Gói Dịch Vụ Chăm Sóc Vật Lý Trị Liệu – Phục Hồi Chức Năng
Chăm sóc vật lý trị liệu - phục hồi chức năng bao gồm các kỹ thuật chuyên khoa, bác sĩ sẽ giúp người bệnh giảm đau mỏi, tái tạo chức năng hoạt động cho các nhóm cơ - xương, thần kinh,... giúp bệnh nhân hồi phục sau các tổn thương.
Chăm sóc vật lý trị liệu – phục hồi chức năng được ứng dụng rất phổ biến hiện nay để có thể hỗ trợ tốt nhất cho quá trình bệnh nhân hồi phục sau các tổn thương. Bằng các kỹ thuật chuyên khoa, bác sĩ sẽ giúp người bệnh giảm đau mỏi, tái tạo chức năng hoạt động cho các nhóm cơ – xương, thần kinh,… cải thiện cả về mặt tinh thần.
Định nghĩa về chăm sóc vật lý trị liệu – phục hồi chức năng
Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng từ lâu đã là cụm từ rất quen thuộc với mọi người. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp lầm tưởng rằng đây đây là cùng 1 khái niệm. Phục hồi chức năng có ý nghĩa, vai trò và phương pháp thực hiện khác với vật lý trị liệu.
Định nghĩa phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng hay còn được gọi là y học phục hồi. Đây là định nghĩa chỉ quá trình kết hợp các biện pháp trong một quá trình dài để khôi phục lại các chức năng sinh học của cơ thể bị giảm, mất do tai nạn, bệnh lý,…. Bệnh nhân từ đó thích nghi với môi trường sống, cải thiện cả về thể chất và tinh thần thông qua các thao tác tập luyện kết hợp với hỗ trợ từ máy móc, thiết bị.
Định nghĩa chăm sóc vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là chuyên ngành có vai trò giúp bệnh nhân lấy lại khả năng vận động, điều trị bảo tồn không cần dùng tới các phương thuốc. Các máy móc thiết bị, dụng cụ hỗ trợ với tác nhân từ nguồn sóng siêu âm, laser, điện, nước, nhiệt,… sẽ được ứng dụng rất phổ biến. Qua đó giảm các cơn đau, làm lành tổn thương nhanh chóng, cải thiện tốt các dấu hiệu giảm vận động sau tê liệu, đột quỵ.
Phương pháp thực hiện phục hồi chức năng và chăm sóc vật lý trị liệu có khá nhiều kỹ thuật khác nhau. Các bác sĩ sẽ dựa vào tình hình thực tế của bệnh nhân để đưa ra phác đồ hướng dẫn chi tiết nhất.
Vì sao cần chăm sóc vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng?
Có thể nói rằng, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng có ý nghĩa rất quan trọng đối với các bệnh nhân. Cụ thể vai trò của 2 phương pháp này là:
Phục hồi chức năng:
Phục hồi chức năng chính là giải pháp để bệnh nhân lấy lại chức năng hoạt động của cơ thể. Tiếp tục duy trì các vận động sinh hoạt ăn uống, nghỉ ngơi, lao động, chăm sóc bản thân như bình thường. Đồng thời, cho các lợi ích nổi bật gồm:
- Sức khỏe tổng thể được nâng cao, hạn chế nguy cơ tái phát bệnh lý, giảm thiểu tối đa những nguy cơ biến chứng.
- Cải thiện tinh thần, cuộc sống vui vẻ, thoải mái hơn, không còn dấu hiệu tiêu cực, bức bối, dễ dàng hòa nhập với mọi người.
- Hạn chế nguy cơ bị bệnh liên quan tới tim mạch, ung thư, tiểu đường,…
Vật lý trị liệu:
Bệnh nhân sau quá trình điều trị bệnh lý có thể gặp phải nhiều cơn đau nhức, hoạt động cơ thể bị giảm sự linh hoạt, khó thực hiện các sinh hoạt đồng thường. Khi này, vật lý trị liệu sẽ giúp bệnh nhân có được những hiệu quả sau:
- Giúp bệnh nhân sau khi điều trị có thể giảm các cơn đau, giảm việc sử dụng thuốc để chăm sóc cơ thể một cách tốt nhất.
