Gói Dịch Vụ Nạo VA

Dịch vụ nạo VA là một kỹ thuật sử dụng các công nghệ laser, dao điện, plasma,... nhằm cắt bỏ đi tổ chức VA để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm tái phát liên tục.

Viêm VA là bệnh lý rất thường gặp ở trẻ hiện nay, có thể tái phát nhiều lần nếu không có các biện pháp điều trị phù hợp. Theo đó, bên cạnh dùng thuốc hay các mẹo chữa, nhiều người đã lựa chọn dịch vụ nạo VA để giúp con chấm dứt bệnh nhanh chóng. 

Định nghĩa về dịch vụ nạo VA

VA là từ viết tắt của cụm Végétation Adenoides. Đây là tổ chức các tế bào lympho thuộc hệ miễn dịch tự nhiên, nằm ở khu vực của vòm họng. VA có vai trò phát hiện, cản trở và sản sinh nhiều kháng thể tự nhiên cho cơ thể để ngăn chặn các vi khuẩn gây hại tấn công hô hấp.

Thông thường, với nhóm trẻ trong khoảng từ 6 tháng đến 4 tuổi sẽ rất cần tới VA để có thể duy trì khả năng miễn dịch vẫn còn non nớt. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều trẻ bị viêm VA do quá nhiều vi khuẩn gây nhiễm trùng tấn công.

Trong các biện pháp điều trị, nạo VA được rất nhiều người lựa chọn. Đây là một kỹ thuật phẫu thuật nhằm cắt bỏ đi tổ chức VA để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm tái phát liên tục.

dich vu nao va
Nạo VA là cắt bỏ đi tổ chức VA bị viêm nhiễm

Vì sao cần nạo VA?

Khi bị viêm VA, trẻ sẽ xuất hiện các dấu hiệu viêm nhiễm không chỉ ở vòm họng, các khu vực mũi, tai đều có thể bị vi khuẩn tấn công. Điều này gây ra nhiều tổn thương cho hệ thống tai mũi họng. Cụ thể những ảnh hưởng nghiêm trọng có thể gặp phải gồm:

  • Biến chứng mũi xoang: Trẻ có thể bị biến chứng viêm mũi xoang và kéo theo các tổn thương ở liên quan tới khí quản, phế quản, phổi, hốc mắt. Ngoài ra, bé sẽ xuất hiện tình trạng ngủ ngáy, khi ngủ có thể bị ngưng thở. Nếu không chữa trị dứt điểm, bé sẽ bị suy hô hấp rất nguy hiểm.
  • Biến chứng ở tai: Viêm VA hoàn toàn có nguy cơ gây ra các biến chứng tại tai khá nguy hiểm. Khi này, các tổn thương thường gặp là viêm tai giữa, viêm xương chũm cấp, viêm tai ứ mủ, gây cản trở lớn tới việc học hỏi thế giới xung quanh của trẻ.
  • Dị dạng sọ mặt: Khi bệnh viêm VA liên tục tái phát nhiều lần, bệnh tình ngày càng trở nên nghiêm trọng sẽ khiến trẻ phải thở bằng miệng nhiều hơn. Điều này gây ra các biến dạng ở sọ mặt, cụ thể là: Mặt dài, mũi tẹt, hàm dưới hẹp, trán dô, khó khép miệng hoàn toàn.

Theo đó, ở những ca bệnh cấp tính, các bác sĩ sẽ kê thuốc kháng viêm, kháng sinh và hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc cho con phù hợp để đẩy lùi bệnh. Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng, tái phát nhiều lần trong năm, mỗi đợt bệnh kéo dài và có thêm biến chứng. Bé không đáp ứng thuốc điều trị, hoạt động sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng nghiêm trọng sẽ cần phải thực hiện dịch vụ nạo VA.

Nạo VA sẽ là giải pháp loại bỏ đi tổ chức VA đã viêm nhiễm nặng, ngăn chặn sự tấn công của các loại vi khuẩn, hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.

Dấu hiệu cần nạo VA?

Nạo VA là giải pháp điều trị quen thuộc, tuy nhiên không phải bất cứ khi nào trẻ bị bệnh cũng cần áp dụng kỹ thuật này. Nếu bé bị viêm nhiễm VA nhiều lần và có các dấu hiệu dưới đây, các bác sĩ sẽ tư vấn nạo.

