Viêm Chân Răng
Viêm chân răng là một trong những bệnh lý răng miệng phổ biến do thói quen giữ gìn vệ sinh kém. Bệnh thường gây nên những cơn đau âm ỉ, khó chịu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như tính thẩm mỹ của khuôn miệng. Để xác định nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý bệnh tận gốc, các bạn cần tham khảo thêm thông tin hữu ích qua bài viết dưới đây của chúng tôi.
Định nghĩa
Viêm chân răng là bệnh lý răng miệng thường xảy ra ở những người có thói quen ăn uống thiếu khoa học và vệ sinh kém. Viêm chân răng có thể chia thành 2 loại chính như sau:
- Viêm chân răng mãn tính: Các cơn đau do viêm quanh chân răng gây nên có sự lan tỏa, lặp đi lặp lại và thường sẽ kéo dài.
- Bệnh viêm chân răng cấp tính: Các cơn đau này gây nên những cơn đau dữ dội trong một thời điểm nhất định.
Viêm chân răng thực chất là một giai đoạn muộn của tình trạng viêm lợi. Nếu người bệnh chủ quan với những biểu hiện đơn giản ban đầu thì bệnh sẽ trở nặng và có thể dẫn tới tình trạng tiêu xương, tụt lợi, răng bị lung lay hàng loạt, áp xe quanh răng, thậm chí là mất răng vĩnh viễn.
Hình ảnh
Triệu chứng
Biểu hiện của bệnh viêm quanh chân răng giai đoạn đầu (viêm lợi)
- Lợi bị sưng tấy, đau nhức khó chịu.
- Chảy máu lợi khi đánh răng hoặc khi ăn uống, có thể tự nhiên chảy máu mà không cần tác động gì.
- Miệng có mùi hôi.
- Cảm giác ngứa nặng, bứt rứt chân răng.
Dấu hiệu viêm chân răng giai đoạn muộn
- Áp xe, mưng mủ tại các chân răng.
- Đau nhức vùng lợi quanh răng.
- Răng lung lay.
- Vùng lợi quanh răng mềm, bị viêm đỏ (có thể có hoặc không tùy người).
- Chảy máu chân răng.
- Răng bị tụt lợi dài ra, nặng hơn có thể cảm thấy buốt tủy do tụt lợi quá nhiều.
- Rụng răng.
Nguyên Nhân
Viêm quanh chân răng là tình trạng các tổ chức quanh răng bị phá hủy, bao gồm cả lợi, xương ổ răng và hệ thống dây chằng quanh răng do tình trạng viêm nhiễm mãn tính, cấp tính gây ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm chân răng gồm có:
- Sâu răng không được điều trị sớm, vi khuẩn từ mô răng sâu trực tiếp gây ra tình trạng viêm nướu.
- Cao răng, mảng bám đóng quanh răng lâu ngày không được làm sạch khiến vi khuẩn tấn công và phá hoại tổ chức nha chu.
- Người bệnh bị viêm lợi nhưng không được điều trị dứt điểm.
- Thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày không tốt hoặc không đúng cách, dẫn đến đồn đọng thức ăn, mảng bám, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển trong khoang miệng và gây bệnh.
- Phụ nữ trong giai đoạn mang thai có nội tiết tố suy giảm, hormone thay đổi khiến hệ miễn dịch kém, dễ mắc bệnh nướu răng, viêm kẽ chân răng, viêm chóp chân răng,...
- Thói quen hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích quá nhiều mỗi ngày cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm chân răng.
- Được biết nước bọt có công dụng làm sạch mảng bám, vi khuẩn tích tụ trên răng. Nếu người bệnh sử dụng một số loại thuốc gây giảm tuyến nước bọt sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn dễ dàng tấn công gây viêm nhiễm quanh răng.
Biến chứng
Bên cạnh việc gây ra các triệu chứng đau nhức, khó chịu ở trên, viêm quanh chân răng nếu không được điều trị sớm có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, một trong số đó không thể không kể đến như:
- Tụt lợi, tiêu xương hàm khiến các răng bị dài ra: Viêm chân răng nếu khoogn được chữa trị sớm sẽ dẫn tới hậu quả tiêu xương, tụt lợi khiến các chân răng bị lộ khỏi xương. Những chiếc răng này sẽ nhanh chóng yếu đi và gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ cũng như khả năng ăn nhai của người bệnh.
