Chỉ Số MCH Là Gì Trong Xét Nghiệm Máu?
- MCH là viết tắt của Mean Corpuscular Hemoglobin, là lượng huyết sắc tố trung bình trong mỗi tế bào hồng cầu.
- Chỉ số này được xác định trong xét nghiệm máu và giúp chẩn đoán tình trạng sức khỏe, bao gồm thiếu sắt khi MCH thấp và nguy cơ thiếu máu ác tính khi MCH cao.
- Để cân bằng MCH, có thể thực hiện chế độ ăn giàu sắt hoặc bổ sung vitamin B12 và folate, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của người bệnh.
Chỉ số MCH được xác định như thế nào?
Chỉ số MCH được xác định thông qua xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (CBC). CBC thường được chỉ định thực hiện trong quá trình khám sức khỏe, cấp cứu hay quá trình theo dõi điều trị của bệnh nhân.
MCH được tính bằng công thức sau: MCH = Tổng số lượng hemoglobin / Tổng số hồng cầu (pg)
Chỉ số MCH khi này giúp cho bác sĩ chẩn đoán và phát hiện được các bệnh lý khác nhau bao gồm tình trạng thiếu sắt, bệnh lý về gan, biến chứng ung thư…
Bác sĩ sẽ đo mức MCH bằng picogram (pg) trên mỗi tế bào hồng cầu. Cụ thể:1
Mức MCH | MCH levels (pg) |
Thấp | dưới 27 |
Bình thường | 27 – 31 |
Cao | trên 31 |
Ý nghĩa của kết quả kiểm tra MCH thấp là gì?
Mức MCH dưới 27,5 pg được coi là thấp. Điều này có nghĩa là trong mỗi tế bào hồng cầu chỉ có một lượng hemoglobin nhỏ.
Nguyên nhân MCH thấp
- Thiếu sắt trong máu do thiếu hụt dinh dưỡng, ăn kiêng, ăn chay.
- Phụ nữ bị rong kinh, người mới phẫu thuật dạ dày, người bệnh Celiac… cũng có khả năng bị thiếu sắt.
- Do nguyên nhân thiếu hụt vitamin B.
- Trong một số ít trường hợp, MCH thấp có thể do tình trạng di truyền gọi là thalassemia. Trong tình trạng này, việc sản xuất huyết sắc tố bị hạn chế. Điều này có nghĩa là không có nhiều tế bào hồng cầu lưu thông trong máu của bạn.
Triệu chứng MCH thấp
Nếu có giá trị MCH thấp, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng sau:
- Khó thở
- Chóng mặt
- Da nhợt nhạt
- Mệt mỏi
- Nhức đầu
Biện pháp cân bằng chỉ số MCH thấp
- Bổ sung thực phẩm giàu chất sắt vào chế độ ăn uống
- Uống thuốc bổ sung sắt
- Truyền sắt qua tĩnh mạch (IV)
Ý nghĩa của kết quả kiểm tra MCH cao là gì?
Giá trị MCH được tính trên 33,2 pg được coi là MCH cao. Điều này có nghĩa là trong mỗi tế bào hồng cầu chỉ có một lượng hemoglobin lớn.
Nguyên nhân MCH cao
Giá trị MCH cao thường do thiếu máu do thiếu vitamin B, đặc biệt là B12 và folate.
Triệu chứng MCH cao
Khi chỉ số MCH cao, có thể gặp phải một số triệu chứng như:
- Khó thở
- Đau ngực
- Nhịp tim nhanh
- Mệt mỏi
- Suy nhược
- Da nhợt nhạt
Nếu bị thiếu máu do thiếu B12, người bệnh cũng có thể gặp:
- Ngứa ran hoặc “kim châm” ở tay hoặc chân
- Buồn nôn, nôn mửa
- Trầm cảm hoặc lú lẫn
Nếu thiếu máu do thiếu folate, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như:
- Tiêu chảy
- Chán ăn
- Cáu gắt
Biện pháp cân bằng chỉ số MCH cao
MCH cao do thiếu vitamin B12 hoặc folate được cải thiện bằng lối sống lành mạnh. Bạn có thể tăng cường các thực phẩm giàu vitamin vào khẩu phần ăn hàng ngày.
Một số viên bổ sung vitamin B12 và folate có thể được bác sĩ kê. Trường hợp cơ thể khó hấp thụ dinh dưỡng, các vitamin trên sẽ được bổ sung dạng tiêm dưới sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.
Các lưu ý khi thực hiện xét nghiệm MCH
Để kết quả kiểm tra MCH được chính xác, đảm bảo cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Trước khi làm xét nghiệm máu, bạn không được uống bất kỳ loại thuốc nào. Trường hợp đã uống thuốc, bạn cần thông báo cho bác sĩ để được đưa ra hướng xử lý phù hợp.
- Trước khi làm xét nghiệm, bạn cần nhịn ăn để đảm bảo kết quả chính xác. Thời gian nhịn ăn là từ 8 – 12 tiếng trước khi lấy máu.
- Người bệnh không sử dụng rượu bia, chất kích thích, cà phê, thuốc lá… trước khi làm kiểm tra mẫu máu.
- Bạn nên làm xét nghiệm máu và kiểm tra chỉ số MCH ở những cơ sở y tế, bệnh viện uy tín, đảm bảo về cơ sở vật chất, tay nghề bác sĩ.
- Xét nghiệm máu và kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường để sớm phát hiện bệnh.