Cách Trị Ê Buốt Răng

cách trị ê buốt răng dân gian an toàn

Có rất nhiều nguyên nhân có thể làm khởi phát tình trạng ê buốt răng. Trong đó chủ yếu là do các bệnh lý răng miệng như: Sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy, áp xe răng hay mọc răng khôn.

Ngoài ra, không ít trường hợp cũng gặp phải tình trạng ê buốt răng do sở hữu hàm răng nhạy cảm. Khi ăn các loại thực phẩm dai cứng và đồ uống nóng, lạnh thì ngay lập tức họ sẽ xuất hiện cảm giác ê buốt tại răng, rất khó chịu.

Ê buốt răng dù khởi phát do nguyên nhân nào cũng cần điều trị dứt điểm
Ê buốt răng dù khởi phát do nguyên nhân nào cũng cần điều trị dứt điểm

Cho dù ê buốt răng khởi phát do nguyên nhân nào thì việc điều trị dứt điểm cũng luôn là vấn đề cần thiết và cấp bách. Về mặt nguyên tắc, bạn cần phải được thăm khám nha sĩ để có hướng khắc phục phù hợp. Tuy nhiên, trong trường hợp chưa thể khám được ngay, một số cách trị ê buốt răng dân gian hoàn toàn có thể được áp dụng tại nhà để giảm cảm giác khó chịu tức thời.

Sau đây là 12 cách trị ê buốt răng dân gian an toàn, hiệu quả nhanh chóng mà bạn nên áp dụng tại nhà:

Súc miệng nước trà xanh

Trà xanh rất giàu chất chống oxy hóa nên sở hữu khả năng chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả. Không chỉ vậy, trong loại lá này còn chứa hàm lượng lớn allicin và fluor. Đây là hai hoạt chất cực tốt cho sức khỏe răng miệng, có khả năng làm giảm ê buốt nhanh chóng.

Bên cạnh đó, hoạt chất lactic chứa trong trà xanh còn có giúp ngăn ngừa các chất hòa tan canxi trên răng. Từ đó tình trạng mài mòn men răng được đẩy lùi đáng kể. Như vậy, súc miệng bằng nước trà xanh là một trong những cách trị ê buốt răng dân gian hiệu quả mà bạn nên áp dụng.

Cách thực hiện:

  • Lấy một nắm lá trà xanh tươi, nhặt bỏ lá sâu, lá vàng úa rồi rửa sạch.
  • Cho lá trà xanh vào ấm, thêm một ít muối và lượng nước vừa đủ sau đó bật lựa đun sôi.
  • Đợi nước trà nguội bớt thì dùng để súc miệng mỗi ngày 2 – 3 lần. Chú ý, mỗi lần súc miệng cần kéo dài khoảng 1 – 2 phút.

Súc miệng nước muối

Nước muối có tính sát khuẩn cao, rất thích hợp để súc miệng hàng ngày để tiêu diệt các vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Bên cạnh đó, đây cũng là cách làm giảm tình trạng răng ê buốt hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Tự pha nước muối theo tỉ lệ 1 lít nước đun sôi để nguội pha với 9g. Với cách làm này, ta sẽ có dung dịch nước muối có nồng độ nồng độ 0,9% để súc miệng ngày 3 lần vào các buổi sáng, trưa và tối sau ăn.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý mua tại hiệu thuốc mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 30 – 60 giây.

Chú ý: Bạn có thể tự pha nước muối để súc miệng tại nhà hoặc dùng nước muối sinh lý pha sẵn được bày bán tại các hiệu thuốc. Tuy nhiên, việc tính toán tỉ lệ các thành phần không chính xác, hoàn toàn có thể khiến cơ thể bị thừa muối nếu áp dụng cách này lâu dài. Do đó, tốt nhất, bạn nên mua nước muối sinh lý bán sẵn để sử dụng.

Đinh hương

Hoạt chất eugenol được tìm thấy trong đinh hương cao gấp 20 lần so với các thảo dược khác. Trong khi đó, đây là một chất kháng khuẩn mạnh, sở hữu khả năng gây tê, giảm ê buốt, giảm đau cực tốt.

