Nhổ Răng Khôn

Tổng quan

Nhổ răng khôn là thủ thuật nha khoa phổ biến đối với các trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây đau nhức, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Do đó, có nên nhổ răng khôn không, chi phí và địa chỉ thực hiện uy tín là những vấn đề được nhiều người quan tâm.

Tổng quan

Nhổ răng khôn là nhổ đi răng số 8, thường mọc cuối cùng khi chúng ta đã trường thành, trên 18 tuổi. Không phải tất cả các trường hợp đều phải nhổ bỏ răng số 8. Các bác sĩ sẽ khuyên bạn bảo tồn răng trong các trường hợp sau:

  • Răng khôn mọc bình thường, không gây đau nhức hay ảnh hưởng đến các răng khác.
  • Răng số 8 có liên quan mật thiết đến dây thần kinh quan trọng hoặc xoang hàm. Các trường hợp này nếu nhổ bỏ rất dễ gây biến chứng nguy hiểm.

Tuy nhiên, vì mọc khi khuôn hàm đã ổn định nên thường không đủ chỗ để răng số 8 mọc bình thường. Do đó, dễ xảy ra tình trạng mọc lệch, mọc chèn vào răng bên cạnh gây đau nhức, sưng tấy.

Theo đó, bạn cần nhổ bỏ răng số 8 trong các trường hợp sau đây:

Răng số 8 mọc lệch gây đau nhức cần nhổ bỏ
Răng số 8 mọc lệch gây đau nhức cần nhổ bỏ

  • Răng mọc lệch, gây đau nhức, ảnh hưởng đến các răng bên cạnh, gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Răng khôn mọc gây nhiễm trùng lời, u nang, nhiễm trùng, viêm nha chu tái diễn.
  • Răng mọc thẳng nhưng không có khớp cắn, răng mọc dài chạm vào hàm đối diện gây cản trở hoạt động nhai thức ăn.
  • Răng khôn bị sâu hoặc viêm cần nhổ bỏ.

Tại sao nó được thực hiện

Răng khôn thường không có chức năng nhai thức ăn vì nằm quá sâu trong hàm. Việc việc sinh răng số 8 khó hơn so với các răng khac, dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Trong một số trường hợp, răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, mọc kẹt hoặc mọc không đủ chỗ, gây ra nhiều vấn đề như đau nhức, viêm nhiễm, nhiễm trùng, ảnh hưởng đến các răng lân cận. Khi đó, cần phải nhổ răng khôn để tránh những biến chứng nghiêm trọng.

Có nhiều lý do cần nhổ răng khôn, bao gồm:

  • Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, mọc kẹt, không đủ chỗ, gây đau nhức, viêm nhiễm, nhiễm trùng: Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, mọc kẹt, không đủ chỗ sẽ khó vệ sinh, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ, gây viêm nhiễm, nhiễm trùng. Viêm nhiễm răng khôn có thể gây đau nhức dữ dội, sưng tấy, sốt,... Nếu không được điều trị kịp thời, viêm nhiễm có thể lan sang các mô xung quanh, thậm chí gây nhiễm trùng máu.

  • Răng khôn mọc gây ảnh hưởng đến các răng lân cận: Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, mọc kẹt có thể gây xô lệch, tiêu xương, sâu răng các răng lân cận. Điều này có thể dẫn đến mất răng sớm.

  • Răng khôn mọc gây ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm: Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm có thể chèn ép vào khớp thái dương hàm, khiến người bệnh khó há miệng, nhai, nói.

  • Răng khôn mọc gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm có thể khiến hàm răng bị xô lệch, mất cân đối, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Nguy cơ

Dù được thực hiện bằng công nghệ hiện đại, nhưng nếu không được chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi nhổ răng, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng sau:

  • Viêm ổ răng và nhiễm trùng: Viêm ổ răng là tình trạng nhiễm trùng xảy ra tại vị trí vừa nhổ răng. Triệu chứng thường gặp là đau, sưng, chảy mủ, sốt,... Nguyên nhân là do người bệnh không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, để thức ăn thừa mắc lại trong ổ răng.
  • Nhiễm trùng máu: Nhiễm trùng máu là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi vi khuẩn từ ổ răng bị viêm lan vào máu. Triệu chứng là sốt cao, rét run, mạch nhanh,...
  • Tổn thương dây thần kinh: Tổn thương dây thần kinh là biến chứng hiếm gặp nhưng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Triệu chứng là tê, ngứa, yếu cơ ở vùng răng, môi, lưỡi,...

Thực hiện

Hiệu quả và độ an toàn khi nhổ răng khôn phụ thuộc rất lớn vào quy trình thực hiện. Do đó, các bước tiến hành nhổ răng khôn cần tuân thủ như sau:

  • Khám và chụp X-quang răng: Đây là bước quan trọng trong quy trình nhổ răng không. Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chụp X-quang nhằm xác định vị trí, hướng mọc để có cơ sở chỉ định những bước tiếp theo. Bên cạnh đó, bạn cũng được làm các xét nghiệm để đảm bảo an toàn khi nhổ răng.
  • Sát khuẩn và vệ sinh khoang miệng: Khi được chỉ định nhổ bỏ răng, các bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch khoang miệng bằng dung dịch chuyên dụng. Bước này giúp loại bỏ vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng trong quá trình nhổ răng.

Thăm khám và vệ sinh khoang miệng đóng vai trò đảm bảo an toàn khi nhổ răng số 8
Thăm khám và vệ sinh khoang miệng đóng vai trò đảm bảo an toàn khi nhổ răng số 8

  • Gây tê tại chỗ: Gây tê vùng lợi xung quanh răng cần nhổ để giảm cảm giác đau nhức và giúp người bệnh yên tâm, thoải mái hơn.
  • Nhổ răng khôn: Trường hợp răng khôn đã mọc lên, bác sĩ sẽ trực tiếp nhổ bỏ nhanh chóng. Ở các trường hợp phức tạp hơn, răng mọc ngầm trong xương hoặc chưa mọc hết, nha sĩ sẽ phải rạch lợi để lấy răng ra ngoài.
  • Khâu lợi: Sau khi đã hoàn toàn loại bỏ răng số 8, các bác sĩ nha khoa sẽ khâu vết thương, cầm máu và làm sạch lại khoang miệng.
  • Chăm sóc và tái khám: Bước cuối cùng trong quá trình nhổ răng khôn là chăm sóc răng miệng tại nhà và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn cũng cần tái khám theo lịch hẹn của nha sĩ để đảm bảo không gặp biến chứng sau khi nhổ răng.
Chuyên sâu
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android