Viêm Da Cơ Địa Có Lây Không?
Viêm da cơ địa không sinh ra bởi các khuẩn bệnh, virus nên hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm ngay cả khi bạn tiếp xúc trực tiếp với vùng da viêm, dịch tiết hay máu của người bệnh.
Viêm da cơ địa có lây không? Nguy cơ di truyền?
Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu thường gặp, hình thành những thương tổn gồ lên bề mặt da gây ngứa ngáy. Đến nay chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh mà chỉ phỏng đoán dựa trên các yếu tố về cơ địa, môi trường sống, hệ miễn dịch cơ thể hoặc tiền sử di truyền.
Viêm da cơ địa không sinh ra bởi các khuẩn bệnh, virus nên hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm ngay cả khi bạn tiếp xúc trực tiếp với vùng da viêm, dịch tiết hay máu của người bệnh. Tuy nhiên bệnh viêm da có thể tự lây lan trên cơ thể người bệnh và có tính di truyền.
Cha, mẹ bị viêm da đều có thể di truyền mầm bệnh sang con với tỷ lệ là:
- Cả bố và mẹ đều mắc bệnh: Tỷ lệ di truyền 80%.
- Bố hoặc mẹ mắc bệnh: Tỷ lệ di truyền 50%
- Gia đình có tiền sử mắc bệnh nhưng bố mẹ không mắc: Tỷ lệ di truyền 30-45%
- Sinh đôi cùng trứng: Tỷ lệ di truyền 77%
- Sinh đôi khác trứng: Tỷ lệ di truyền 15%.
Chuyên gia cho biết, viêm da cơ địa có lây không còn liên quan đến 2 nhóm gen chính: Gen mã hóa cho protein thượng bì và gen mã hóa protein cho chức năng miễn dịch. Gen mã hóa filaggrin là một protein có vai trò liên kết sợi keratin trong quá trình biệt hóa thượng bì và làm tăng nguy cơ bị bệnh. Đây là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ di truyền viêm da cơ địa cao nhất.
Giải pháp kiểm soát bệnh, phòng ngừa viêm da cơ địa
Bạn đọc hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh viêm da cơ địa nếu có lối sống lành mạnh và tuân thủ theo những hướng dẫn sau đây:
Lối sống khoa học, lành mạnh
- Không tiếp xúc với phấn hoa, hóa chất, các bụi bẩn, nên dùng máy lọc không khí.
- Ngủ đủ giấc, ăn đủ bữa, có lối sống khoa học, đừng thức khuya và cũng tránh mệt mỏi, stress quá nhiều.
- Vệ sinh môi trường sống thật sạch sẽ, không cào hoặc gãi nhiều trên da để tránh làm da bị nhiễm trùng.
Không tiếp xúc hóa chất, chất gây dị ứng
- Hạn chế mặc quần áo làm bằng chất liệu len, sợi tổng hợp hay đồ da, chọn những quần áo rộng rãi, thoáng mát.
- Không tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, chất tẩy rửa, nên sử dụng đồ bảo hộ để tránh vùng da viêm thêm nặng.
Đảm bảo dinh dưỡng
- Uống nhiều nước để bổ sung độ ẩm cần thiết, ăn nhiều rau xanh, trái cây, bổ sung vitamin C trong mỗi bữa ăn hàng ngày.
- Hạn chế ăn đồ cay nóng, không dùng đồ dễ gây dị ứng như tôm cua, thịt bò,…
- Không hút thuốc lá, hạn chế dùng bia rượu, các chất kích thích và đồ có cồn
Chăm sóc da hàng ngày
- Dưỡng ẩm thường xuyên bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm không chứa hương liệu và chất bảo quản để giữ ẩm cho da.
- Tắm nước ấm thay vì tắm nước nóng để tránh làm khô da. Chọn sữa tắm dịu nhẹ, không chứa xà phòng, hương liệu và chất tạo màu.
- Cắt ngắn móng tay để ngăn ngừa việc gãi làm tổn thương da.
- Mặc quần áo thoáng mát bằng chất liệu cotton mềm mại, tránh vải len và sợi tổng hợp để không gây kích ứng.
Bên cạnh những điều trên, người bệnh cũng cần chủ động thăm khám ngay khi có triệu chứng bất thường để kịp thời cứu chữa, tránh để bệnh chuyển biến thành thể mãn tính.
Bệnh viêm da cơ địa không lây nhiễm nhưng dễ di truyền và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của mỗi ngày. Do đó bạn hãy tuân thủ theo đúng hướng dẫn khi điều trị, đồng thời xây dựng lối sống lành mạnh và khoa học mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bệnh nhanh chóng được đẩy lùi và đồng thời tăng cường sức khỏe tổng thể.