Gói Dịch Vụ Cắt Thắng Lưỡi
Cắt thắng lưỡi là tiểu phẫu nhỏ giúp giải quyết triệt để tình trạng dính thắng lưỡi. Đặc biệt, trong quá trình tiểu phẫu, bác sĩ sẽ tiến hành tạo hình dưới lưỡi để đảm bảo yếu tố thẩm mỹ và giúp lưỡi cử động linh hoạt như bình thường.
Dính thắng lưỡi là một trong những dị tật bẩm sinh cần được điều trị sớm để tránh tác động xấu tới sức khỏe và thẩm mỹ của trẻ sau khi trưởng thành. Lúc này, bé cần được nhanh chóng tiến hành cắt thắng lưỡi. Để giúp cha mẹ hiểu hơn về dịch vụ này, Vietmec cung cấp toàn bộ thông tin chi tiết trong bài viết sau đây.
Định nghĩa gói dịch vụ cắt thắng lưỡi
Dính thắng lưỡi là dị tật bẩm sinh do bị ngắn dây thắng lưỡi – lớp màng mỏng niêm mạc ở dưới lưỡi, dây thắng lưỡi bị căng, dày là hạn chế cử động bình thường của lưỡi. Thông thường, tình trạng này sẽ được phát hiện trong ngay tháng đầu sau sinh khi bé được đưa đi thăm khám sức khỏe định kỳ. Tuy dính thắng lưỡi không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của lưỡi, gây nên nhiều bất tiện trong sinh hoạt và ngoại hình của trẻ.
Cắt thắng lưỡi là tiểu phẫu nhỏ giúp giải quyết triệt để tình trạng dính thắng lưỡi. Đặc biệt, trong quá trình tiểu phẫu, bác sĩ sẽ tiến hành tạo hình dưới lưỡi để đảm bảo yếu tố thẩm mỹ và giúp lưỡi cử động linh hoạt như bình thường.
Vì sao cần thực hiện cắt thắng lưỡi
Nếu thắng lưỡi dính ở mức độ nhẹ, hoàn toàn có thể tự nới lỏng theo thời gian. Nhưng trong trường hợp bị dính thắng lưỡi nặng sẽ cần tiến hành tiểu phẫu. Bởi nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến một số vấn đề như:
- Khó khăn cho quá trình bú sữa mẹ: Tật dính thắng lưỡi gây nên nhiều rắc rối cho bé trong quá trình ti sữa mẹ do con không thể ngậm được núm vú. Nếu kéo dài tình trạng này, con sẽ không có đủ dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng, phát triển.
- Ảnh hưởng chức năng nuốt: Lưỡi có tác dụng đẩy thức ăn sang 2 bên hàm để hỗ trợ nhai nuốt. Nhưng nếu bị dính thắng lưỡi, các động tác co lưỡi lên trên hoặc sang 2 bên sẽ bị hạn chế gây khó khăn cho quá trình nhai nuốt của con.
- Khó khăn trong phát triển ngôn ngữ: Nếu bị dính thắng lưỡi, trẻ thường bị chậm nói, nói ngọng, phát âm sai, đặc biệt là những âm tiết như t, n, l, d,…
- Ảnh hưởng thẩm mỹ: Một trong những ảnh hưởng tiêu cực mà thắng lưỡi gây ra ảnh hưởng đến hàm răng. Cụ thể, răng cửa sẽ có xu hướng mọc xô lệch, mọc thưa,… khiến con trẻ tự ti khi giao tiếp.
Ngoài ra, việc phẫu thuật dính thắng lưỡi không nên trì hoãn, nên thực hiện càng sớm càng tốt. Vì khi trẻ càng lớn, các mạch máu và dây thần kinh đến nuôi thắng lưỡi sẽ phát triển nhiều hơn, do vậy khi cắt trẻ cũng sẽ cảm thấy đau hơn, dẫn đến chảy máu nhiều hơn.
Dấu hiệu cần cắt thắng lưỡi
Có thể thấy, dính thắng lưỡi ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển lớn khôn của con. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh vẫn chưa thể biểu hiện cảm xúc khó chịu của bản thân rõ ràng nên mẹ cần theo dõi sát sao sức khỏe và những triệu chứng bất thường của con. Nếu phát hiện những dấu hiệu dưới đây, bố mẹ cần đưa con tới các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để thăm khám và tiến hành điều trị càng sớm càng tốt.
- Đầu lưỡi của con không thể chạm đến nóc vòm họng.
- Đầu lưỡi không thè được ra ngoài môi được và cũng không thể di chuyển sang 2 bên.