Cụ thể các dấu hiệu cho thấy trẻ cần phải nạo VA gồm:

  • Viêm VA liên tục tái phát trong năm, thường hơn 5 lần và các đợt bệnh diễn ra dài ngày.
  • Trẻ xuất hiện các biến chứng ở tai mũi họng, gây cản trở hô hấp.
  • Có dấu hiệu tiêu chảy, hoạt động hệ tiêu hóa bị rối loạn.
  • Khi chẩn đoán cho thấy trẻ đã bị viêm VA ở giai đoạn 3 – 4 (giai đoạn nặng), mũi bị bít tắc, gặp biến chứng ngưng thở khi ngủ.

Đối tượng dịch vụ nạo VA

Để có thể nạo VA, trẻ cũng cần đáp ứng một số tiêu chí nhất định, đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe khi thực hiện phẫu thuật nạo VA. Theo đó, đối tượng được chỉ định thực hiện kỹ thuật này gồm:

  • Trẻ trên 1 tuổi bị viêm VA tái phát hơn 5 lần trong năm.
  • Trẻ không có khả năng đáp ứng kháng sinh lâu dài.
  • Trẻ bị nhiễm trùng tai giữa do viêm VA nghiêm trọng.
  • Các đối tượng bị suy giảm chức năng hô hấp.
dich vu nao va
Trẻ bị viêm VA dẫn tới suy hô hấp cần phải phẫu thuật

Rủi ro khi nạo VA

Nạo VA có gây ra rủi ro gì không, có nguy hiểm không? Đối với vấn đề này, bé có thể gặp phải một số biến chứng khi quá trình nạo sai sot kỹ thuật, tay nghề bác sĩ chưa đủ kinh nghiệm. Cụ thể như:

  • Tổn thương khoang miệng: Trong quá trình nạo VA, bé có thể bị một số tổn thương ở lưỡi, răng hoặc môi, đặc biệt với những bé có khoang miệng hẹp.
  • Chảy máu nhiều: Biến chứng này có thể xảy ra ở một số ít trường hợp. Phụ huynh nên đưa con tới cơ sở y tế để có cách cầm máu thích hợp, không nên tự xử lý tại nhà.
  • Giọng nói bị thay đổi: Sau phẫu thuật, trẻ có thể gặp phải tình trạng giọng nói bị thay đổi. Với các trường hợp này, sau khi trẻ đã bình phục hoàn toàn sẽ cần có các biện pháp trị liệu để giúp trẻ lấy lại giọng nói ban đầu.
  • Nhiễm trùng vết mổ: Một số bé không được đảm bảo khử khuẩn, tiệt trùng toàn bộ dụng cụ trong quá trình nạo VA có thể xảy ra nhiễm trùng vết mổ. Khi này, họng có bé sẽ bị tổn thương khá nghiêm trọng.

Trường hợp cần tạm hoãn dịch vụ nạo VA

Nạo VA có thể phải tạm hoãn tạm thời hoặc không thực hiện đối với các trường hợp cụ thể sau đây.

  • Những bệnh nhân đang uống thuốc hoặc tiêm các thuốc phòng dịch bệnh.
  • Trẻ bị hở hàm ếch, mắc bệnh hen phế quản, dị ứng.
  • Bệnh nhân đang bị sốt xuất huyết, sởi, cúm.
  • Trẻ đang viêm mũi họng cấp.
  • Với các bệnh nhân bị bệnh tim nặng, bệnh lao, các bệnh lý liên quan tới máu sẽ không thể nạo VA.

Phương pháp nạo VA

Các kỹ thuật trong dịch vụ nạo VA khá đa dạng, tùy theo từng trường hợp bệnh nhân sẽ có những chỉ định riêng từ các bác sĩ. Dưới đây là một số phương pháp loại bỏ VA cụ thể.

Phẫu thuật nạo VA truyền thống

Bệnh nhân khi áp dụng kỹ thuật nạo VA truyền thống sẽ cần phải gây mê toàn thân. Phương pháp này thực hiện bằng cách dùng dao kéo y tế hoặc dùng dụng cụ Sluder Ballenger chuyên dụng để cắt bỏ tổ chức VA bị viêm nhiễm. Bé khi này sẽ bị chảy máu nhiều và cần thời gian tương đối lâu để lành hoàn toàn vết nạo VA.

Dao siêu âm

Phương pháp nạo VA bằng dao siêu âm được ứng dụng rất phổ biến tại các cơ sở y tế hiện nay. Kỹ thuật này ứng dụng nguồn sóng siêu âm được cài đặt ở tần số 55.000 Hz và loại bỏ các tổ chức VA một cách dễ dàng. Qua đó, bé sẽ không bị đau nhức nhiều như phương pháp truyền thống. Nhưng nhược điểm là khó cầm máu hơn và cũng tốn khá nhiều thời gian để thực hiện phẫu thuật.

