Gói Dịch Vụ Khám Điều Trị Bệnh Tim Mạch Cho Người Lớn

Dịch vụ khám, điều trị bệnh tim mạch cho người lớn áp dụng các kỹ thuật đánh giá mức độ tổn thương của tim, nhận biết loại bệnh và giai đoạn. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp cho bệnh nhân, giúp bảo vệ chức năng tim và mạch máu, hạn chế nguy cơ đột quỵ hay tử vong.

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh lý có tính nguy hiểm cao, thường khởi phát âm thầm ở giai đoạn đầu và chỉ thể hiện rõ rệt khi chuyển nặng. Bệnh rất dễ gây tử vong nếu không có các biện pháp chăm sóc, điều trị kịp thời. Do đó, việc đăng ký các dịch vụ khám, điều trị bệnh tim mạch cho người lớn là rất cần thiết để thực hiện ngay từ bây giờ.

Định nghĩa dịch vụ khám, điều trị bệnh tim mạch cho người lớn

Hiện nay, không chỉ riêng Việt Nam, nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng có tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh tim mạch khá cao. Bệnh tim mạch chính là các vấn đề liên quan tới cấu trúc, chức năng hoạt động của tim, mạch máu không được bình thường, ổn định.

Những bệnh tim mạch thường gặp nhất là: Bệnh động mạch vành, khuyết tật tim bẩm sinh, rối loạn nhịp tim, nhiễm trùng tim, viem cơ tim, sa van tim, hở van tim, hẹp van tim, xơ cứng động mạch, đau tim, đau thắt ngực, đột quỵ,…

Theo đó, dịch vụ khám, điều trị bệnh tim mạch cho người lớn sẽ áp dụng các kỹ thuật đánh giá mức độ tổn thương của tim, nhận biết loại bệnh và giai đoạn. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp cho bệnh nhân, giúp bảo vệ chức năng tim và mạch máu. Hạn chế nguy cơ đột quỵ hay tử vong.

dich vu kham dieu tri benh tim mach cho nguoi lon
Dịch vụ khám, điều trị bệnh tim mạch cho người lớn giúp bảo vệ sức khỏe cho bệnh nhân

Vì sao cần khám, điều trị bệnh tim mạch cho người lớn?

Bệnh tim mạch là một trong những chứng bệnh có tỷ lệ người mắc khá cao và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Bệnh nhân sẽ khó phát hiện bệnh ngay từ khi mới khởi phát. Đồng thời, cũng có không ít người xuất hiện các triệu chứng khác lạ nhưng chủ quan không thăm khám sớm, từ đó việc điều trị bị chậm lại, dễ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nếu không khám, điều trị bệnh tim mạch từ sớm, bệnh nhân có thể gặp phải những hậu quả khá nghiêm trọng sau đây:

  • Đau tim: Mạch máu xuất hiện các cục máu đông sẽ cản trở quá trình lưu thông, xuất hiện những cơn đau tim với tần suất thường xuyên và mức độ tăng dần.
  • Suy tim: Bệnh tim mạch nếu không chữa trị sẽ dễ gây ra suy tim. Suy tim là tình trạng xuất hiện khi bệnh nhân bị bệnh nhiễm trùng tim, các vấn đề liên quan tới cơ tim, van tim hoặc khuyết tật trong tim.
  • Phình động mạch: Chậm trễ điều trị các bệnh tim mạch cho người lớn còn là nguyên nhân gây ra phình động mạch, dễ khiến người bệnh bị chảy máu nội bộ và thậm chí tử vong.
  • Đột quỵ: Khi mạch máu dẫn lên não bị hẹp, ứ đọng các cục máu đông sẽ dễ gây đột quỵ thiếu máu cục bộ. Lúc này, não bộ của bệnh nhân sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, có nguy cơ thành người thực vật.
  • Động mạch ngoại biên: Là biến chứng xảy ra với tình trạng chân tay không được cung cấp đủ máu, gây ra các cơn đau mỏi, cản trở hoạt động hàng ngày của bệnh nhân.
  • Ngừng tim đột ngột: Tim sẽ ngừng chức năng haotj động đột ngột, nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân sẽ tử vong.