- Khi con khóc, đầu lưỡi bị chẻ thành hình trái tim.
- Khi thè lưỡi sẽ thấy lưỡi phẳng hoặc vuông (bình thường đầu lưỡi sẽ nhọn).
- Con gặp khó khăn trong quá trình bú, đặc biệt dễ bị chảy sữa ra ngoài và cáu gắt khi bú.
- Khi mọc răng, các răng cửa ở hàm dưới bị nghiêng hoặc ở giữa 2 răng cửa hàm dưới sẽ có khe hở.
- Nếu trẻ lớn hơn sẽ phát âm bị ngọng hoặc chậm nói, khó nói.
Đối tượng cần cắt thắng lưỡi
Tật dính thắng lưỡi có thể xảy ra ở bất cứ trẻ sơ sinh nào và có thể phát hiện ngay trong những tháng đầu sau sinh. Thông thường chỉ định phẫu thuật cắt thắng lưỡi sẽ phụ thuộc vào mức độ dính nhiều hay ít và mức ảnh hưởng tới quá trình bú sữa mẹ, phát âm của trẻ. Phân loại các mức độ dính thắng lưỡi dựa theo chiều dài của thắng lưỡi đo được từ vị trí bám ở sàn miệng tới vị trí bám vào lưỡi như sau:
- Mức độ 1: Thắng lưỡi dính nhẹ từ 12 -16mm.
- Mức độ 2: Thắng lưỡi dính trung bình từ 8 – 11mm.
- Mức độ 3: Thắng lưỡi dính nặng từ 3 – 7mm.
- Mức độ 4: Thắng lưỡi dính hoàn toàn dưới 3mm.
Ở mức độ 1 và 2 có thể tự khỏi mà không cần phẫu thuật. Nhưng nếu trẻ bị dính thắng lưỡi ở mức 3 và 4 thì nhất định cần được điều trị sớm. Bác sĩ khuyến nghị, trẻ cần đủ 3 tháng tuổi để đảm bảo điều kiện sức khỏe tiến hành phẫu thuật cắt thắng lưỡi.
Bên cạnh đó, không ít người lớn cũng mắc tật dính thắng lưỡi do đã có bệnh từ nhỏ nhưng không điều trị. Tuy nhiên, tình trạng này thường phổ biến trong khoảng thời gian từ 15 – 20 năm trước bởi lúc này nhiều trẻ em chưa có điều kiện chăm sóc tốt.
Rủi ro khi cắt phanh lưỡi
Cắt thắng lưỡi là một trong những thủ thuật đơn giản, không cần cần gây mê toàn thân, chỉ cần xịt tê tại vị trí thực hiện cắt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ sẽ phải đối diện với những rủi ro như:
- Chảy máu vết cắt: Do dưới lưỡi cũng có nhiều mạch máu, nếu trong quá trình thực hiện sai kỹ thuật có thể dẫn đến chảy máu vết cắt. Tình trạng này có thể diễn ra trong khoảng thời gian ngắn vài tiếng đồng hồ. Nhưng nếu trong trường hợp vết cắt chảy máu kéo dài, bé cần được thăm khám và kiểm tra kỹ càng.
- Nhiễm trùng: Nếu không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn có thể xâm nhập vết cắt dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Một số bé sẽ xuất hiện triệu chứng sốt cao, quấy khóc, co giật, thậm chí mê sảng.
- Tái dính thắng lưỡi: Trong trường hợp chưa cắt hết phần dính, bé vẫn có thể bị tái dính thắng lưỡi.
Để mang lại hiệu quả chữa trị và hạn chế tối đa những rủi ro không mong muốn, mẹ nên tìm hiểu và lựa chọn những đơn vị y tế tiến hành cắt thắng lưỡi uy tín nhất.
Trường hợp cần tạm hoãn cắt thắng lưỡi
Theo bác sĩ cho biết, hầu hết trẻ nhỏ bị dính thắng lưỡi đều nên phẫu thuật điều trị càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, trẻ vẫn cần đảm bảo đạt đủ điều kiện sức khỏe. Dù đây là thủ thuật nhỏ nhưng không nên thực hiện đối với những trường hợp như:
- Trẻ bị rối loạn đông máu, trẻ đang bị nhiễm trùng răng miệng.
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi vẫn cần tạm hoãn cắt thắng lưỡi.
- Trẻ quấy khóc, không chịu hợp tác sẽ cần tạm hoãn để tiến hành các phương pháp chấn an con, tránh tình trạng cố tình thực hiện sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của con sau này.