- Bệnh nhân sau bại liệt, xảy ra chấn thương hoặc phẫu thuật nếu thực hiện vật lý trị liệu sẽ giúp cải thiện bệnh tốt hơn. Cơ thể nhanh chóng bình phục.
- Hỗ trợ phòng chống các vấn đề sức khỏe khi tuổi tác ngày càng cào.
Vì vậy, có thể thấy rằng, chăm sóc vật lý trị liệu và phục hồi chức năng đóng vai trò quan trọng với các bệnh nhân. Từ đây có thể bảo vệ cơ thể, phục hồi sức khỏe và trạng thái tinh thần một cách tốt nhất.
Đối tượng chăm sóc vật lý trị liệu – phục hồi chức năng
Với các vai trò, mục đích cụ thể, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng được sử dụng cho những trường hợp cụ thể gồm:
- Bệnh nhân bị chấn thương sọ não, tủy sống, bại não, viêm màng não, đột quỵ,… các bệnh lý liên quan tới tổn thương thần kinh – cơ.
- Người bị rối loạn di truyền hoặc mắc các dị tật bẩm sinh.
- Bệnh nhân bị bệnh thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm vẹo cột sống, viêm khớp, viêm đa rễ, tê liệt dây thần kinh ngoại biên và nhiều bệnh lý về xương khớp khác.
- Người bệnh sau tai biến cần phục hồi chức năng để đảm bảo các hoạt động sinh hoạt đời thường.
- Các đối tượng đang có những chấn thương căng dãn cơ bắp, giãn dây chằng, trật khớp do các hoạt động thể thao hoặc va đập, tổn thương trong sinh hoạt hàng ngày.
- Bệnh nhân sau khi thực hiện phẫu thuật xương khớp, não bộ hoặc thần kinh.
- Người mắc bệnh viêm tụy, đau dạ dày, huyết áp cao, đái tháo đường,…. các bệnh lý mãn tính.
- Trường hợp bị bệnh hô hấp.
Rủi ro khi chăm sóc vật lý trị liệu – phục hồi chức năng
Chăm sóc vật lý trị liệu – phục hồi chức năng có thể xảy ra rủi ro gì không? Theo đó, bệnh nhân sẽ gặp phải các tác hại, biến chứng khi gặp phải những vấn đề sau đây:
- Tự tập tại nhà: Việc tự ý tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng tại nhà có thể gây ra nhiều biến chứng, rủi ro khi bệnh nhân không nắm rõ kỹ thuật. Quá trình tập luyện không có sự bài bản, khoa học, sai trình tự đều sẽ để lại không ít tiêu cực cho sức khỏe, thể chất. Người bệnh lúc này có thể bị chấn thương nặng nề hơn, gây giảm tác dụng của quá trình điều trị trước đó.
- Cơ sử thực hiện kém chất lượng: Nếu gặp phải những cơ sở phục hồi chức năng, vật lý trị liệu không có đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật viên lành nghề, bệnh nhân cũng dễ gặp rủi ro. Thêm vào đó, sự thiếu thốn trong cơ sở vật chất cũng là yếu tố gây giảm hiệu quả, dễ khiến bệnh nhân bị chấn thương trong quá trình thực hiện hoặc không thấy có kết quả sau một thời gian dài.
Vì vậy, việc tuân thủ theo chỉ dẫn của các bác sĩ và lựa chọn những cơ sở chăm sóc phục hồi uy tín là vấn đề rất quan trọng đối với mỗi bệnh nhân.
Phương pháp chăm sóc vật lý trị liệu – phục hồi chức năng
Quá trình thực hiện vật lý trị liệu và phục hồi chức năng ở mỗi người sẽ có sự điều chỉnh sao cho phù hợp, giúp bệnh nhân đạt kết quả tốt nhất. Dưới đây là thông tin cụ thể về từng phương pháp cho bạn đọc tham khảo.
Phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng có thể thực hiện tại phòng khám, cộng đồng hoặc các kỹ thuật viên tới thực hiện tại nhà. Trong đó, những phương pháp giúp bệnh nhân phục hồi được áp dụng có thể kể tới gồm:
- Vật lý trị liệu: Áp dụng các kỹ thuật chống sưng viêm, giảm đau nhức, kích thích cơ thể nhanh chóng phục hồi ở từng bộ phận, cơ quan.
- Vận động trị liệu: Bệnh nhân cần thực hiện một số bài tập ở các cơ – xương – khớp với sự hỗ trợ của máy móc, kỹ thuật nắn chỉnh xương khớp về đúng vị trí hoặc các bài tập vận động tay không. Nhờ đó khả năng hoạt động của cơ thể sẽ trở lại bình thường, ngăn chặn tình trạng tàn phế, bại liệt.
- Tâm lý trị liệu: Trong quá trình phục hồi chức năng, tâm lý trị liệu cũng là phương pháp rất cần thiết để chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Thông qua các biện pháp trò chuyện, giải phóng tâm lý, người bệnh sẽ thấy tư tưởng được thoải mái hơn, tinh thần dễ chịu, giảm tải các áp lực. Nhờ vậy cơ thể cũng phục hồi tốt hơn đáng kể.
- Hoạt động trị liệu: Thông qua một số hoạt động ở môi trường công cộng hoặc ngay tại nhà, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn rèn luyện tích cực. Qua đó dễ dàng trong việc tự chăm sóc, thậm chí có thể tập một số bộ môn thể thao nhẹ nhàng. Nhờ vậy, sức khỏe sẽ ngày càng tăng cao, tinh thần vui vẻ yêu đời hơn.
- Ngôn ngữ trị liệu: Trong trường hợp bệnh nhân bị tai biến, gây ra các tổn thương tới khả năng giao tiếp, ngôn ngữ trị liệu sẽ được vận dụng. Các dấu hiệu nói ngọng, nói không rõ ràng sẽ được thay đổi rất tốt. Thậm chí, các bệnh nhi bị câm điếc, khuyết tật có thể tiến hành phác đồ hỗ trợ tập viết và điều khiển tay để thể hiện ngôn ngữ.
Vật lý trị liệu
Với vật lý trị liệu, những phương pháp được áp dụng sẽ cho lợi ích giảm các cơn đau. giúp bệnh nhân cải thiện chức năng di chuyển, vận động, cơ thể có khả năng phục hồi tốt sau khi phẫu thuật hoặc bị chấn thương. Đồng thời, đây còn là cách để giảm thiểu các bệnh lý thường gặp do tuổi tác gây ra. Cụ thể phương pháp gồm:
Tác động vật lý:
- Trị liệu bằng nước: Bệnh nhân được sử dụng các bể bơi nước ấm, có nhiệt độ trong khoảng từ 33 – 35 độ C. Thông qua nguồn nhiệt ấm, các cơ sẽ được thả lỏng, tăng cường lưu thông máu, mở rộng biên độ vận động cũng như giúp tăng cường sức mạnh cho bắp. Những trường hợp thường áp dụng phương pháp này là người bị bệnh đau mỏi vai gáy, thấp khớp, viêm khớp xương,…
- Vật lý trị liệu bằng nhiệt: Nguồn nhiệt giúp tác động rõ rệt lên các dây thần kinh, hạn chế căng cứng cơ, giảm tắc nghẽn mạch máu. Đồng thời, các tín hiệu đau cũng sẽ bị hạn chế truyền dẫn lên não bộ. Bệnh nhân có thể được chỉ định nguồn nhiệt lạnh hoặc nóng thông qua các máy xung điện, đèn hồng ngoại hoặc máy vi sóng.
