Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Đi Bộ Không?
- Người bị thoát vị đĩa đệm có thể đi bộ, và việc này thậm chí được khuyến khích để cải thiện triệu chứng và hỗ trợ quá trình điều trị.
- Tuy nhiên, cần tránh hoạt động như chạy bộ, có thể gây áp lực lớn và tăng nguy cơ gây hại cho xương khớp và đĩa đệm.
Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?
Người bị thoát vị đĩa đệm có thể đi bộ. Đi bộ nhẹ nhàng mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh như:
- Kích thích lưu thông máu: Giúp đưa oxy và dưỡng chất đến đĩa đệm, thúc đẩy phục hồi, cải thiện tê chân, tê tay.
- Kiểm soát cân nặng: Giảm áp lực lên cột sống, đẩy lùi triệu chứng bệnh.
- Thư giãn cơ bắp: Giảm đau nhức, tê bì, căng cứng cơ bắp.
- Đào thải độc tố: Phòng tránh bệnh lý về xương khớp.
- Tăng cường độ dẻo dai: Giúp hệ thống cột sống và các khớp khỏe mạnh.
Người bị thoái hóa đĩa đệm cần lưu ý gì khi đi bộ?
- Nên khởi động trước khi đi bộ để hạn chế nguy cơ bị tê cứng chân, bị chuột rút hay các chấn thương khác có thể xuất hiện
- Hãy bắt đầu với việc đi bộ chậm, thực hiện các quãng đường ngắn, khi sức khỏe ổn hơn thì mới tiếp tục các cung đường dài hơn
- Lựa chọn trang phục rộng rãi, thoải mái, thấm hút tốt để cơ thể được thoải mái khi luyện tập
- Chọn các loại giày bata đế mềm, loại chuyên được dùng để tập thể dục và đi bộ, có khả năng thoáng khí để tránh bị đau chân nhức mỏi, đặc biệt với những người cần đi bộ thường xuyên như người bị thoát vị đĩa đệm
- Nếu cảm thấy đau lưng bạn cũng có thể chọn cách chườm nóng, chườm lạnh hay thư giãn với nước ấm để cải thiện, không nên dùng thuốc
- Kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao phù hợp để kiểm soát các triệu chứng bệnh nhanh nhất