Khối u ở vú
Các khối u ở vú xảy ra vì nhiều lý do khác nhau. Các cục u có thể cứng, mịn, mềm hoặc tròn. Trong hầu hết các trường hợp, khối u ở vú là u lành và không dẫn đến ung thư. Điều trị khối u vú phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, trong đó một số trường hợp cũng không cần điều trị.
Định nghĩa
Khối u ở vú là khối u hình thành bên trong vú. Các loại u vú khác nhau có thể có hình dáng và triệu chứng khác nhau.
Bạn có thể nhận thấy:
- Một cục u riêng biệt với các cạnh được cắt rõ ràng.
- Một vùng cứng bên trong vú.
- Một vùng dày hơn, hơi nhô lên ở vú, khác với các mô xung quanh.
Bạn cũng có thể thấy những thay đổi khác trên cơ thể, bao gồm:
- Một vùng da đã thay đổi màu sắc hoặc chuyển sang màu đỏ hoặc hồng.
- Da lõm xuống.
- Da bị rỗ, có kết cấu trông giống như vỏ cam.
- Sự thay đổi kích thước của một bên vú khiến nó lớn hơn bên kia.
- Núm vú thay đổi, chẳng hạn như thụt vào trong hoặc tiết ra chất lỏng.
- Đau hoặc căng vú kéo dài hoặc có thể bị đau sau kỳ kinh.
- Khối u ở vú có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vú. Đó là lý do tại sao bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra càng sớm càng tốt. Ưu điểm là hầu hết các khối u ở vú đều lành tính. Điều đó có nghĩa là chúng không phải do ung thư gây ra.
Nguyên nhân
Khối u vú có thể được gây ra bởi:
- Ung thư vú.
- U nang vú.
- U xơ tuyến.
- Vú xơ.
- U nhú nội ống.
- Lipoma.
- Chấn thương vú do va đập, phẫu thuật vú hoặc các lý do khác.
- Viêm vú.
Chăm sóc tại nhà
Khi phát hiện ra có khối u bất thường ở vú, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra xem đó là u lành hay u ác tính. Một số biện pháp cải thiện sức khỏe tại nhà bạn nên áp dụng trong thời gian này đó là:
- Ăn uống điều độ, nên ăn nhiều rau củ quả, hạn chế đồ ăn dầu mỡ, cay nóng, nội tạng động vật, chất kích thích....
- Tập luyện thể dục thể thao cường độ thích hợp để cơ thể khỏe mạnh.
- Ngủ sớm, thức dậy sớm, sinh hoạt điều độ.
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, áp lực, lo âu.
- Uống thuốc đầy đủ do bác sĩ kê đơn.
- Nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ 3 tháng 1 lần.
Khi nào đi khám bác sĩ?
Hẹn khám bác sĩ để kiểm tra khối u ở vú nếu có những dấu hiệu như:
- Khối u còn mới và có cảm giác chắc chắn hoặc cố định.
- Khối u không biến mất sau 4 đến 6 tuần hoặc nó đã thay đổi về kích thước hoặc cảm giác.
- Bạn nhận thấy những thay đổi về da trên ngực như đóng vảy, lõm xuống, nhăn nheo hoặc thay đổi màu sắc, bao gồm cả màu đỏ và hồng.
- Chất lỏng chảy ra từ núm vú, có thể có lẫn máu.
- Núm vú bị tụt vào trong.
- Có một khối u mới ở nách và nó đang ngày càng to hơn.
Câu hỏi thường gặp
Câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng u vú:
Chẩn đoán khối u ở vú bằng cách nào?
Tại bệnh viện hoặc phòng khám vú bác sĩ sẽ chẩn đoán khối u ở vú bằng cách: 1
- Khám vú.
- Chụp X-quang tuyến vú.
- Siêu âm
- Sinh thiết.
Những xét nghiệm này thường được thực hiện trong cùng một lần thăm khám. Bạn thường sẽ được thông báo kết quả trong cùng ngày, mặc dù kết quả sinh thiết mất nhiều thời gian hơn – bạn có thể phải đợi khoảng một tuần.
Khối u vú có gây ung thư không?
Khoảng 20% các khối u ở vú là ung thư. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng thông thường chúng là u nang hoặc u xơ tuyến và không phải là ung thư. Một số khối u xuất hiện và biến mất trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. 2
Đàn ông có thể bị u vú không?
Có. Đàn ông có thể bị đau ngực, thường có khối u dưới núm vú. Đôi khi nó xảy ra ở một bên vú nhưng thường xảy ra ở cả hai bên. Tình trạng này không phải ung thư được gọi là gynecomastia.