- Sóng trị liệu: Các trường hợp bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, phù nề, viêm đau, giảm khả năng vận động, sóng trị liệu rất thích hợp để sử dụng. Các bác sĩ dùng nguồn sóng từ laser, từ trường, sóng cao tần để tác động lên cơ thể. Những ma sát của ion dưới mô sinh ra sẽ nhanh chóng giúp bệnh nhân giảm sưng đau, cải thiện vận động và điều chỉnh đĩa đệm bị sai lệch vị trí.
- Trị liệu ánh sáng: Khi cơ thể bệnh nhân cần phải sản sinh thêm collagen để lấp đầy các tổn thương ở cơ, gân hoặc cần tiêu diệt vi khuẩn viêm nhiễm, ánh sáng trị liệu sẽ được áp dụng. Kỹ thuật thường ứng dụng nguồn ánh sáng tử ngoại hoặc hồng ngoại với các chỉ số đảm bảo an toàn cho cơ thể.
Tác động cơ học: Ứng dụng giúp nắn chỉnh những sai lệch trên cơ thể, ổn định cấu trúc khớp xương cũng nh wmoo mềm, giảm phình đĩa đệm. Bên cạnh đó, tác động cơ – lực học kéo giãn còn giúp nâng cao khả năng vận động của cơ, giãn các khoang đốt sống. Qua đó bệnh nhân sẽ hạn chế bị teo cơ do một thời gian dài không hoạt động.
Theo đó, kỹ thuật này cần các bác sĩ, kỹ thuật viên nhiều kinh nghiệm, đã nắm kỹ thuật chuyên sâu để đảm bảo nắn chỉnh đúng cách. Đồng thời, bệnh nhân cũng được kết hợp thêm các biện pháp trợ lực thông qua những vật nặng, lò xo để gia tăng khả năng vận động.
Quá trình trị liệu, phục hồi chức năng sẽ cần tới các thiết bị hỗ trợ. Hiện nay, những dòng máy đang được nhiều cơ sở y tế uy tín sử dụng gồm có:
- Máy MRI Siemens 1.5T, 3.0T. 7.0T.
- Máy chụp cộng hưởng từ Philips Healthcare.
- Máy chụp CT Scanner bản 32 lát cắt.
- Máy CT Planmeca Promax 3D Plus.
- Máy Laser EVO LASER 1064.
- Máy laser công suất cao HPL EVO 1.6.
- Máy sóng xung kích trị liệu PRO–SHOCK WAVES.
- Máy sóng xung kích hiệu Opera.
- Máy điều trị từ trường toàn thân phiên bản CYBORG MAG.
So sánh chăm sóc vật lý trị liệu – phục hồi chức năng
Để có sự theo dõi dễ dàng hơn về 2 phương pháp này, chúng tôi có bảng so sánh. cụ thể như sau:
Danh mục | Phục hồi chức năng | Chăm sóc vật lý trị liệu |
Khái niệm | Là lĩnh vực rộng lớn, liên quan tới cả kinh tế, xã hội, giáo dục. Giúp người bị khiếm khuyết, bệnh nhân có thể hồi phục vận động và kiểm soát các hành vi, giảm tác động do các tổn thương gây ra, từ đó tái hòa nhập cộng đồng. | Là một nhánh trong phục hồi chức năng. Điều trị tình trạng mất hoặc giảm khả năng vận động do bẩm sinh, phẫu thuật, bệnh lý, tai nạn. |
Mục tiêu | Giúp bệnh nhân có thể phục hồi lại các chức năng vận động của cơ thể, cải thiện tinh thần, tâm lý, hạn chế tối đa các tiêu cực xảy ra bởi sức khỏe không đảm bảo | |
Cách thực hiện | Bệnh nhân thực hiện với sự hỗ trợ của các bác sĩ, kỹ thuật viên hoặc tự mình thực hiện. Ngoài ra còn kết hợp các loại thuốc, phẫu thuật hoặc các kỹ thuật vật lý. | Điều trị phục hồi không dùng thuốc, ứng dụng nguồn nhiệt, nước, ánh sáng, sóng trị liệu, xoa bóp… |
