Gói Dịch Vụ Của Đơn Vị Hậu Môn – Trực Tràng
Gói dịch vụ của đơn vị Hậu môn - Trực tràng được triển khai phối kết hợp các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán giúp bác sĩ phát hiện sớm bệnh lý nguy hiểm, từ đó có hướng điều trị sớm, ngăn ngừa diễn tiến tiêu cực ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng.
Các bệnh lý liên quan đến hậu môn – trực tràng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và đời sống tinh thần, thậm chí còn đe dọa tới tính mạng. Vậy nên, việc tham gia gói dịch vụ của đơn vị Hậu môn – Trực tràng sớm sẽ giúp thăm khám, điều trị sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Định nghĩa gói dịch vụ của đơn vị Hậu môn – Trực tràng
Hiện nay, tỷ lệ người mắc các vấn đề liên quan đến bộ phận này ngày càng nhiều, đặc biệt là các bệnh lý như: Trị, áp xe hậu môn, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn, viêm trực tràng,…
Vậy nên, các đơn vị y tế hiện nay đã xây dựng và triển khai gói dịch vụ của đơn vị hậu môn – trực tràng. Với việc phối kết hợp các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán giúp bác sĩ phát hiện sớm bệnh lý nguy hiểm, từ đó có hướng điều trị sớm, ngăn ngừa diễn tiến tiêu cực ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng.
Vì sao cần thực hiện dịch vụ của đơn vị Hậu môn – Trực tràng
Các bệnh lý liên quan đến hậu môn – trực tràng gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và đời sống sinh hoạt. Thậm chí nếu không điều trị sớm sẽ tăng nguy cơ tử vong rất cao. Đáng lo ngại hơn, nhiều người có tâm lý chủ quan hoặc e ngại trước những vấn đến liên quan đến hậu môn – trực tràng nên tự điều trị tại nhà, chỉ khi triệu chứng nặng dần mới đến gặp bác sĩ. Điều này gây khó khăn lớn cho quá trình điều trị bệnh.
Hậu môn – Trực tràng là đoạn cuối cơ cơ quan tiêu hóa, thực hiện chức năng chính là lưu giữ chất thải trước khi được đào thải ra bên ngoài. Vậy nên, bộ phận này rất dễ nhiễm khuẩn, gây ra một số bệnh phổ biến như:
- Áp xe cạnh hậu môn: Khu vực cạnh hậu môn sưng đau, có mủ, một số trường hợp áp xe nặng có thể sốt, bí tiểu, bí đại tiện, thậm chí gây rò hậu môn, xuất hiện các đợt dịch chảy dai dẳng.
- Nứt kẽ hậu môn: Đây là tình trạng niêm mạc ống hậu môn tổn thương, rách dọc hậu môn khoảng 1cm gây đau rát, chảy máu.
- Trĩ: Bệnh xuất hiện do các đám rối tĩnh mạch tại vùng hậu môn – trực tràng giãn quá mức. Búi trĩ to dần, sưng tấy, chảy máu, đặc biệt khi đi đại tiện.
- U trực tràng: Tại trực tràng xuất hiện các khối u lành tính hoặc ác tính, một số trường hợp khối u lành tính không được điều trị sớm sẽ phát triển thành ác tính, đe dọa tính mạng người bệnh.
Có thể thấy, tất cả các bệnh lý thuộc đơn vị hậu môn – trực tràng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Vậy nên, khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để khám bệnh.
Dấu hiệu cần thực hiện dịch vụ của đơn vị Hậu môn – Trực tràng
Nhiều người chủ quan khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường về hậu môn, trực tràng. Điều này dẫn đến tình trạng bệnh diễn biến đến giai đoạn nặng, khiến quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn, đồng thời tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc. Vậy nên, khi phát hiện những triệu chứng dưới đây sẽ cần đến cơ sở y tế tiến hành dịch vụ của Đơn vị Hậu môn – Trực tràng.
- Cơ thể xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như ợ chua, ợ hơi, hôi miệng, đau tức bụng trước hoặc sau khi ăn, các cơn đau quặn hoặc đau râm ran.
- Ngứa ngáy hoặc nóng rát tại hậu môn.
- Khi đi ngoài có máu đỏ tươi hoặc dịch nhảy phủ trên phân.
- Trực tràng tiết dịch nhầy, chảy máu hoặc có mủ.