Tia laser CO2 phẫu thuật VA

Các tổ chức VA sẽ được loại bỏ thông qua tác động từ tia laser CO2. Phương pháp cần được thực hiện bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn tốt vì kỹ thuật tương đối phức tạp. Tuy nhiên, về mặt thời gian thực hiện, laser CO2 khá nhanh chóng và cũng dễ cầm máu hơn.

dich vu nao va
Kỹ thuật nạo VA Plasma rất được ưa chuộng

Dao điện

Phương pháp tiếp theo bạn đọc có thể tham khảo là dùng dao điện. Dao cũng ứng dụng nguồn tần số đơn cực hoặc lưỡng cực. Thông qua nguồn nhiệt điện, tổ chức VA sẽ được loại bỏ dễ dàng. Ngoài ra, dao điện cũng yêu cầu các bác sĩ có kinh nghiệm cứng để có thể thực hiện an toàn, không khiến trẻ bị bỏng.

Ứng dụng hệ thống Coblator

Cho tới thời điểm hiện tại, Coblator là kỹ thuật nạo VA có nhiều ưu điểm vượt trội nhất. Bệnh nhân sẽ chỉ mất khoảng 30p để loại bỏ hết tổ chức VA viêm nhiễm, hạn chế xâm lấn, không đau nhiều và cũng chảy máu tương đối ít. Phương pháp thực hiện bằng công nghệ plasma với nguồn sóng năng 60 – 70 độ C, kết hợp cắt, hút và tưới nước để có thể triệt để lấy đi các mô đã hư hỏng.

Sau khi thực hiện các phẫu thuật nạo VA ở trên, bé sẽ được đưa trở về phòng hồi sức để theo dõi tình trạng sức khỏe. Thông thường bé sẽ ở phòng hồi sức khoảng 2 giờ và chuyển về phòng bệnh thường. Các bác sĩ thường xuyên tới kiểm tra nhiệt độ, nhịp tim, hơi thở và các chỉ số quan trọng khác.

Khi này, bé có thể được chỉ định dùng thuốc giảm đau và sẽ ăn uống được bình thường sau khoảng 4 giờ. Nếu sức khỏe không có dấu hiệu khác lạ, bé sẽ được xuất viện vào ngày hôm sau hoặc có thể ngay trong ngày.

Lưu ý khi nạo VA tại hệ thống Vietmec

Dịch vụ nạo VA tại hệ thống Vietmec sẽ được tiến hành bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm, vững chuyên môn, kết hợp hệ thống máy móc thiết bị hiện đại. Theo đó, để giúp bé có được kết quả tốt nhất sau khi loại bỏ VA, phụ huynh vui lòng lưu lại một số thông tin sau đây:

  • Phụ huynh chỉ cho con sử dụng thuốc giảm đau khi có chỉ dẫn từ bác sĩ. Tuyệt đối không tự mua các loại thuốc vè cho con dùng.
  • Thuốc được bác sĩ kê đơn cần dùng đúng liều lượng, đúng bữa. Nếu không may bị quên một bữa uống, không cần uống bù và đợi tới khung giờ tiếp theo sẽ sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn.
  • Sau khi phẫu thuật, bé vẫn sẽ có cảm giác đau và khó chịu ở cổ họng. Khi này phụ huynh cần ưu tiên các thực phẩm dạng mềm, dễ nuốt để chế biến cho con. Nên ăn cháo, súp thay cơm cho tới khi cổ họng đã hết đau hoàn toàn. Tránh các thực phẩm cứng và khô, các loại bánh kẹo để không gây ma sát lớn lên vết cắt.
  • Khuyến khích con uống nhiều nước, dùng nước muối ấm để vệ sinh họng và miệng.
  • Không cho con uống nước ép từ cam, táo, quýt hay các loại trái cây có tính axit sẽ làm vết cắt bị kích ứng, gây đau sót và có thể chảy máu.
  • Hướng dẫn trẻ khi hắt hơi hãy há miệng. Nếu bé có dấu hiệu sổ mũi, cần dùng khăn giấy lau cẩn thận, nhẹ nhàng, tránh việc xì mũi sẽ tác động tới vết phẫu thuật.
  • Không nên để bé tiếp xúc với các yếu tố gây cảm lạnh hoặc các bệnh lý tai mũi họng. Đây là thời điểm vẫn còn nhạy cảm, có thể gây ra bất cứ tổn thương nào cho vết nạo VA, làm thời gian bình phục lâu hơn.
  • Tránh cho trẻ hoạt động mạnh trong vòng 1 tuần kể từ thời điểm nạo VA.
  • Phòng ngủ của bé nên có thêm máy tạo độ ẩm để giúp tai mũi họng có không bị khô.
dich vu nao va
Cần khuyến khích trẻ uống nhiều nước sau khi nạo VA

Một số câu hỏi về dịch vụ nạo VA

Ngoài các vấn đề được chia sẻ ở trên, cũng có khá nhiều câu hỏi các bậc phụ huynh đặt ra. Dưới đây sẽ là một số thông tin xem thêm để cha mẹ tham khảo.