Như vậy, việc khám và điều trị bệnh tim mạch cho người lớn từ sớm sẽ giúp bệnh nhân sớm có biện pháp bảo vệ tim mạch. Ổn định lại hoạt động chức năng của tim cũng như giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng, kéo dài thời gian sống. Người bệnh khi nhận thấy các dấu hiệu tim mạch bất thường, nên sớm đến cơ sở y tế thăm khám và chữa trị kịp thời.

Khi nào cần khám, điều trị bệnh tim mạch cho người lớn?

Bệnh tim mạch thường rất ít khi thể hiện các triệu chứng rõ rệt ngay từ giai đoạn mới khởi phát. Bệnh nhân chỉ nhận biết được khi có các dấu hiệu tổn thương rõ ràng. Theo đó, nếu bạn đang có những biểu hiện sau, nên nhanh chóng tới cơ sở y tế thăm khám lập tức:

  • Xuất hiện các cơn đau thắt ngực: Cơn đau thường sẽ xuất hiện ở vùng ngực trái và sau xương ức. Bệnh nhân sẽ cảm nhận cơn đau kéo dần lên vùng vai và mặt trong của cánh tay, tim giống như đang bị bóp chặt kèm theo cảm giác khó thở. Những cơn đau này diễn ra không quá lâu, thường trong khoảng tối đa 10 phút. Nhưng nếu để lâu dài sẽ dễ gây ra nhồi máu cơ tim và tử vong.
  • Ho nhiều: Các cơn ho xuất hiện nhiều dù không có sự tác động của thời tiết hay chế độ ăn uống. Bệnh nhân có thể bị ho khò khè, ho kéo dài không dứt, thậm chí nặng hơn là ho ra máu.
  • Mệt mỏi: Cơ thể mệt mỏi khó chịu, dễ bị chóng mặt, mất sức nhanh, thường bị thở hụt hơi, thở dốc, khó thở.
  • Mạch đập rối loạn: Người mắc bệnh tim mạch còn có cả triệu chứng mạch đập rối loạn, đập nhanh, kèm theo tình trạng hoa mắt chóng mặt rất rõ rệt.
  • Phù chân, bụng: Khu vực chân và bụng của bệnh nhân có thể bị sưng phù bởi cơ thể tích tụ lượng dịch lớn. Điều này cũng gây ra tình trạng chán ăn, ăn uống không ngon miệng, khiến sức khỏe của bệnh nhân càng giảm sút hơn.
dich vu kham dieu tri benh tim mach cho nguoi lon
Bệnh nhân đau tức ngực, mệt mỏi nên nhanh chóng đi khám

Đối tượng khám, điều trị bệnh tim mạch cho người lớn

Để có thể bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất, bệnh nhân cần sớm đi thăm khám và điều trị theo chỉ dẫn của các bác sĩ. Những đối tượng cần đặc biệt lưu ý đi thăm khám sớm là:

  • Người xuất hiện các cơn đau bất thường ở tim.
  • Bệnh nhân cao huyết áp, bị thừa cân, béo phì.
  • Người cao tuổi.
  • Người bị mỡ máu cao, viêm khớp dạng thấp, bệnh về thận, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mạn tính,…
  • Người có chế độ ăn uống thất thường, sinh hoạt không khoa học, lành mạnh.
  • Những người trong gia đình có tiền sử các bệnh lý về tim mạch.
  • Bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc các khuyết tật, các vấn đề chức năng ở tim hoạt động không bình thường.

Rủi ro khi khám, điều trị bệnh tim mạch cho người lớn

Quá trình khám và điều trị bệnh tim mạch cho người lớn có thể xảy ra rủi ro gì không?