Trên thực tế, đinh hương không chỉ được có tác dụng giảm ê buốt trong dân gian, mà còn trở thành thành phần của nhiều loại kem đánh răng. Bởi vậy, bạn nên áp dụng loại nguyên liệu này đúng cách để có một hàm răng khỏe mạnh hơn.

Cách trị ê buốt răng dân gian bằng nụ đinh hương được khá nhiều người áp dụng
Cách trị ê buốt răng dân gian bằng nụ đinh hương được khá nhiều người áp dụng

Cách thực hiện:

  • Sử dụng bột đinh hương: Trộn đều bột đinh hương với dầu oliu theo đúng tỉ lệ 1:2. Dùng hỗn hợp trên đắp lên răng khoảng 10 phút rồi súc miệng sạch lại với nước. Thực hiện cách này mỗi ngày 2 – 3 lần để có hiệu quả giảm ê buốt răng tốt.
  • Sử dụng nụ đinh hương: Nhai nát nụ đinh hương và ngậm trong khoảng 5 – 10 phút, sau đó nhổ bỏ. Tinh dầu tiết ra từ nụ đinh hương sẽ giúp làm dịu cảm giác ê răng.
  • Dùng tinh dầu đinh hương: Nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu đinh hương vào tăm bông rồi dùng vật dụng này chấm trực tiếp lên răng bị.

Rượu cau

Theo quan niệm dân gian, bạn hoàn toàn có thể ngâm hạt cau với rượu để phòng chống các bệnh răng miệng. Nguyên nhân là do cau có tính kháng khuẩn, chống viêm rất tốt còn rượu có khả năng sát khuẩn cao. Sự kết hợp của rượu và cau đã tạo nên khả năng diệt khuẩn, chống viêm cực tốt để chữa trị và phòng ngừa các bệnh răng miệng, trong đó có ê răng.

Cách dùng cau tươi trị ê buốt răng:

  • Lấy lượng cau tươi vừa đủ rửa sạch, để ráo nước.
  • Bổ dọc quả cau, tách lấy hạt rồi bổ đôi phần hạt.
  • Cho hạt cau vào bình thủy tinh đã rửa sạch và đổ thêm nước theo tỉ lệ: 1kg cau + 3 lít rượu.
  • Đậy nắp kín bình thủy tình, sau 30 – 40 ngày là có thể sử dụng để súc miệng mỗi ngày.

Cách dùng cau khô trị ê buốt răng:

  • Cau tươi rửa sạch, tách lấy hạt rồi bổ đôi hạt cau.
  • Hạt cau đem phơi khoảng 2 nắng rồi co lên chảo đảo khoảng 3 – 4 phút với lửa nhỏ.
  • Cho hạt cau khô vào bình thủy tinh, đổ thêm rượu với tỉ lệ 1kg hạt cau và 8 lít rượu.
  • Đậy kín nắp bình thủy tinh, sau 50 ngày là có thể sử dụng để súc miệng mỗi ngày.

Chú ý: Đối với cả hai hỗn hợp rượu cau trên, để trị ê buốt răng, bạn chỉ cần ngậm mỗi lần khoảng 10 phút, thực hiện đều đặn ngày 2 – 3 lần.

Sử dụng lá bàng non

Các nghiên cứu đã tìm thấy trong lá bàng non có chứa rất nhiều hoạt chất có tác dụng diệt khuẩn tốt, trong đó nổi bật là Flavonoid, Punicalagin, Punicalin, Tercatin, Phytosterol, Saponin. Vì vậy, loại lá này có khả năng trị các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm lợi. Đáng chú ý, đây cũng chính là các nguyên nhân chủ yếu gây buốt răng.

