Giới thiệu
Tiến sĩ, Chuyên gia Tâm lý Nguyễn Thị Mai Hương hiện đang công tác tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tiến sĩ có hơn 15 năm kinh nghiệm trong việc đánh giá và tư vấn tâm lý học đường, đặc biệt là trẻ em gặp phải tình trạng rối loạn phát triển.
Về quá trình đào tạo, Tiến sĩ Nguyễn Thị Mai Hương tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm Tâm lý giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2006 sau đó tiếp tục học lên bậc Tiến sĩ chuyên ngành Tâm lý học. Song song đó, Tiến sĩ còn tham dự nhiều khóa tập huấn chuyên môn cả trong và ngoài nước nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, đa dạng hóa lĩnh vực điều trị.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Mai Hương có nhiều thế mạnh trong việc hướng dẫn kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục và bạo lực học đường, đánh giá tâm lý các vấn đề liên quan sức khỏe tâm thần, hỗ trợ giáo viên, phụ huynh về phương pháp dạy trẻ, tham vấn tâm lý cho nhóm học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Ngoài hoạt động khám và điều trị, Tiến sĩ còn là diễn giả của các buổi chia sẻ, tổ chức các lớp về giáo dục kỹ năng sống, thu hút và giúp ích rất nhiều cho các trường hợp trẻ vị thành niên, các bậc phụ huynh có nhu cầu trau dồi kiến thức nuôi dạy trẻ.
Đào tạo
- Đại học Sư phạm Hà Nội - Chuyên ngành: Tiến sĩ, chuyên ngành Tâm lý học - Từ 2020 Đến
- - Chuyên ngành: - Từ Đến
Kinh nghiệm làm việc
- - Vị trí công tác: - Từ Đến
Ấn phẩm nghiên cứu
Sách, báo, công trình nghiên cứu:
- Biên soạn giáo trình và sách tham khảo cho trường Đại học và THPT về lĩnh vực tâm lý học.
- Biên soạn các tài liệu tập huấn bồi dưỡng giáo viên các cấp về kỹ năng làm việc với học sinh từ cấp mầm non đến Trung học, Cao đẳng và Đại học.
- Biên soạn tài liệu tổ chức và hướng dẫn phương pháp đọc sách cho phụ huynh, trẻ em trong cộng đồng.
- Hoàn thành nghiên cứu “Thói quen đọc sách ở học sinh tiểu học”, Save the children.
- Biên soạn tài liệu đào tạo và giảng dạy giá trị sống – kỹ năng sống (các chương trình của UNICEF tại Việt Nam, Hội chữ thập đỏ Việt Nam, tổ chức ChildFund tại Việt Nam).
- Thiết kế và thực hiện giáo án với các chủ đề, nội dung, phù hợp đặc điểm lứa tuổi và điều kiện học tập và nhận thức khác nhau của người học.