Thực tế, việc thăm khám cho bệnh nhân sẽ không thể xảy ra vấn đề gì bất lợi. Tuy nhiên, do đây là loại bệnh có mức độ nghiêm trọng và phức tạp hơn khá nhiều so với các bệnh lý khác, vậy nên vẫn có khả năng xảy ra rủi ro khi điều trị. Đặc biệt với các ca bệnh phải thực hiện phẫu thuật, có thể gặp phải một số biến chứng sau:

  • Rối loạn nhịp tim sau phẫu thuật: Đây là  rủi ro không còn hiếm gặp ở các cơ bệnh phẫu thuật tim. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình hình thực tế để áp dụng thuốc hoặc hỗ trợ sốc điện và thiết bị nhân tạo giúp ổn định nhịp tim.
  • Chảy máu hậu phẫu: Với những bệnh nhân đã từng sử dụng thuốc chống đông máu hoặc dùng trong và sau ca phẫu thuật, người dùng máy chạy tim nhân tạo trong thời gian dài,… có thể bị chảy máu hậu phẫu. Ngoài ra, cũng có trường hợp chảy máu do sót lại mạch máu nhỏ trong quá trình cầm máu ngoại khoa gây ra.
  • Nhiễm trùng: Sau ca phẫu thuật, bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng vết mổ. Đặc biệt ở những bệnh nhân bị các bệnh lý nền liên quan tới răng hàm mặt, tai mũi họng, phổi hoặc các dạng nhiễm trùng toàn thân khác nhưng chưa được xử lý triệt để.
  • Suy đa cơ quan: Với các trường hợp bệnh nhân bị suy tim, sau ca mổ có thể gặp phải tình trạng suy giảm chức năng ở nhiều cơ quan. Đặc biệt là gan và thận.
  • Viêm phổi: Biến chứng này thường có liên quan tới vấn đề kỹ thuật đặt máy thở, đặt nội khí quản hoặc chăm sóc hút đàm nhớt. Nếu không được tiến hành đúng cách, bệnh nhân sẽ khó tránh khỏi biến chứng viêm phổi.

Các rủi ro trên sẽ có cả sự tác động từ kỹ thuật điều trị, tay nghề bác sĩ cũng như vấn đề sức khỏe và cách người nhà chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật. Do vậy, cần hết sức lưu ý về việc lựa chọn cơ sở y tế chữa bệnh, chú ý các hướng dẫn chăm sóc của các bác sĩ, tuân thủ đúng phác đồ chăm sóc, phục hồi.

Trường hợp tạm hoãn khám, điều trị bệnh tim mạch cho người lớn

Khi nào cần phải tạm hoãn việc thăm khám và điều trị bệnh tim cho người lớn? Theo đó, việc thăm khám thường sẽ chỉ tạm hoãn khi bệnh nhân không đảm bảo sức khỏe để thực hiện các cuộc kiểm tra.

Trong khi đó, với quá trình điều trị, những bệnh nhân đang có các bệnh lý nền khác có thể cần phải được chữa trị triệt để trước khi trị bệnh tim. Ngoài ra, với những người phẫu thuật, cũng cần dựa vào yếu tố sức khỏe, các chỉ số cơ thể có tác động trực tiếp tới quá trình mổ. Đồng thời các bác sĩ, chuyên gia cũng cần tính toán tới đội ngũ thực hiện phẫu thuật cũng như sự chấp thuận điều trị từ phía bệnh nhân và gia đình. Nếu như không đảm bảo các yếu tố theo yêu cầu tiêu chuẩn, việc chữa trị sẽ bị chậm lại.

Phương pháp khám, điều trị bệnh tim mạch cho người lớn

Khám và điều trị bệnh tim mạch cho người lớn sẽ cần trải qua khá nhiều bước kiểm tra. Đặc biệt việc thăm khám kỹ lưỡng là yếu tố rất quan trọng để có thể đưa ra phác đồ chữa bệnh thích hợp cho bệnh nhân.

Thăm khám bệnh tim mạch cho người lớn

Quá trình thăm khám sẽ bao gồm lâm sàng và cận lâm sàng. Bệnh nhân cần thực hiện đủ các hạng mục theo chỉ dẫn từ bác sĩ để có kết quả đánh giá chi tiết và chính xác cuối cùng.

Thăm khám lâm sàng: 

Đây là bước khám đánh giá tổng quát về tình trạng bệnh tim mạch, sau khi đã có được các chỉ số cơ bản, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tiếp tục thực hiện các kỹ thuật thăm khám cận lâm sàng cần thiết khác.

  • Quan sát, kiểm tra tĩnh mạch cổ, nghe tim để nhận biết những vấn đề khác thường ở hệ tim mạch.
  • Khai thác tiền sử bệnh lý, tính chất nghề nghiệp, thói quen sinh hoạt, lối sống hàng ngày của bệnh nhân.