- Tần suất đi đại tiện nhiều hoặc ít bất thường.
- Bị táo bón hoặc bị tiêu chảy, đi ngoài ra phân lỏng trong thời gian dài.
- Cơ thể mệt mỏi, không có cảm giác muốn ăn, cân sụt không rõ nguyên nhân.
- Sưng hạch bạch huyết tại bẹn.
Đối tượng cần khám và điều trị đơn vị Hậu môn – Trực tràng
Gói dịch vụ của đơn vị Hậu môn – Trực tràng được khuyến nghị thực hiện cho tất cả các đối tượng nam/nữ ở mọi độ tuổi. Tuy nhiên, những đối tượng dưới đây sẽ cần tiến hành thực hiện thăm khám sớm vì có nguy cơ bị bệnh cao hơn.
- Người có tiền sử bị bệnh hoặc trong gia đình từng có người bị các bệnh lý liên quan đến hậu môn – trực tràng như viêm loét trực tràng, ung thư trực tràng, trĩ, polyp, nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn, bệnh Crohn,…
- Những người bị ung thư và đang điều trị bằng phương pháp xạ trị cũng có nguy cơ mắc bệnh cao do ảnh hưởng của bức xạ.
- Nam giới có phát sinh quan hệ tình dục đồng giới thì khả năng mắc bệnh về hậu môn, trực tràng tăng cao.
- Những người có hệ tiêu hóa kém, chế độ ăn uống không khoa học, thường xuyên tiêu thụ thực phẩm không lành mạnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao.
- Người có thói quen hoặc tính chất công việc cần ngồi lâu, ít vận động, thường xuyên phải chịu áp lực hoặc stress kéo dài,…
Rủi ro khi thực hiện dịch vụ của đơn vị Hậu môn – Trực tràng
Rủi ro khi thực hiện thăm khám và điều trị bệnh luôn là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm từ người bệnh. Vậy đối với dịch vụ của đơn vị Hậu môn – Trực tràng có xảy ra rủi ro gì không? Thông thường, các bước tiến hành chẩn đoán, xét nghiệm và điều trị luôn được bác sĩ thực hiện cẩn thận, kỹ càng nên những rủi ro rất hiếm khi xảy ra.Tuy nhiên, với việc phối kết hợp những phương pháp phức tạp, cần kỹ thuật chuyên sâu đôi khi sẽ tồn tại một số rủi ro như:
- Gây chảy máu khi thực hiện các thủ thuật: Các phương pháp như nội soi, lấy máu, lấy mẫu sinh thiết,… có thể dẫn đến chảy máu trong quá trình thực hiện hoặc sau khi kết thúc thủ thuật.
- Vết thủng tại ruột: Do đại tràng có cấu trúc rất dài, xoắn và gấp khúc nên trong quá trình nội soi thăm khám hoặc phẫu thuật trị bệnh có thể gây thủng ruột.
- Phản ứng với thuốc mê: Quá trình điều trị bệnh đơn vị hậu môn – trực tràng không khỏi tiếp xúc với thuốc mê. Một số người có thể gặp phản ứng khó thở, rối loạn nhịp tim, dị ứng với thành phần của loại thuốc này.
- Nhiễm trùng: Đây là rủi ro hiếm gặp nhưng cũng có một số trường hợp mắc phải do quá trình nội soi hoặc phẫu thuật không may làm các vết thương tổn bị vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng.
- Một số rủi ro khác: Sau khi nội soi trực tràng, hậu môn, người bệnh có thể bị buồn nôn, ợ hơi, có cảm giác muốn đại tiện.
Trường hợp cần tạm hoãn khám và điều trị Hậu môn – Trực tràng
Bác sĩ cho biết, những trường hợp cần tạm hoãn khám và điều trị hậu môn – trực tràng bao gồm:
- Những đối tượng không đủ điều kiện sức khỏe, xuất hiện các triệu chứng cấp tính như sốt cao, co giật, khó thở, động kinh,…
- Người mới thực hiện phẫu thuật, đang cần tĩnh dưỡng hồi phục sức khỏe.
- Đối tượng trong quá trình thăm khám bác sĩ phát hiện những dấu hiệu bệnh nền nghiêm trọng cần tiến hành điều trị bệnh đó trước.
