Viêm Da Tiếp Xúc Cần Kiêng Gì?
- Viêm da cơ địa nên kiêng các loại thực phẩm dễ gây kích ứng, các hóa chất tẩy rửa mạnh, ánh nắng mặt trời, tránh tắm nước nóng.
- Đồng thời nên giữ cho tinh thần thoải mái để hạn chế bệnh viêm da bùng phát
Các loại thực phẩm gây dị ứng
- Các loại hải sản: Một số loại hải sản như tôm, cua, mực, nghêu, sò, ốc, hến…. có chứa nhiều đạm, protein gây sản sinh ra các histamin tự do làm tăng nguy cơ bị dị ứng ở những người có cơ địa nhạy cảm.
- Thực phẩm chứa nhiều đường: Dễ khiến cho các triệu chứng của bệnh viêm da như ngứa ngáy, sưng đỏ,… trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thịt đỏ: Những thực phẩm như thịt bò, bê, dê, cừu có tính nóng, gây ngứa ngáy da và khiến hắc tố da gia tăng. Đồng thời có thể để lại vết thâm và sẹo.
- Thịt gà: Thịt gà có tính nóng dễ làm trầm trọng hơn các tình trạng viêm, sưng, ngứa ngáy trên da.
- Rau muống: Trong rau muống chứa chất madecassol có thể gây ra sẹo lồi ở vùng da bị tiếp xúc.
- Gạo nếp: Thực phẩm như cơm nếp, xôi, bánh chưng thường tính nóng, dễ khiến da bị mưng mủ và lâu lành.
- Các chất kích thích: Rượu, bia, đồ uống có cồn sẽ tiêu diệt tế bào macrophage miễn dịch, khiến cơ thể không được bảo vệ toàn diện, làm tổn thương trên da ngày càng lan rộng.
- Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ: Những thực phẩm này khiến tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ da ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Các sản phẩm từ sữa: Sữa và các chế phẩm từ sữa như phomai, sữa chua,… không thích hợp cho những người bị viêm da tiếp xúc. Bởi nó có thể kích hoạt phản ứng gây viêm, khiến các triệu chứng như ngứa ngáy, mẩn đỏ.
Các loại hóa chất, chất tẩy rửa
- Chất tẩy rửa mạnh bao gồm bột giặt, nước lau sàn, nước rửa chén bát….
- Các loại mỹ phẩm bao gồm keo xịt tóc, thuốc nhuộm tóc, mỹ phẩm, nước hoa,…
- Dung môi công nghiệp bao gồm Methanol, acetone, toluen, cyclohexane…
- Các hóa chất trong xây dựng bao gồm xi măng, sơn, vôi,…
Nếu bắt buộc phải sử dụng, người bệnh nên có các biện pháp bảo hộ như sử dụng gang tay, giày, mặt nạ, trang trục để hóa chất không dính vào da.
Không khí khô lạnh
Thời tiết lạnh khô có tác động rất lớn đến làn da, khiến cho da bị khô và mất nước, gây bong tróc và ngứa ngáy. Điều này làm ảnh hưởng tiêu cực đến những người bị viêm da tiếp xúc, khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
Gãi ngứa, kỳ cọ da
Việc cào gãi tiếp xúc lên vùng da bị viêm da tiếp xúc có thể giúp bạn giảm ngứa tức thời. Tuy nhiên điều này sẽ khiến kích hoạt triệu chứng ngứa ngáy nóng rát ngày càng nghiêm trọng hơn. Nếu không cẩn thận có thể khiến da bị tổn thương, gây trợt loét và tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
Ánh nắng mặt trời
Làn da bị viêm da tiếp xúc rất yếu ớt và nhạy cảm nên không thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời quá lâu. Vì tia UV có trong ánh mặt trời sẽ khiến tổn thương lâu lành hơn, đồng thời làm ra tăng lượng melanin gây thâm sạm.
Nên hạn chế ra ngoài vào thời điểm từ 10h-15h trong ngày. Nếu bắt buộc phải ra ngoài bạn cần che chắn kĩ cơ thể bằng áo chống nắng, khẩu trang, mũ, kính râm và đặc biệt phải bôi kem chống nắng để ngăn ngừa tia UV tác động đến da.
Căng thẳng đầu óc
Căng thẳng, stress khiến cho hệ miễn dịch của người bệnh bị suy giảm. Từ đó khiến cho quá trình hồi phục cơ thể diễn ra lâu hơn. Ngoài ra, căng thẳng kéo dài còn có thể khiến tổn thương trên da lan tỏa và làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm trên diện rộng.
Kiêng tắm với nước quá nóng hoặc quá lạnh
Các chuyên gia cho biết, nhiệt độ bên ngoài làm ảnh hưởng rất nhiều đến bệnh viêm da tiếp xúc. Vì thế trong lúc tắm bạn nên chỉnh nhiệt độ ở mức trung bình, không nên quá nóng hoặc quá lạnh để tránh làm khô da, mất nước và gây ngứa ngáy.