Thăm khám cận lâm sàng:

Bao gồm các xét nghiệm, chiếu chụp và siêu âm để cho ra kết quả chính xác về chức năng, cấu trúc của mạch máu, tim. Cụ thể những phương pháp này thực hiện như sau:

  • Xét nghiệm máu: Đánh giá lượng tiểu cầu, hồng cầu, chức năng hoạt động của thận và gan, nồng độ men tim và phát hiện tổn thương tại cơ tim.
  • Đo điện tim: Sử dụng máy móc để đo tốc độ, điện học, nhịp đập ở tim. Từ đó đánh giá được khả năng co bóp của tim, chẩn đoán vấn đề thiếu máu, nhồi máu cơ tim, phì đại cơ thất, cơ nhĩ, tổn thương màng ngoài tim, ngộ độc thuốc,….
  • Siêu âm tim: Thường được sử dụng để phát hiện các vấn đề liên quan tới bệnh viêm nhiễm ở cơ tim, van tim hoặc bệnh lý khác tại van tim, buồng tim.
  • X-quang tim phổi: Thu về hình ảnh cấu trúc của tim, phổi, các cơ quan lân cận trong lồng ngực.
  • Chụp CT: Thực hiện chụp CT mạch vành để đưa ra kết luận cụ thể về bệnh mạch vành, nhận biết mức độ tắc, hẹp mạch cũng như các bệnh lý tim mạch khác.
  • Chụp cộng hưởng từ: Cho hình ảnh chi tiết về mạch máu và cấu trúc, chức năng của tim, độ chính xác cực cao, phát hiện tốt các khối u, bệnh lý bẩm sinh cũng như các bất thường ở những vị trí khó quan sát bằng các kỹ thuật khám khác.
dich vu kham dieu tri benh tim mach cho nguoi lon
Kỹ thuật siêu âm được áp dụng máy móc hiện đại

Điều trị bệnh tim mạch cho người lớn

Việc điều trị bệnh tim mạch cho người lớn như thế nào sẽ còn phụ thuộc vào loại bệnh, nguyên nhân gây bệnh. Theo đó, các biện pháp được áp dụng phổ biến nhất có thể kể tới như:

  • Dùng thuốc điều trị: Các loại thuốc sẽ được kê cho từng bệnh nhân để đảm bảo ổn định chức năng tim, hạn chế tắc nghẽn mạch máu, cân bằng nhịp tim. Giúp bệnh nhân giảm các cơn đau tức ngực, hạn chế nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt: Khi mắc bệnh tim mạch, chế độ sinh hoạt hàng ngày cũng có tác động rất nhiều tới quá trình điều trị. Bệnh nhân cần đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, sử dụng thực phẩm phù hợp, rèn luyện cơ thể ở mức độ nhẹ nhàng. Chấm dứt các thói quen uống bia rượu, hút thuốc và nhiều vấn đề gây hại khác.
  • Phẫu thuật: Các ca mổ sẽ được thực hiện khi quá trình điều trị bệnh tim mạch bằng thuốc không thể cho tác dụng tốt. Kỹ thuật một cũng sẽ dựa theo bệnh lý thực tế ở mỗi người.

Một số phương pháp phẫu thuật được dùng cho người bệnh tim mạch hiện nay gồm có:

  • Cắt động mạch: Là kỹ thuật cắt bỏ mảng báo ở các động mạch, từ đó phục hồi khả năng lưu thông máu, chấm dứt sự tắc nghẽn mạch máu do các cục máu đông.
  • Nong mạch: Mạch bị tắc sẽ được mở lại bằng việc áp dụng các thiết bị hỗ trợ, thường sẽ là chèn stent dạng ống thép không gỉ. Qua đó sẽ mở rộng mạch máu, duy trì chức năng hoạt động vốn có.
  • Bắc cầu động mạch: Một phần độc mạch hoặc tĩnh mạch sẽ được lấy từ các vị trí khác trên cơ thể để ghép vào khu vực động mạch bị tắc nghẽn, dẫn máu lưu thông trở lại.
  • Thay thế van tim: Với các trường hợp bệnh nhân bị hỏng van tim, các bác sĩ sẽ tiến hành thay thế bằng van nhân tạo.
  • Máy tạo nhịp tim: Tim được mở và đặt vào thiết bị tạo nhịp tim kích thước nhỏ. Qua đó, hoạt động tại tim sẽ được điều chỉnh để duy trì nhịp đập ổn định cho bệnh nhân.
  • Ghép tim mới: Kỹ thuật thay thế một trái tim mới cho bệnh nhân là phương pháp phẫu thuật rất phức tạp, có độ khó cực cao. Người bệnh thay tim mới sẽ khỏe mạnh trở lại, nhưng việc chờ có tim hiến tặng khá lâu vì số lượng tim được hiến hiện nay vẫn quá thấp so với các ca bệnh đang chờ được ghép tim mới.