Sau khi nạo VA cần kiêng nói không?

Trẻ khi thực hiện phẫu thuật nạo VA xong vẫn có thể nói chuyện, nhưng cần lưu ý không la hét, không nói to.

Nạo VA xong có bị tái phát?

Thực tế, rất hiếm trường hợp bị tái phát viêm VA sau khi nạo. Tuy nhiên, nếu thực hiện ở các cơ sở kém chất lượng, tổ chức VA viêm nhiễm không được cắt bỏ hết sẽ khiến trẻ tái phát bệnh nhanh chóng.

Dịch vụ nạo VA bao tiền?

Mức chi phí cho dịch vụ nạo VA sẽ có sự khác biệt tùy vào từng phương pháp thực hiện cũng như cơ sở y tế phụ huynh lựa chọn. Thông thường, mức phí dao động trong khoảng 8.000.000 – 11.000.000đ. Ngoài ra, sẽ có thêm các chi phí thuốc men, ăn uống, đi lại, phí giường bệnh nếu trẻ ở lại viện 1 ngày.

Dịch vụ nạo VA hiện nay được xây dựng ở rất nhiều cơ sở y tế lớn, uy tín, chuyên nghiệp. Phụ huynh hãy tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin để sớm đưa con đi thăm khám, điều trị. Đồng thời, cần chú ý tuân thủ các hướng dẫn từ bác sĩ để đảm bảo có kết quả tốt như mong đợi. Để được tư vấn chi tiết hơn về gói dịch vụ và đăng ký đặt lịch điều trị nhanh nhất, phụ huynh vui lòng liên hệ với hệ thống Vietmec thông qua số 024 3212 3133 hotline 24/7.

Quy trình dịch vụ nạo VA - Hệ thống Vietmec

Với dịch vụ nạo VA được xây dựng tỉ mỉ, chuyên nghiệp, hệ thống Vietmec tin chắc sẽ mang tới những trải nghiệm tốt nhất cho mọi đối tượng bệnh nhân. Theo đó, phụ huynh khi đưa bé tới loại bỏ các tổ chức VA bị viêm nhiễm sẽ được thực hiện với các bước chi tiết như bên dưới đây.

Bước 1: Đặt lịch

Liên hệ đặt lịch nạo VA với hệ thống Vietmec thông qua form hoặc hotline 024 3212 3133.

Bước 2: Xác nhận lịch

Tư vấn viên xác nhận đặt lịch với cơ sở y tế đã đăng ký theo yêu cầu. Với lịch đặt theo form có sẵn trên hệ thống, phụ huynh sẽ được liên hệ xác nhận đăng ký trong khoảng 1 - 2 giờ.

Bước 3: Tới cơ sở y tế

Phụ huynh đưa trẻ tới cơ sở y tế làm thủ tục tại quầy thông tin. Cung cấp chi tiết các thông tin cá nhân và tình trạng sức khỏe kèm sổ BH nếu có.

Nên mặc trang phục phù hợp để tiện thăm khám kiểm tra.

Bước 4: Thăm khám chi tiết

  • Lấy số thứ tự đợi thăm khám.
  • Thăm khám lâm sàng.
  • Lấy mẫu xét nghiệm.

Bước 5: Đợi kết quả

Nhận kết quả thăm khám và sự tư vấn điều trị từ các bác sĩ.

Bước 6: Làm thủ tục nhập viện

Phụ huynh đưa trẻ quay trở lại quầy làm thủ tục phẫu thuật, cung cấp thông tin hồ sơ bệnh lý và các giấy tờ liên quan.

Bước 7: Điều trị

  • Tiến hành trị liệu bằng các phương pháp nạo VA đã được thống nhất ban đầu.
  • Thời gian điều trị tùy thuộc vào từng trường hợp thực hiện theo kỹ thuật nào.

Bước 8: Thanh toán và xuất viện

Bệnh nhân sau khi được chữa khỏi sẽ làm các thủ tục thanh toán viện phí và xuất viện. Các bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc cơ thể trong giai đoạn này để hồi phục nhanh chóng.

Bước 9: Tái khám

Bệnh nhân tái khám định kỳ để các bác sĩ quan sát sự hồi phục trong cơ thể.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android