- Lung lay răng, mấy răng hàng loạt: Tình trạng viêm nhiễm sẽ tấn công vào các tổ chức quanh răng và gây tiêu xương, tụt lợi dẫn tới mất răng. Nếu không được chữa trị, tình trạng này sẽ tiếp tục lan tới các răng còn khỏe mạnh và tấn công phá hủy những răng này.
- Nguy cơ sinh non ở phụ nữ mang thai: Tác nhân chính gây bệnh về chân răng là di vi khuẩn có hại có tên là P.gingivalis. Vi khuẩn này phát triển và di chuyển từ khoang miệng vào nhau thai khiến nồng độ sinh lý trong dịch ối, gây chuyển dạ sớm và khiến thai phụ có thể sinh non. Vì vậy khi phụ nữ mang thai cần thận trọng với những biểu hiện đầu tiên của bệnh để có hướng điều trị sớm, tránh ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Các bệnh lý về răng miệng thường có ảnh hưởng xấu đến khả năng kiểm soát đường huyết. Viêm nha chu chân răng cũng vậy, chúng có thể làm tăng nguy cơ biến chứng của tiểu đường và khiến cho tiểu đường type 1, 2 dễ xuất hiện hơn.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Có không ít công trình nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, bệnh viêm quanh chân răng và bệnh tim mạch có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bởi, viêm chân răng khiến protein phản ứng C tăng lên, mà khi protein phản ứng C tăng lên sẽ ảnh hưởng xấu tới bệnh tim.
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng máu: Các vi khuẩn có hại thường chỉ sống giới hạn trong khoang miệng. Khi bị viêm chân răng, những loại vi khuẩn này có thể theo các vị trí bị tổn thương đi vào trong máu và gây nhiễm trùng máu.
Phòng ngừa
Nhằm hạn chế và ngăn chặn viêm chân răng phát sinh, các bác sĩ nha khoa đều khuyến khích bệnh nhân nên chăm sóc răng miệng bằng cách rèn luyện những thói quen đơn giản sau:
- Vệ sinh răng miệng bằng cách sử dụng tăm nước, chỉ nha khoa hàng ngày, đánh răng sau khi ăn 30 phút bằng bàn chải lông mềm theo chiều dọc hoặc xoay tròn.
- Thường xuyên đến nha sĩ thăm khám định kỳ 6 tháng/lần. Nếu các bạn bị bệnh về nướu - lợi thì cần chủ động tới nha khoa thăm khám thường xuyên hơn.
- Cạo vôi răng định kỳ để ngăn ngừa vi khuẩn hình thành cũng như hạn chế hình thành viêm nhiễm. Tốt nhất mọi người nên lấy vôi răng khoảng 3 - 6 tháng/lần.
- Không tự ý dùng thuốc làm trắng răng hay các thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc chữa viêm nướu mà chưa tham khảo ý kiến của nha sĩ.
- Nếu có thể bạn cần bỏ hẳn thuốc lá và hạn chế sử dụng thức uống có cồn, có ga.
- Hạn chế làm việc quá sức, căng thẳng quá độ có thể khiến bệnh răng miệng trở nên tồi tệ, khó điều trị. Do căng thẳng sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể khó chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là vitamin C, vitamin K và canxi để giúp răng và nướu khỏe mạnh hơn.
Biện pháp điều trị
Để tránh những tổn thương nguy hiểm do bệnh viêm chân răng đối với sức khỏe, người bệnh cần có tìm hiểu các phương pháp điều trị bệnh sớm và dứt điểm để hạn chế tối đa những mối đe dọa trên.
Thuốc Tây trị viêm quanh chân răng
Khi bị viêm chân răng, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc bôi hoặc các loại thuốc Tây kháng sinh giúp tiêu viêm, tiêu sưng, giảm đau như:
Nhóm thuốc kháng sinh: Thường là Macrolid, Beta-lactam,... được sử dụng khá phổ biến trong điều trị các bệnh lý về răng miệng. Chúng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn cực kỳ hiệu quả nhất là đối với những trường hợp bệnh đã trở nặng.
- Nhóm thuốc corticosteroid: Gồm có Prednisolon, Dexamethason,... điều trị hiệu các các triệu chứng khi bị sưng, viêm đỏ, đau răng và giúp kháng viêm mạnh.