Phương pháp khám và điều trị đơn vị Hậu môn – Trực tràng
Quá trình khám và điều trị đơn vị Hậu môn – Trực tràng cần sự kết hợp bởi nhiều phương pháp khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp được áp dụng rất phổ biến tại các đơn vị y tế hiện nay.
Tìm máu ẩn trong phân
Phương pháp này được thực hiện nhằm mục đích tìm ra lượng máu ít nhằm trong phân mà mắt thường không thấy được. Đây là dấu hiệu của tình trạng hệ thống tiêu hóa đang gặp vấn đề, có thể là xuất hiện khối u, polyp hoặc thậm chí ung thư đại trực tràng.
Cụ thể, mẫu phân của người bệnh sẽ được trải đều trên 1 tấm giấy, kỹ thuật viên dùng 1 số chất hóa học nhỏ vào để quan sát sự thay đổi màu sắc của phân, từ đó chẩn đoán trong phân có lẫn máu hay không. Tiếp theo, tùy vào kết quả này để bác sĩ chỉ định các xét nghiệm bổ trợ cần thiết khác.
Nội soi trực tràng
Đây là thủ thuật đưa trực tiếp ống mềm có gắn camera và đèn soi thông qua hậu môn đến trực tràng. Phương pháp giúp phát hiện được những bệnh lý trong bộ phận này một cách chính xác và dễ dàng. Hiện nay có 2 phương pháp nội soi trực tràng gồm:
- Nội soi ống cứng: Bác sĩ sử dụng ống thẳng và cứng, có đường kính từ 1 – 2cm, dài từ 25 – 50cm. Trên ống có lắp camera, đen soi và dụng cụ bơm hơi để làm nở lòng ruột.
- Nội soi ống mềm: Đây là phương pháp nội soi trực tràng được áp dụng phổ biến hơn. Bác sĩ sẽ sử dụng ống soi mềm đường kính khoảng 1.3cm, dài 65cm. Ưu điểm của phương pháp này là ít gây đau, ít khó chịu, hình ảnh lúc soi rõ nét, không làm tổn thương niêm mạc của trực tràng và hậu môn.
Chụp cắt lớp CT
Phương pháp chụp cắt lớp CT hay còn được gọi với tên nội soi ảo. Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại, cho phép quan sát toàn bộ đại trực tràng mà không cần dùng ống nội soi. Mục đích của phương pháp là xác định chính xác các khối u hoặc các thương tổn mà phương pháp khác không thấy được.
Cách thực hiện chụp cắt lớp CT rất đơn giản, người bệnh được có thể được tiêm thuốc cản quang hoặc thuốc giảm co thắt cơ đường ruột nếu cần. Sau đó nằm lên giường chụp và bơm khí qua hậu môn vào đại trực tràng. Tiếp theo, nằm vào máy chụp cắt lớp và tiến hành chụp.
Danh mục gói dịch vụ của đơn vị Hậu môn – Trực tràng tại Viecmec
Danh mục gói dịch vụ của đơn vị Hậu môn – Trực tràng tại Viecmec như sau:
Gói dịch vụ của đơn vị Hậu môn – Trực tràng | ||
---|---|---|
STT | Danh mục thực hiện | Mục đích |
I. Khám lâm sàng |
||
1 | Khám ngoại | Nhằm phát hiện các bệnh lý ngoại khoa |
II. Xét nghiệm |
||
2 | HIV Ab test nhanh | Sàng lọc HIV |
3 | Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi | Phát hiện thiếu máu, một số bệnh về máu |
4 | Tìm máu ẩn trong phân | Phát hiện các bệnh về trực tràng |
III. Chẩn đoán hình ảnh |
||
5 | Siêu âm ổ bụng | Phát hiện bất thường tại trực tràng và các tạng trong ổ bụng |
6 | Nội soi trực tràng | Phát hiện khối u hậu môn trực tràng, tình trạng bất thường khác như tắc ruột, lồng ruột, thành đại tràng dày,… |
7 | Chụp CT hoặc chụp MRI | Tầm soát bệnh về hậu môn trực tràng |
IV. Điều trị hậu môn – trực tràng |
||
1 | Điều trị rò hậu môn, rò trực tràng | |
2 | Điều trị rò trực tràng, âm đạo | |
3 | Điều trị nứt kẽ hậu môn, ngứa hậu môn | |
4 | Điều trị sa trực tràng | |
5 | Điều trị hẹp trực tràng, hẹp hậu môn | |
6 | Điều trị tổn thương cơ thắt của hậu môn – thể đáy chậu | |
7 | Điều trị táo bón, tiêu chảy | |
8 | Điều trị bệnh sùi mào gà tại hậu môn – trực tràng |
Lưu ý khi thực hiện gói dịch vụ của đơn vị Hậu môn – Trực tràng tại Viecmec
Để quá trình khám và điều trị các bệnh lý liên quan đến Đơn vị Hậu môn – Trực tràng đạt kết quả tốt nhất, bác sĩ đưa ra một số lưu ý cho người bệnh như sau:
- Trong vòng 3 ngày trước khi khám hậu môn trực tràng, người bệnh tránh ăn các thức ăn khó tiêu và giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên cám, rau xanh, hoa quả, các loại hạt, các thực phẩm có màu đỏ như gấc, củ dền. Nên ăn các thực ăn mềm và dễ tiêu hóa như khoai, súp, chế phẩm từ sữa để kết quả nội soi hậu môn trực tràng chính xác nhất.