Vậy nên, để biết được tình trạng hiện tại của bé có phù hợp để phẫu thuật cắt thắng lưỡi hay không, mẹ sẽ cần đưa con đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán rõ ràng.
Phương pháp ứng dụng trong cắt thắng lưỡi
Quá trình cắt thắng lưỡi sẽ được tiến hành với sự kết hợp giữa các phương án thăm khám và điều trị thích hợp. Cụ thể, các phương pháp được ứng dụng phổ biến mà hầu hết các gói dịch vụ cắt thắng lưỡi đều có bao gồm:
Khám lâm sàng
Đây là phương pháp được thực hiện đầu tiên trong gói dịch vụ cắt thắng lưỡi. Cụ thể, bác sĩ sẽ đo các chỉ số của cơ thể như cân nặng, nhiệt độ, chiều cao, huyết áp,… Đồng thời sẽ khám và đánh giá mức độ dính thắng lưỡi của bé để xác định có cần cắt hay không. Bởi có nhiều trường hợp bị dính thắng lưỡi ít và dây thắng lưỡi mỏng sẽ không nhất thiết phải can thiệp phẫu thuật.
Trong trường hợp trẻ bị dính thắng lưỡi gây khó khăn trong việc phát âm hoặc ảnh hưởng đến răng miệng, trẻ sẽ được thăm khám cùng chuyên viên phát âm và bác sĩ răng hàm mặt. Kết hợp với những điều này sẽ xác định được chính xác nhất tình trạng sức khỏe của bé.
Phương pháp xét nghiệm APTT
Xét nghiệm APTT còn có tên gọi là xét nghiệm thời gian thromboplastin từng phần đã được hoạt hoá, nằm trong bộ xét nghiệm thăm dò đông máu. Điều này sẽ giúp bác sĩ biết được chính xác về khả năng cầm máu của người bệnh, từ đó có phương pháp phẫu thuật phù hợp.
Bình thường, thời gian APTT của huyết tương dao động từ 30 – 35 giây.
Khi thời gian APTT lớn trên 8 giây so với mức độ bình thường thì khả năng cao đã gặp rối loạn đường đông máu nội sinh do thiếu yếu tố đông máu hemophilie,… hoặc do các yếu tố chống đông lưu hành (bệnh heparin, leukemia cấp,…).
Phương pháp phẫu thuật
Hiện nay có nhiều phương pháp cắt thắng lưỡi bao gồm phẫu thuật gây tê hoặc phẫu thuật gây mê, cụ thể như sau:
- Phẫu thuật gây tê: Đây là phương pháp sử dụng dao laser, hay được gọi là dao điện. Phương pháp này được thực hiện cho những bé trên 6 tuổi đã có khả năng hợp tác với bác sĩ. Ưu điểm của phẫu thuật gây tê là chi phí thấp, phù hợp với mức tài chính của đa số các gia đình hiện nay. Nhưng vì phải khâu lại vết cắt nên bé cần 1 thời gian từ 2 – 3 tuần để hồi phục hoàn toàn.
- Phẫu thuật gây mê: Phương pháp này sử dụng dao plasma, có thể ứng dụng cho mọi độ tuổi, kể cả những bé nhỏ tuổi chưa có khả năng hợp tác. Đặc biệt, ưu điểm của dùng dao plasma là không gây đau, không gây chảy máu và không gây sưng, hạn chế tối đa các biến chứng mà thời gian thực hiện rất nhanh chóng, chỉ tốn khoảng 7 – 10 phút. Trẻ hoàn toàn có thể ăn uống bình thường và xuất việt sau phẫu thuật 60 phút.
Mỗi phương pháp cắt bỏ thắng lưỡi sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tùy tình trạng bệnh và sức khỏe của trẻ, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phẫu thuật phù hợp, hiệu quả và an toàn nhất.
Danh mục gói dịch vụ cắt thắng lưỡi tại Vietmec
Hệ thống y tế Vietmec cung cấp dịch vụ cắt thắng lưỡi với danh mục thực hiện như sau:
Gói dịch vụ cắt thắng lưỡi |
|
I. Khám lâm sàng | |
1 |
Khám Tai – mũi – họng |
II. Xét nghiệm | |
2 | Tổng phân tích tế bào máu |
3 | Xác định nhóm máu Rh, ABO |
4 | Định lượng Creatinin (máu) |
5 | Định lượng Ure (máu) |
6 | Định lượng Glucose (máu) |
7 | Điện giải đồ (Na, K, Cl) |
8 | Tổng phân tích nước tiểu |
9 | Định lượng Fibrinogene |
10 | APTT, TCK đánh giá khả năng đông máu |
III. Phẫu thuật cắt thắng lưỡi | |
11 | Phẫu thuật gây tê |
12 | Phẫu thuật gây mê |
Lưu ý khi tiến hành cắt thắng lưỡi
Dưới đây là những lưu ý trước và sau khi phẫu thuật cắt thằng lưỡi mà cha mẹ cần quan tâm để quá trình điều trị an toàn, hiệu quả nhất.