- Thuốc kháng viêm non-steroid: Gồm có Ibuprofen, Diclophenac, Meloxicam,... làm giảm nhanh chóng các triệu chứng sưng, viêm và đau nhức. Chú ý, nhóm thuốc này không nên sử dụng cho những người có tiền sử viêm loét dạ dày.
- Nhóm thuốc giảm đau: Phổ biến là Aspirin, Paracetamol,... được dùng để giảm nhanh các triệu chứng đau nhức do chân răng bị viêm nhiễm gây nên. Không sử dụng thuốc giảm đau Aspirin cho các trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, dễ bị chảy máu.
Trên đây là những nhóm thuốc Tây có thể sử dụng trong điều trị bệnh chân răng bị viêm. Mặc dù vậy, người bệnh vẫn cần tới khám tại các phòng khám nha khoa uy tín để được bác sĩ tư vấn và kê đơn thuốc phù hợp.
Người bệnh không tự ý mua thuốc sử dụng tùy tiện để tránh gặp rủi ro đáng tiếc. Được biết, chi phí chữa sưng chân răng chỉ từ 200.000 - 300.000 đồng với người lớn, 100.000 đồng với trẻ em.
Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng một số loại nước súc miệng chuyên dụng để giúp làm sạch, vệ sinh răng miệng hiệu quả hơn. Hầu hết trong các loại nước súc miệng chuyên dụng hiện nay đều có chứa các chất kháng khuẩn như: Hexetidine, Chlorhexidine, Chlorine Dioxide In gluconat,... có khả năng loại bỏ vi khuẩn, mảng bám khỏi khoang miệng.
Cách trị bằng mẹo dân gian
Với những trường hợp bị viêm chân răng nhẹ và chưa thể tới nha khoa thăm khám, bạn có thể sử dụng một số mẹo dân gian để cải thiện tình trạng này tại nhà như sau:
Sử dụng gừng tươi chữa viêm chân răng
Trong Đông y, gừng có vị cay, tính nóng, có công dụng ôn trung, tán hàn, giải độc, tiêu đờm, tiêu sưng, giảm viêm, giảm đau hiệu quả. Do đó, người bệnh viêm quanh chân răng có thể dùng gừng để chữa bệnh răng miệng bằng các cách sau đây:
- Cách 1: Lấy một củ gừng tươi rửa sạch, đập dập rồi cho miếng gừng vừa đập vào cắn chặt tại vị trí răng bị tổn thương, tinh chất của gừng sẽ tiết ra và làm dịu cơn đau, làm giảm sưng viêm. Khi không thấy cay nữa, bạn nhả ra và lấy miếng gừng khác thay thế. Hãy lặp đi, lặp lại cách trên 4 - 5 lần/ngày.
- Cách 2: Gừng sau khi rửa sạch, đem đi thái sợi rồi đun với nước sôi trong 15 - 20 phút. Lấy nước vừa đun để súc miệng hàng ngày vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
- Cách 3: Dùng gừng tươi hoặc gừng đã phơi khô pha nước uống 3 lần/ngày sẽ có tác dụng tốt cho bệnh lý về răng. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng cách này vì gừng có thể khiến cơ thể bị nóng.
Dùng lá lốt trị viêm nhiễm chân răng
Lá lốt có mùi thơm, vị cay, tính ấm, có tác dụng tán hàn, ôn trung, hạ khí, chỉ thống,... Đặc biệt trong rễ cây lá lốt có chứa Benzyl Axetat - một dưỡng chất tự nhiên có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, tiêu viêm, giảm sưng cực tốt. Do vậy mà dân gian thường sử dụng lá lốt để chữa bệnh lý về răng miệng.
Các bạn có thể sử dụng lá lốt chữa bệnh viêm nhiễm chân răng nhẹ theo các cách sau:
- Cách 1: Lấy 1 nắm lá lốt đun sôi, sau đó giã cùng một chút nước và muối tinh. Để nước đun lá lốt nguội, rồi gạn lấy nước để sử dụng súc miệng. Bạn súc miệng bằng hỗn h[j này khoảng 4 - 5 lần/ngày, mỗi lần 5 - 7 phút.