Trong lá bàng non có chứa rất nhiều hoạt chất có tác dụng diệt khuẩn tốt
Trong lá bàng non có chứa rất nhiều hoạt chất có tác dụng diệt khuẩn tốt

Cách thực hiện:

  • Lá bàng non rửa sạch sau đó để ráo nước.
  • Giã nát lá bàng với một ít muối trắng rồi chắt lấy nước cốt.
  • Pha 1 ly nước ấm với nước cốt lá bàng non rồi dùng để súc miệng.
  • Súc miệng nước lá bàng non khoảng 1 – 2 phút để trị ê buốt răng, sau đó nhổ bỏ, áp dụng mỗi ngày 2 – 3 lần.

Đắp tỏi

Trong tỏi có chứa nhiều allicin, đây một loại kháng sinh tự nhiên có khả năng ức chế hơn 70 loại virus, vi khuẩn gây hại khác nhau cho cơ thể người. Đồng thời một số hợp chất khác có trong tỏi, chẳng hạn như diallyl disulfide, dianllil – trisulfide, ajoene, phitoncid cũng sở hữu tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Do đó, dùng tỏi chính là cách trị ê buốt răng dân gian được rất nhiều người áp dụng.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 củ tỏi tươi bóc vỏ, giã nát với một ít muối.
  • Đắp tỏi đã giã lên răng khoảng 10 phút, thực hiện nhiều lần trong ngày.

Lá trầu không

Ngoài hạt cau, lá trầu không cũng được dân gian thường xuyên áp dụng để chữa ê buốt răng. Bởi tinh dầu của loại lá này có khả năng ức chế nhiều chủng vi khuẩn khác nhau gây các bệnh lý về răng miệng.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm lá trầu không rửa sạch, để ráo nước rồi giã nát cùng với một chút muối biển.
  • Hòa một chén rượu vào bát lá trầu không vừa giã sau đó lọc lấy nước để súc miệng.
  • Súc miệng mỗi ngày 2 – 3 lần với nước cốt lá trầu không, mỗi lần khoảng trên 10 phút để đạt hiệu quả tốt nhất trị ê buốt răng tốt nhất.

Dùng lá ổi giảm ê buốt răng

Hợp chất astringents tìm thấy bên trong lá ổi có tác dụng chữa các bệnh về răng miệng hiệu quả, đặc biệt là ê buốt và đau nhức răng. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể dùng loại lá cây này giã lấy nước súc miệng để giảm tình trạng răng bị ê buốt.

 Lá ổi là nguyên liệu được áp dụng trong các cách trị ê buốt răng dân gian
Lá ổi là nguyên liệu được áp dụng trong các cách trị ê buốt răng dân gian

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm lá ổi non rửa sạch, để ráo nước rồi giã nát với một ít muối trắng.
  • Cho thêm 1 ly nước ấm vào bát lá ổi đã giã nát rồi lọc bỏ bã.
  • Dùng dung dịch lá ổi non trên để súc miệng ngày 2 – 3 lần và mỗi lần kéo dài khoảng 10 phút.

Rượu hạt gấc

Dung dịch rượu gấc có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm. Do vậy việc áp dụng loại rượu này rất hiệu quả trong giảm sưng, ngăn ngừa viêm nhiễm, đặc biệt là giảm đau nhức và buốt răng.

Cách thực hiện:

  • Hạt gấc rửa sạch rồi đem phơi khô.
  • Nướng hoặc sao hạt gấc trên bếp cho đến khi thấy vàng.
  • Tách hạt gấc, chỉ lấy phần lõi bên trong và đập dập.
  • Cho lõi hạt gấc vào bình sạch rồi đổ thêm rượu, sao cho hạt gấc ngập trong rượu.
  • Đậy kín nắp bình rượu hạt gấc, sau 30 ngày có thể dùng để súc miệng.
  • Tiến hành súc miệng trị ê buốt răng bằng rượu hạt gấc mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 10 phút.

Sử dụng dung dịch Oxy già

Oxy già (Hydrogen peroxide) được biết đến là một chất khử trùng nhẹ. Do đó dung dịch này thường được sử dụng để khử trùng vết cắt, vết bỏng và các vết thương khác nhằm ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng Oxy già giống như một loại nước súc miệng để chữa lành viêm nướu, giảm ê buốt răng.

