Tiêu chuẩn: Nhân sự và Chuyên môn nhân sự
Nhân sự và chuyên môn nhân sự là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu tại Vietmec Group và luôn được Vietmec Group chú trọng phát triển. Chính vì vậy, tiêu chuẩn về nhân sự và chuyên môn nhân sự cũng được Vietmec Group xây dựng chuyên nghiệp đúng theo các tiêu chí của Quyết định số 1327/2002/QĐ-BYT về việc ban hành tiêu chuẩn thiết kế phòng khám đa khoa khu vực tiêu chuẩn ngành. Cụ thể như sau:
Yêu cầu chung:
- Bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, tất cả những người đăng ký hành nghề đều phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký hành nghề.
- Người hành nghề đã đăng ký hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác cùng thời gian làm việc thì không được đăng ký hành nghề cùng thời gian đó tại phòng khám khác.
- Người hành nghề phải có quyết định nghỉ việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cũ, hoặc quyết định cho phép làm ngoài giờ của cơ sở khám bệnh chữa bệnh đang hành nghề.
- Ưu tiên Bác sĩ có chứng chỉ hành nghề TP. Hồ Chí Minh có thời gian đăng ký hành nghề rõ ràng và quyết định thôi việc để đảm bảo việc nộp hồ sơ ban đầu nhanh gọn để tiến tới thẩm định cơ sở vật chất và thẩm định danh mục kỹ thuật nhanh lẹ.
Đối với người đứng đầu phòng khám (người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật)
- Là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với 1 trong các chuyên khoa của phòng khám.
- Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có thời gian trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng.
- Là người hành nghề toàn thời gian tại cơ sở.
- Có quyết định thôi việc tại nơi cũ.
Đối với nhân sự chuyên khoa còn lại (Mỗi chuyên khoa đều có một phụ trách):
- Đối với bác sĩ phụ trách chuyên khoa là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa đăng ký.
- Tất cả các bác sĩ phụ trách phòng chuyên khoa thuộc phòng khám đa khoa phải là người hành nghề toàn thời gian tại cơ sở
Đối với nhân sự điều dưỡng:
- Đối với phòng cấp cứu: Tối thiểu 1 điều dưỡng phòng cấp cứu có chứng chỉ học về cấp cứu cũng như biết về quy trình cấp cứu người bệnh
- Đối với phòng thủ thuật: tối thiểu 1 điều dưỡng phòng thủ thuật
- Đối với phòng lưu bệnh nhân: tối thiểu 1 điều dưỡng phòng lưu bệnh nhân
- Đối với khu vực khử khuẩn dụng cụ: tối thiểu 1 điều dưỡng phòng thanh trùng dụng cụ
Yêu cầu khác:
- Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các đối tượng khác làm việc trong cơ sở nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Căn cứ vào phạm vi hoạt động chuyên môn, văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đào tạo và năng lực của người hành nghề, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phân công người hành nghề được thực hiện các kỹ thuật chuyên môn bằng văn bản;
- Kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học được đọc và ký kết quả xét nghiệm. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có bác sĩ chuyên khoa xét nghiệm hoặc kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học thì bác sĩ chỉ định xét nghiệm đọc và ký kết quả xét nghiệm;
- Cử nhân X-Quang có trình độ đại học được đọc và mô tả hình ảnh chẩn đoán. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc bác sĩ X-Quang thì bác sĩ chỉ định kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đọc và ký kết quả chẩn đoán hình ảnh;
- Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần phải cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh thì được phép thực hiện các hoạt động theo phân công của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (kỹ sư vật lý y học, kỹ sư xạ trị, âm ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu và các đối tượng khác), việc phân công phải phù hợp với văn bằng chuyên môn của người đó.