- Trong vòng 8 tiếng trước khi thăm khám, người bệnh cần nhịn ăn và không sử dụng thuốc lá, rượu bia, nước ngọt, nước trái cây, chỉ nên uống nước lọc để kết quả nội soi tránh bị sai sót hoặc ảnh hưởng tiêu cực.
- Phương pháp khám và điều trị hậu môn trực tràng cần đảm bảo các bộ phận này sạch sẽ để mang đến kết quả tốt. Vậy nên, bạn cần vệ sinh hậu môn trước khi đi khám.
- Thông báo cho bác sĩ nếu đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào hoặc mắc phải các bệnh lý như cao huyết áp, tim mạch, hen suyễn, máu khó đông,…
Hiện nay, gói dịch vụ của đơn vị Hậu môn – Trực tràng được triển khai trên hầu hết các cơ sở y tế khắp cả nước. Bạn nên tìm hiểu kỹ càng và lựa chọn đơn vị uy tín để đảm bảo kết quả khám và điều trị hiệu quả nhất. Để được tư vấn và đăng ký gói dịch vụ tại Vietmec, bạn có thể liên hệ ngay qua hotline 024 3212 3133.
Quy trình thực hiện gói dịch vụ của đơn vị Hậu môn – Trực tràng tại Vietmec
Hiện tại, Vietmec tiến hành gói dịch vụ của đơn vị Hậu môn – Trực tràng theo quy trình đơn giản, rõ ràng như sau:
Bước 1: Đặt lịch
Liên hệ đặt lịch thăm khám với hệ thống Vietmec thông qua form hoặc hotline 024 3212 3133.
Bước 2: Xác nhận lịch
Tư vấn viên xác nhận đặt lịch với cơ sở y tế đã đăng ký theo nhu cầu của người thăm khám. Với trường hợp đặt thông qua form có sẵn trên hệ thống, người đặt lịch sẽ được liên hệ lại để xác nhận trong khoảng 1 – 2 giờ.
Bước 3: Tới cơ sở y tế
- Bệnh nhân lựa chọn trang phục phù hợp cho quá trình thăm khám kiểm tra. Tới cơ sở y tế thăm khám, làm thủ tục tại quầy thông tin của bệnh viện hoặc phòng khám theo hướng dẫn của nhân viên.
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân và tình trạng sức khỏe, đơn thuốc đang dùng (nếu có)
Bước 4: Thăm khám chi tiết
- Lấy số sắp xếp thứ tự và đợi thăm khám.
- Bệnh nhân thăm khám lâm sàng với các bác sĩ, kiểm tra tình trạng sức khỏe hiện tại, trao đổi thông tin về những dấu hiệu bất ngờ đang gặp phải.
- Chuyển sang khu vực khám cận lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cần thiết do bác sĩ chỉ định.
Bước 5: Đợi kết quả
Sau khi hoàn tất thủ tục, bệnh nhân nhận kết quả trong vòng 1 ngày. Cũng có một số hạng mục thăm khám sẽ trả kết quả chỉ sau khoảng 2 – 3 giờ.
Bước 6: Bác sĩ đọc kết quả
Quay trở về phòng tư vấn để bác sĩ đọc kết quả chẩn đoán. Sau đó hướng dẫn, tư vấn bệnh nhân về phương án chữa trị phù hợp nhất.
Bước 7: Thanh toán chi phí thăm khám, điều trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!