Trước khi khám và phẫu thuật
- Cha mẹ không cho con ăn trong khoảng 6 tiếng trước khi phẫu thuật để các kết quả xét nghiệm đạt chuẩn xác nhất.
- Cha mẹ cần trao đổi với bác sĩ chi tiết và chính xác về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh lý của con.
- Nếu con đang sử dụng bất cứ loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào, cha mẹ cũng cần thông báo với bác sĩ để có hướng dẫn ngừng sử dụng trước khi thăm khám và cắt thắng lưỡi.
Sau khi cắt thắng lưỡi
- Mẹ không cho con sờ/chạm vào vết cắt thắng lưỡi nhằm tránh tình trạng nhiễm trùng. Đồng thời vệ sinh răng miệng cho con sạch sẽ, khuyến khích con uống nhiều nước để lưỡi sạch.
- Nên cho bé ăn các đồ ăn mềm, lỏng và uống sữa thường xuyên.
- Cho con uống thuốc theo đơn bác sĩ kê (nếu có), trong trường hợp vết cắt chảy máu hoặc có những dấu hiệu bất thường sẽ cần đưa đến gặp bác sĩ để được khám chi tiết.
- Mẹ nên cho con tập các bài tập về lưỡi như nâng lưỡi, lia lưỡi sang 2 bên, đưa lưỡi lên hoặc xuống, đưa lưỡi ra ngoài,…
Cắt thắng lưỡi cho con vô cùng quan trọng để giúp quá trình phát triển của con tốt nhất, tránh những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và thẩm mỹ. Vậy nên nếu cha mẹ có như cầu đăng kí gói dịch vụ cắt bỏ thắng lưỡi tại Vietmec có thể liên hệ nay theo hotline 024 3212 3133 để được tư vấn.
Quy trình gói dịch vụ cắt phanh lưỡi tại Vietmec
Mỗi đơn vị bệnh viện, y tế sẽ có quy trình tiến cắt bỏ thắng lưỡi khác nhau. Nhằm cung cấp dịch vụ cắt thắng lưỡi đầy đủ, nhanh gọn, Vietmec đã xây dựng quy trình như sau:
Bước 1: Đặt lịch
Liên hệ đặt lịch thăm khám với hệ thống Vietmec thông qua form hoặc hotline 024 3212 3133.
Bước 2: Xác nhận lịch
Tư vấn viên xác nhận đặt lịch với cơ sở y tế đã đăng ký theo nhu cầu của người thăm khám. Với trường hợp đặt thông qua form có sẵn trên hệ thống, người đặt lịch sẽ được liên hệ lại để xác nhận trong khoảng 1 – 2 giờ.
Bước 3: Tới cơ sở y tế
- Tới cơ sở y tế thăm khám, làm thủ tục tại quầy thông tin của bệnh viện hoặc phòng khám theo hướng dẫn của nhân viên.
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân và tình trạng sức khỏe, đơn thuốc đang dùng (nếu có)
Bước 4: Thăm khám chi tiết
- Lấy số sắp xếp thứ tự và đợi thăm khám.
- Bệnh nhân thăm khám lâm sàng với các bác sĩ, kiểm tra tình trạng sức khỏe hiện tại, trao đổi thông tin về những dấu hiệu bất ngờ đang gặp phải.
- Chuyển sang khu vực khám cận lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cần thiết do bác sĩ chỉ định.
Bước 5: Đợi kết quả
Sau khi hoàn tất thủ tục, bệnh nhân nhận kết quả trong vòng 1 ngày. Cũng có một số hạng mục thăm khám sẽ trả kết quả chỉ sau khoảng 2 – 3 giờ.
Bước 6: Bác sĩ đọc kết quả và chỉ định phẫu thuật
Quay trở về phòng tư vấn để bác sĩ đọc kết quả chẩn đoán. Sau đó hướng dẫn, tư vấn cho cha mẹ về phương án phẫu thuật cắt thắng lưỡi cho bé hợp nhất.
Bước 7: Thanh toán chi phí thăm khám, phẫu thuật
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!