Nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C và kẽm để tăng cường sức khỏe răng miệng.
- Ăn sữa chua chứa lợi khuẩn có thể giúp cân bằng hệ vi sinh vật trong miệng, hỗ trợ giảm hôi miệng.
- Hạn chế những thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi, thực phẩm giàu chất béo, đường, bởi những thực phẩm này sẽ để lại mùi rất lâu trong khoang miệng. Nếu sử dụng cần vệ sinh kỹ càng tránh để lại mùi.
Mẹo dân gian chữa hôi miệng tại nhà
Dưới đây là một số mẹo giúp bạn cải thiện tình trạng hôi miệng hiệu quả ngay tại nhà:
Lá bạc hà
Đây là loại thảo dược có vị cay, khi ăn sống sẽ có cảm giác the mát ở đầu lưỡi. Lá bạc hà còn chứa nhiều tinh dầu có mùi hương thanh mát giúp khử mùi hôi miệng, tiêu diệt vi khuẩn gây hại có trong khoang miệng.
Các nhà nghiên cứu khoa học đã chứng minh hiệu quả làm trắng răng và chữa hôi miệng của lá bạc hà. Chính vì vậy, hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chăm sóc và bảo vệ răng miệng có chứa tinh chất bạc hà như kem đánh răng, nước súc miệng, xịt thơm miệng, kẹo cao su,…
Cách làm:
- Lá bạc hà rửa sạch, để ráo nước sau đó thêm nước xay nhuyễn, cho thêm 1 chút muối tinh vào rồi khuấy đều.
- Sử dụng dung dịch trên súc miệng từ 2- 3 lần/ngày, nên dùng sau khi ăn 30 phút. Để tăng hiệu quả, có thể pha thêm nước muối ấm để súc miệng.
- Kiên trì thực hiện trong vòng 3 tháng tình trạng hôi miệng vàng răng sẽ được cải thiện.
Muối ăn
Muối ăn là loại gia vị quen thuộc, có sẵn trong gian bếp của mỗi nhà. Muối có thể đánh bay mảng bám, loại bỏ vi khuẩn, khử mùi hôi miệng và làm răng trắng sáng vượt trội. Muối ăn chứa rất nhiều vitamin nhóm K nên rất an toàn khi sử dụng.
Cách làm:
- Hòa tan 1 thìa cà phê muối tinh với 500ml nước ấm.
- Dung dịch trên dùng để súc miệng hàng ngày. Nên sử dụng sau khi đánh răng để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám nhằm làm sạch khoang miệng.
Lưu ý: Chỉ nên súc miệng bằng nước muối ấm sau khi đánh răng. Tuyệt đối không được lạm dụng nước súc miệng vì nó có thể gây hại cho men răng và nướu răng. Người bệnh cũng có thể sử dụng kết hợp với chanh hoặc baking soda với liều lượng phù hợp để tăng hiệu quả làm trắng răng.
Dầu dừa
Dầu dừa là nguyên liệu được rất nhiều người sử dụng để làm trắng răng và chữa hôi miệng vì độ an toàn, lành tính và mang lại hiệu quả cao. Dầu dừa chứa nhiều acid lauric có thể loại trừ khuẩn liên cầu – vi khuẩn gây phá hủy men răng. Từ đó giúp ngăn chặn tình trạng hôi miệng vàng răng.
Ngoài ra, dầu dừa còn có khả năng gây ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại tại khoang miệng, giúp làm sạch vi khuẩn.
Cách làm:
- Sau khi chải răng vào buổi sáng và buổi tối, người bệnh hãy ngậm một thìa canh dầu dừa, lấy lưỡi đảo qua lại để dầu dừa trải đều khắp bề mặt răng và kẽ răng. Mỗi lần ngậm trong vòng 15- 20 phút.
- Sau khi nhổ bỏ nên súc miệng lại bằng nước ấm hoặc nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ dầu dừa còn bám lại trên bề mặt răng.
- Kiên trì sử dụng trong vòng 2 – 3 tháng, mùi hôi miệng và màu răng vàng sẽ được cải thiện.
Điều trị nha khoa
- Cạo vôi răng: Đây là một thủ thuật loại bỏ mảng bám cứng và vôi răng bám trên răng. Đây là nơi trú ẩn của vi khuẩn có thể gây hôi miệng.
- Lấy cao răng: để loại bỏ mảng bám và cao răng dưới nướu, tránh gây hôi miệng mãn tính.
- Điều trị sâu răng và bệnh nướu răng: Sâu răng và bệnh nướu răng có thể gây hôi miệng. Nha sĩ có thể điều trị các tình trạng này bằng trám, nhổ răng hoặc các phương pháp điều trị khác.
Phương pháp làm trắng răng
Cách làm trắng răng tại nhà
- Kem đánh răng làm trắng răng: Sử dụng kem đánh răng làm trắng răng có chứa chất mài mòn nhẹ có thể giúp loại bỏ mảng bám và làm sáng răng. Một số sản phẩm phổ biến mà bạn có thể tham khảo gồm Eucryl, Crest 3D White…
- Baking soda: Baking soda có tính kiềm nhẹ, giúp trung hòa axit trong miệng, làm sáng răng và loại bỏ mảng bám. Bạn chỉ cần trộn đều 1 muỗng cà phê baking soda với một ít nước để tạo thành hỗn hợp sệt. Sau đó nhúng bàn chải đánh răng vào hỗn hợp baking soda và chải răng nhẹ nhàng trong 2 phút rồi súc miệng lại với nước sạch.
- Nước chanh: Nước chanh có tính axit nhẹ có thể giúp làm sáng răng, tuy nhiên cần lưu ý sử dụng cẩn thận để tránh bào mòn men răng. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn hãy chà vỏ chanh lên răng trong 2 phút, sau đó súc miệng sạch với nước.
Cách làm trắng răng tại nha khoa
- Tẩy trắng răng bằng thuốc: Bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng thuốc tẩy trắng chuyên dụng để làm trắng răng nhanh chóng và hiệu quả. Phương pháp này đem đến hiệu quả nhanh chóng và có thể duy trì từ 1-2 năm.
- Miếng dán trắng răng: Miếng dán trắng răng chứa chất tẩy trắng có thể cải thiện màu răng. Sử dụng phương pháp này có thể đem lại hiệu quả duy trì từ 6-12 tháng.
- Veneer: Veneer là mặt sứ mỏng được dán lên bề mặt răng để che đi màu sắc ố vàng của răng. Cách này có thể duy trì màu răng từ 10-15 năm.
- Mão răng: Mão răng là chụp sứ bao phủ toàn bộ phần thân răng, được sử dụng cho trường hợp răng bị ố vàng nặng hoặc có nhiều khuyết điểm, có thể duy trì từ 10-15 năm.
Phòng ngừa hôi miệng và duy trì răng trắng
- Thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên để phòng ngừa hôi miệng.
- Khám nha khoa định kỳ để kiểm tra sức khỏe răng miệng, phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về răng miệng.
- Chú ý đến chế độ ăn uống, hạn chế các thực phẩm có mùi khó chịu.
- Duy trì lối sống lành mạnh, tránh xa thuốc lá và rượu bia.
Hiện nay, có rất nhiều cách trị hôi miệng và trắng răng, tuy nhiên người bệnh vẫn cần thăm khám trước khi quyết định phương pháp điều trị.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!