Sử dụng dung dịch Oxy già để súc miệng giúp giảm ê buốt răng
Sử dụng dung dịch Oxy già để súc miệng giúp giảm ê buốt răng

Cách thực hiện:

  • Cho 1 thìa cà phê Oxy già vào nước ấm, trộn đều rồi súc miệng trong tối đa 30 giây.
  • Súc miệng lại bằng nước sạch để loại bỏ hoàn toàn Oxy già còn sót lại trong miệng.

Nước cốt chanh

Nước cốt chanh có khả năng chống viêm, diệt khuẩn hiệu quả. Tính axit của chanh giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn nên hoàn toàn có thể dùng để trị cơn đau do ê buốt răng. Ngoài ra, việc sử dụng chanh thường xuyên cũng giúp phòng ngừa hiệu quả các bệnh lý răng miệng khác.

Cách thực hiện:

  • Dùng 1 quả chanh tươi rửa sạch, vắt kiệt lấy nước, chú ý để nguyên không pha loãng.
  • Dùng bông tăm bông thấm nước cốt chanh và chấm lên vị trí bị ê buốt răng rồi để nguyên trong 5 phút.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể thái một lát chanh rồi ngậm vào vị trí răng miệng đang bị đau nhức, ê buốt.

Chườm đá

Chườm đá là cách trị ê buốt răng chỉ có tác dụng tạm thời, không thể giải quyết tận gốc của vấn đề. Khi chườm đá, do tác động của hơi lạnh mà bạn có cảm giác tê, từ đó các tín hiệu thần kinh gây đau nhức, ê buốt cũng giảm đi đáng kể.

Cách thực hiện:

  • Cho một chút đá vào túi hoặc khăn mặt rồi áp lên vị trí má bị ê buốt răng.
  • Chườm đá trong khoảng 10 phút rồi lại nghỉ trong 10 phút mới chườm lại để không bị bỏng lạnh. Cố gắng lặp lại điều này cho đến khi thấy giảm cơn ê buốt răng.
Chườm đá giúp giảm ê buốt răng do yếu tố bệnh lý
Chườm đá giúp giảm ê buốt răng do yếu tố bệnh lý

Lưu ý: Cách chườm đá trị ê buốt răng không nên thực hiện cho những người bị răng nhạy cảm. Bởi họ vốn hay bị đau nhức răng khi tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ nóng hoặc lạnh.

Một số lưu ý khi áp dụng các cách trị ê buốt răng dân gian

Ngoài việc áp dụng các cách trị ê buốt răng dân gian, bạn cũng chú ý hơn đến vệ sinh răng miệng, ăn uống hàng ngày. Cụ thể:

  • Chải răng 2 lần mỗi ngày bằng loại bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluoride sở hữu khả năng kháng khuẩn tốt.
  • Dùng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng chuyên dụng cho răng nhạy cảm để tăng hiệu quả làm sạch.
  • Sử dụng thêm các loại gel bôi để giảm ê buốt răng, tuy nhiên cần tham khảo kỹ ý kiến của nha sĩ.
  • Bổ sung thêm thực phẩm giàu chất xơ và các loại vitamin, nhất là hoa quả, rau củ. Bên cạnh đó cũng cần hạn chế ăn các loại thực phẩm quá dai hoặc quá cứng khi răng đang bị ê buốt.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá hoặc bất cứ chất kích thích nào khác.
  • Từ bỏ các thói quen xấu gây hại tới sức khỏe răng miệng như nghiến răng, há miệng khi ngủ.

Trên đây là cách trị ê buốt răng dân gian đơn giản, dễ làm, hiệu quả nhanh chóng với các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên. Tuy nhiên, những mẹo được gợi ý trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Tốt nhất, khi gặp phải tình trạng ê buốt răng, bạn nên thăm khám nha sĩ để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và hướng khắc phục tối ưu nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android