Hình thức trị liệu |
|
|
Đối tượng |
|
|
Chi phí chăm sóc vật lý trị liệu – phục hồi chức năng
Chi phí cho mỗi lần chăm sóc vật lý trị liệu – phục hồi chức năng là bao nhiêu? Đây cũng là vấn đề bệnh nhân rất quan tâm tìm hiểu. Theo đó, mức phí bạn có thể tham khảo như sau:
Tên dịch vụ vật lý trị liệu | Đơn vị tính | Giá tham khảo |
Điện trị liệu | Lần | 70.000 VNĐ – 120.000VNĐ |
Siêu âm trị liệu | Lần | 100.000 VNĐ – 250.000 VNĐ |
Sóng ngắn trị liệu | Lần | 200.000 VNĐ – 650.000 VNĐ |
Vật lý trị liệu điều trị bằng tay | Lần | 200.000 VNĐ |
Điều trị bằng sóng xung kích | Lần | 200.000VNĐ |
Tập các bài tập tay | Lần | 350.000VNĐ |
Bấm huyệt – massage | Lần | 350.000 VNĐ – 400.000VNĐ |
Từ trường trị liệu | Lần | 100.000 VNĐ – 150.000 VNĐ |
Vật lý trị liệu cho trẻ em | Lần | 150.000 VNĐ |
Tập vận động thụ động | Lần | 80.000 VNĐ |
Cần lưu ý: Mức phí này có thể thay đổi ở từng thời điểm, từng cơ sở y tế. Vì vậy bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ lưỡng tại nơi đăng ký vật lý trị liệu – phục hồi chức năng để có sự chuẩn bị tốt nhất.
Lưu ý khi chăm sóc vật lý trị liệu – phục hồi chức năng tại hệ thống Vietmec
Hiện nay, hệ thống Vietmec đang có gói dịch vụ chăm sóc vật lý trị liệu – phục hồi chức năng được nhiều bệnh nhân đánh giá. Theo đó, để có được kết quả tốt nhất, người bệnh nên lưu ý tới một số điều sau:
- Bệnh nhân sẽ cần phải thăm khám cụ thể trước khi tiến hành vào điều trị. Điều này giúp các bác sĩ có đánh giá tổng quát về tình trạng cơ thể, mức độ sức khỏe để xây dựng phác đồ phù hợp nhất.
- Người bệnh khi tới thăm khám nên đặt lịch trước để không phải mất nhiều thời gian chờ đợi khi đến cơ sở y tế.
- Mang theo đầy đủ giấy tờ, thông tin bệnh lý khi đi thăm khám.
- Chia sẻ chi tiết với các bác sĩ về vấn đề sức khỏe bản thân đang mắc phải.
- Bệnh nhân luôn luyện tập theo chỉ dẫn của các bác sĩ, không tự ý thay đổi bài tập, phương pháp tập.
- Các bài tập trị liệu sẽ bắt đầu từ mức độ dễ tới khó.
- Người bệnh không tự tập tại nhà khi không rõ kỹ thuật, không có người giám sát.
- Cần đảm bảo cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng đầy đủ. Điều này sẽ giúp cho quá trình vật lý trị liệu và phục hồi chức năng diễn ra thuận lợi hơn, có kết quả cao hơn.
- Trong quá trình tập luyện, nếu bệnh nhân cảm thấy cơ thể có cảm giác đau nhức bất thường, phải thông báo với các bác sĩ kịp thời.
- Nếu cần dùng thuốc điều trị, người bệnh chú ý uống đủ bữa, đúng giờ, đúng liều lượng. Không nên tùy ý kết hợp các loại thuốc với nhau sẽ dễ gây ra tác dụng phụ nguy hiểm. Có thể tham khảo sự tư vấn từ các bác sĩ để sử dụng thêm một số loại thực phẩm chức năng hỗ trợ cơ thể bình phục nhanh hơn.