Danh mục khám, điều trị bệnh tim mạch cho người lớn –  Hệ thống Vietmec

Dịch vụ khám, điều trị bệnh tim mạch cho người lớn tại hệ thống Vietmec đang được tiến hành với những hạng mục cụ thể dưới đây:

GÓI KHÁM, ĐIỀU TRỊ BỆNH TIM MẠCH CHO NGƯỜI LỚN – HỆ THỐNG VIETMEC
STT DANH MỤC KHÁM, ĐIỀU TRỊ Ý NGHĨA DỊCH VỤ
Chẩn đoán lâm sàng
1 Khám lâm sàng Đo và đánh giá thông tin liên quan tới huyết áp, nhịp tim, tĩnh mạch cổ, khai thác tiền sử bệnh lý để có đánh giá sơ bộ về sức khỏe bệnh nhân.
Chẩn đoán cận lâm sàng
2 Đo điện tim Đánh giá nhịp, tốc độ và điện học ở tim, khả năng co bóp tim. Nhận biết các bệnh lý liên quan tới bất thường ở cơ nhĩ, cơ thất màng ngoài tim.
3 Siêu âm tim Đánh giá, chẩn đoán bất thường của van tim, cơ tim, các bệnh lý bẩm sinh.
4 Siêu âm Doppler tim
5 Siêu âm Doppler động mạch chủ
6 Siêu âm Doppler động mạch cảnh – sống nền
7 Siêu âm Doppler động mạch, tĩnh mạch chi dưới
8 Chụp X-quang tim phổi Đánh giá cấu trúc tim, phổi, mạch máu,…
9 Chụp CT mạch vành Chẩn đoán các bệnh lý về mạch vành, mức độ tắc, hẹp ở mạch vành
10 Chụp cộng hưởng từ tim Chẩn đoán bệnh lý van tim, khối u lành tính hay ác tính, bệnh tim bẩm sinh,…
11 Kiểm tra Cholesterol toàn phần Đánh giá rối loạn lipid trong máu
12 Kiểm tra lượng Triglycerid
13 Kiểm tra HDL-C
14 Kiểm tra LDL-C
15 Kiểm tra hoạt độ ALT (GPT) Đánh giá chức năng hoạt động ở gan
16 Kiểm tra hoạt độ AST (GOT)
Điều trị
17 Phương án điều trị
  • Sử dụng thuốc
  • Thay đổi chế độ sống

Phẫu thuật:

  • Cắt động mạch
  • Nong mạch
  • Bắc cầu động mạch
  • Thay van tim
  • Đặt máy tạo nhịp tim
  • Ghép tim

Lưu ý khi khám, điều trị bệnh tim mạch cho người lớn ở hệ thống Vietmec

Khi tới thăm khám và chữa trị bệnh tim mạch tại hệ thống Vietmec, người bệnh vui lòng chú ý những điều sau:

  • Bệnh nhân cần chủ động mang theo kết quả đánh giá, thăm khám, phim chiếu chụp của các lần khám bệnh trước đó. Các bác sĩ sẽ dựa vào đây để so sánh kết quả khám mới nhất, từ đó nhận biết được sự tiến triển trong chữa trị. Ngoài ra, cũng cần thông báo với bác sĩ về loại thuốc bạn đang sử dụng.
  • Nên thăm khám và điều trị cố định tại một cơ sở y tế để có sự liền mạch trong các kết quả chẩn đoán và phác đồ chữa bệnh. Chỉ chuyển tuyến khi có chỉ định từ các bác sĩ phụ trách.
  • Trước khi lấy mẫu xét nghiệm máu, cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng để đảm bảo không gây ảnh hưởng tới các chỉ số đánh giá.
  • Trong trường hợp bệnh nhân có thêm bệnh tiểu đường, nên tránh tiêm, uống insulin vào trước lúc khám bệnh tim mạch.
  • Không dùng các đồ uống có cồn, nước ngọt, nước có ga, bia, rượu, cà phê hoặc bất cứ chất kích thích trước khi đi thăm khám.
  • Khi bác sĩ có kê đơn thuốc điều trị, cần chú ý dùng đúng theo chỉ dẫn, không tự ý ngừng hoặc thay đổi loại thuốc.
  • Với những bệnh nhân được tư vấn nhập viện phẫu thuật, nên nhanh chóng thực hiện, chậm trễ có thể làm giảm khả năng phục hồi và hiệu quả phẫu thuật.
dich vu kham dieu tri benh tim mach cho nguoi lon
Bệnh nhân không uống bia rượu hay các chất kích thích

Dịch vụ khám, điều trị bệnh tim mạch cho người lớn hiện nay được áp dụng ở rất nhiều bệnh viện lớn. Bệnh nhân cần chú ý phải thăm khám đều đặn, tuân thủ đúng theo chỉ dẫn điều trị từ các bác sĩ chuyên khoa. Việc chủ quan không chữa bệnh, tùy ý dùng các loại thuốc trôi nổi ngoài thị trường sẽ rất dễ gây ra nhiều tác dụng phụ và biến chứng. Ngoài ra, cũng cần lựa chọn những cơ sở y tế nổi tiếng, có uy tín, nhiều y bác sĩ giàu kinh nghiệm và chuyên môn. Để đặt lịch khám và chữa trị tại hệ thống Vietmec, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 024 3212 3133.

Quy trình khám điều trị bệnh tim mạch cho người lớn tại hệ thống Vietmec

Dịch vụ khám, điều trị bệnh tim bẩm sinh ở hệ thống Vietmec hiện nay đang được tiến hành với quy trình rõ ràng các bước cụ thể gồm:

Bước 1: Đặt lịch

Liên hệ đặt lịch thăm khám với hệ thống Vietmec thông qua form hoặc hotline 024 3212 3133.

Bước 2: Xác nhận lịch

Tư vấn viên xác nhận đặt lịch với cơ sở y tế đã đăng ký theo nhu cầu của người thăm khám. Với trường hợp đặt thông qua form có sẵn trên hệ thống, người đặt lịch sẽ được liên hệ lại để xác nhận trong khoảng 1 - 2 giờ.

Bước 3: Tới cơ sở y tế

Bệnh nhân lựa chọn trang phục phù hợp cho quá trình thăm khám kiểm tra. Tới cơ sở y tế thăm khám, làm thủ tục tại quầy thông tin của bệnh viện hoặc phòng khám theo hướng dẫn của nhân viên.

Đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân và tình trạng sức khỏe, đơn thuốc đang dùng (nếu có)

Bước 4: Thăm khám chi tiết

  • Lấy số sắp xếp thứ tự và đợi thăm khám.
  • Bệnh nhân thăm khám lâm sàng với các bác sĩ, kiểm tra tình trạng sức khỏe hiện tại, trao đổi thông tin về những dấu hiệu bất ngờ đang gặp phải.
  • Chuyển sang khu vực siêu âm.
  • Chụp X-quang, MRI.
  • Xét nghiệm tế bào/máu.

Bước 5: Đợi kết quả

Sau khi hoàn tất thủ tục, bệnh nhân nhận kết quả trong vòng 1 ngày. Cũng có một số hạng mục thăm khám sẽ trả kết quả chỉ sau khoảng 2 - 3 giờ.

Bước 6: Bác sĩ đọc kết quả

Quay trở về phòng tư vấn để bác sĩ đọc kết quả chẩn đoán. Sau đó hướng dẫn, tư vấn bệnh nhân về phương án chữa trị phù hợp nhất.

Bước 7: Thanh toán chi phí thăm khám, điều trị.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android