- Cách 2: Lấy rễ lá lốt rửa sạch, giã nát rồi cho thêm 1 chút muối, gạt lấy nước cốt rồi sử dụng tăm bông chấm vào chỗ chân răng bị đau. Hoặc bạn có thể ngậm trực tiếp hỗn hợp này trong vòng 2 tới 3 phút rồi súc miệng lại bằng nước muối pha loãng. Thực hiện liên tục 2 - 3 lần/ngày trong khoảng 1 tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Cách 3: Sắc 1 nắm lá lốt cùng nước, muối trắng rồi gạt lấy nước, súc miệng 4-5 lần/ngày.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm cách trị đau nhức răng do viêm chân răng gây ra bằng cách sử dụng túi trà, nước muối + chanh, rau sam, tỏi, cây cỏ xước, mật ong,... Những phương pháp dân gian này đều có cách sử dụng đơn giản mà hiệu quả mang lại khá cao, hơn nữa lại giúp bạn có thể tiết kiệm một phần chi phí nhất định.
Điều trị tại nha khoa
Với những tình trạng bệnh lý viêm chân răng đã chuyển biến quá nặng, chân răng có mủ thì các bạn cần tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và đưa ra các phương án điều trị phù hợp.
Tại nha khoa bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng cho bạn, đồng thời giúp bệnh nhân xử lý các vết thương, ổ viêm mủ và kê đơn thuốc phù hợp để bạn sử dụng. Bệnh nhân sẽ cần lui tới nha khoa một vài buổi cho tới khi bệnh tình thuyên giảm hoặc khỏi hẳn.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Bên cạnh việc tìm hiểu các phương pháp điều trị bệnh viêm quanh chân răng, bạn cũng cần quan tâm tới chế độ ăn uống để bảo vệ và ngăn ngừa tình trạng bệnh phát triển nặng hơn.
Thực phẩm nên ăn
- Rau, củ, quả chứa nhiều vitamin C như cam, bưởi, dâu tây, bắp cải, mướp đắng, cải thìa,... là những thực phẩm có tác dụng cực tốt trong việc tăng khả năng đề kháng và chữa lành vết thương. Người bệnh cố gắng sử dụng các thực phẩm này trong vòng nửa tháng sẽ có tác dụng đáng kể.
- Thực phẩm chức axit lactic có trong các loại đồ ăn lên men như bánh bao, sữa chua, bánh mì,... Chúng có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn có hại và mang lại hiệu quả chữa bệnh răng miệng. Từ đó, giúp hệ miễn dịch trong cơ thể hoạt động tốt hơn.
- Thực phẩm chứa nhiều đạm, vitamin A như đồ ăn từ trứng, thịt , sữa, gan động vật, rau chân vịt, rau dền,... rất tốt cho răng miệng và giúp cung cấp nhiều dưỡng chất giúp nướu, răng chắc khỏe hơn.
Thực phẩm nên kiêng
- Người bệnh không nên sử dụng chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá, trà,.. vì dễ khiến tình trạng chân răng bị viêm trở nặng hơn.
- Các thực phẩm cay, nóng, lạnh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị cũng cần hạn chế sử dụng.
- Nước có ga, bánh, kẹo, đồ ăn quá dai, quá cứng, dễ vỡ vụn nên hạn chế sử dụng khi đang bị bệnh lý về răng miệng.
Viêm chân răng là bệnh lý phổ biến và dễ dàng điều trị nếu được phát hiện và xử lý kịp thời. Vậy nên để tiết kiệm chi phí, thời gian điều trị cũng như tránh làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, bạn nên tới nha sĩ để thăm khám, theo dõi tình trạng răng miệng thường xuyên. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích, đồng thời giúp bạn bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình tốt nhất.
Câu hỏi thường gặp
Khi bị đau răng bạn có thể uống Panadol để giảm đau tạm thời. Thành phần Paracetamol sẽ giúp đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm, tiêu diệt các vi khuẩn gây hại trong khoang miệng nhờ vậy mà cơn đau răng sẽ biến mất nhanh chóng.
Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến liều lượng, không nên tự ý sử dụng quá 4 liều/ngày (tương đương với 4000mg/ngày). Panadol nên được dùng sau ăn khoảng 30 phút, dùng thuốc bằng nước ấm để tăng hiệu quả giảm đau răng.
Xem chi tiết- Chuyên gia
- Cơ sở