- Các đối tượng nữ giới đang có thai tuyệt đối không thực hiện kỹ thuật kéo giãn cột sống hoặc xoa bóp gây tác động tới vùng bụng. Điều này sẽ dẫn tới nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đối với thai nhi, thậm chí có thể gây sảy thai.
- Bệnh nhân có khối u hoặc bị gãy xương không điều trị bằng các kỹ thuật của vật lý trị liệu để tránh làm tổn thương trở nên nguy hiểm hơn.
- Kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp để cơ thể có sức khỏe tốt, tăng tốc độ phục hồi, cải thiện chất lượng cuộc sống thật hiệu quả.
Chăm sóc vật lý trị liệu – phục hồi chức năng hiện nay được rất nhiều bệnh nhân chú trọng thực hiện để có thể đạt kết quả phục hồi tốt nhất. Thông qua sự hỗ trợ của các bác sĩ, kỹ thuật viên với liệu trình cụ thể, người bệnh sẽ có sự thay đổi rõ rệt về thể chất và cả tinh thần. Để được tư vấn thêm và hỗ trợ đăng ký dịch vụ trị liệu tại hệ thống Vietmec nhanh chóng, bệnh nhân vui lòng liên hệ qua số hotline 024 3212 3133.
Quy trình chăm sóc vật lý trị liệu - phục hồi chức năng - Hệ thống Vietmec
Với dịch vụ chăm sóc vật lý trị liệu - phục hồi chức năng, hệ thống Vietmec có quy trình rõ ràng và sẽ xây dựng phác đồ riêng cho từng bệnh nhân. Đảm bảo giúp bệnh nhân có được liệu trình phục hồi cơ thể thật hiệu quả, an toàn, cải thiện sức khỏe rõ rệt.
Dưới đây là chi tiết quy trình tổng quát khi lựa chọn dịch vụ chăm sóc vật lý trị liệu và phục hồi chức năng tại hệ thống Vietmec.
Bước 1: Đặt lịch
Liên hệ đặt lịch chăm sóc vật lý trị liệu - phục hồi chức năng với hệ thống Vietmec thông qua form hoặc hotline 024 3212 3133.
Bước 2: Xác nhận lịch
Tư vấn viên xác nhận đặt lịch với cơ sở y tế đã đăng ký theo yêu cầu. Với lịch đặt theo form có sẵn trên hệ thống, người bệnh sẽ được liên hệ xác nhận đăng ký trong khoảng 1 - 2 giờ.
Bước 3: Tới cơ sở y tế
Bệnh nhân tới cơ sở y tế làm thủ tục tại quầy thông tin. Cung cấp chi tiết các thông tin cá nhân và tình trạng sức khỏe kèm sổ BH nếu có.
Nên mặc trang phục phù hợp để tiện thăm khám kiểm tra.
Bước 4: Thăm khám chi tiết
- Lấy số thứ tự đợi thăm khám.
- Thăm khám lâm sàng.
Bước 5: Đợi kết quả
Nhận kết quả thăm khám và sự tư vấn điều trị từ các bác sĩ.
Bước 6: Làm thủ tục đăng ký chăm sóc vật lý trị liệu - phục hồi chức năng
Bệnh nhân tiến hành làm thủ tục đăng ký liệu trình vật lý trị liệu - phục hồi chức năng theo phác đồ đã được bác sĩ tư vấn.
Bước 7: Trị liệu - phục hồi
Tiến hành áp dụng các biện pháp trị liệu và phục hồi theo phác đồ đã thống nhất. Trong trường hợp bệnh nhân muốn đăng ký vật lý trị liệu tại nhà, cơ sở y tế sẽ cử các kỹ thuật viên tới hỗ trợ tận nơi.
Bước 9: Thanh toán và tái khám
Bệnh nhân thanh toán chi phí, đồng thời tái khám định kỳ để các bác sĩ quan sát sự hồi phục trong cơ thể.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!