Gói Khám Bệnh Lý Tim Phổi

Gói khám bệnh lý tim phổi được tích hợp nhiều phương pháp thăm khám, chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng. Thông qua kết quả này, các bác sĩ sẽ cho ra kết luận chính xác về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Tim và phổi là 2 cơ quan với chức năng hoạt động vô cùng quan trọng. Nhưng đây cũng là nơi dễ bị các bệnh lý gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng. Do đó, việc đăng ký gói khám bệnh lý tim phổi định kỳ sẽ giúp chúng ta biết được tình trạng sức khỏe thực tế để có các cách chăm sóc sao cho phù hợp nhất. 

Định nghĩa khám bệnh lý tim phổi

Trên cơ thể, tim và phổi có vai trò cung cấp oxy, máu để giúp các cơ quan khác có thể duy trì tốt hoạt động, đảm bảo sự sống cho con người. Tuy nhiên, 2 cơ quan này cũng dễ xảy ra nhiều bệnh lý khác nhau bởi vô số các nguyên nhân. Theo đó, người bệnh có thể gặp phải một số vấn đề như:

  • Mắc bệnh tim mạch: Xơ vỡ động mạch, suy tim, viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp, hở van tim,…
  • Bệnh liên quan tới phổi: Viêm phổi, ung thư phổi, viêm phế quản, xơ phổi, tăng huyết áp động mạch phổi, phổi tắc nghẽn mãn tính,…

Để nhận biết bệnh, biết được mức độ tổn thương và có cách điều trị phù hợp, bệnh nhân cần thăm khám bệnh lý tim phổi tại các cơ sở y tế. Thông qua các kỹ thuật khám lâm sàng và cận lâm sàng, các bác sĩ sẽ cho ra kết luận chính xác về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Gói khám bệnh lý tim phổi cho kết quả đánh giá chi tiết về sức khỏe của bệnh nhân

Vì sao cần khám bệnh lý tim phổi?

Thực tế, có rất nhiều bệnh nhân chỉ tới bệnh viện thăm khám khi cơ thể đã có các biến chứng, phổi và tim tổn thương nặng nề. Việc chậm trễ khám và chữa trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi này, người bệnh có thể bị biến chứng phù phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, tràn khí màng phổi, rối loạn nhịp tim, đột quỵ,…

Theo đó, việc thăm khám bệnh lý tim phổi sẽ giúp bệnh nhân sớm có các biện pháp thích hợp để kiểm soát bệnh, điều trị dứt điểm cũng như phòng ngừa tái phát. Khám càng sớm càng tăng nguy cơ chữa khỏi hoàn toàn, giảm thiểu chi phí, thời gian và công sức cho bệnh nhân. Đồng thời, có thể ngăn chặn tốt các biến chứng nguy hiểm sang những cơ quan khác, sức khỏe của bệnh nhân được bảo vệ tốt hơn.

Khi nào cần khám bệnh lý tim phổi?

Việc khám tim phổi được khuyến cáo nên thực hiện đều đặn hàng năm thay vì chỉ tới cơ sở y tế khi có các dấu hiệu bất ổn. Đồng thời, những người có các triệu chứng dưới đây cần sớm tới bệnh viện để làm kiểm tra, xét nghiệm kịp thời.

  • Bệnh nhân thường bị khó thở, thở dốc, khi nằm xuống bị hạn chế khả năng hô hấp, thở mạnh khi làm việc nặng.
  • Vùng tim bị cảm giác đau thắt ngực thường xuyên, các cơn đau có thể đến bất chợt thời điểm nào trong ngày.
  • Dễ hồi hộp, đánh trống ngực, cảm giác nhịp tim đập dồn dập.
  • Chân bị phù, đặc biệt khu vực mắt cá chân và làn da bị tím tái.
  • Thường xuyên chóng mặt, hoa mắt, dễ bị ngất xỉu.
  • Ho nhiều, thở khò khè, xuất hiện đờm trong cổ họng với các màu trắng đục, vàng, xanh lục và thậm chí có máu.
  • Ho kèm theo sốt nhẹ, đau tức ngực, thở nhanh, người đổ nhiều mồ hôi, ăn uống không ngon miệng, đau nhức đầu và toàn thân mệt mỏi.
  • Cân nặng sụt giảm rõ rệt, người gầy yếu, ho ra máu nhiều.
Khi ho và đau tức ngực thường xuyên cần sớm đi thăm khám

Đối tượng khám bệnh lý tim phổi

Gói khám bệnh lý tim phổi nên được áp dụng cho mọi đối tượng, bao gồm cả trẻ nhỏ, người trưởng thành, người cao tuổi. Ngoài ra, những đối tượng sau càng cần chú ý hơn tới việc thăm khám định kỳ:

  • Trẻ nhỏ.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Người cao tuổi có sức khỏe kém, thường ốm đau.
  • Bệnh nhân thường xuyên mệt mỏi, lao động nặng nhọc thấy khó thở, dễ bị chuột rút.
  • Những gia đình có người thân bị tiền sử bệnh về tim phổi.
  • Các đối tượng uống nhiều bia rượu và hút thuốc lá.
  • Những người có cân nặng dư thừa nhiều, bị béo phì, tiểu đường hoặc tăng huyết áp.
  • Bệnh nhân bị nhiễm HIV, người đang thực hiện hóa trị, dùng thuốc steroid liên tục trong thời gian dài, người đã từng được ghép tạng tim phổi.

Rủi ro khi khám bệnh lý tim phổi

Khám bệnh lý tim phổi nếu được thực hiện ở các cơ sở y tế lớn, uy tín sẽ rất hiếm xảy ra các rủi ro trong quá trình thăm khám. Nhưng nếu bạn thực hiện ở những nơi thiếu cơ sở vật chất, không có bác sĩ nhiều kinh nghiệm, việc thăm khám có thể xảy ra một số sai sót.

Cụ thể, bệnh nhân có thể nhận được kết quả chẩn đoán sai. Có trường hợp mắc bệnh nhưng kết quả đánh giá âm tính, có trường hợp không có bệnh và trong bảng đánh giá lại cho thấy đã có các tổn thương. Ngoài ra, việc khám ở những nơi không đảm bảo đáp ứng tiêu chí hoạt động của Bộ Y tế còn có thể khiến bệnh nhân có thể bị lây nhiễm chéo nhiều bệnh lý khác nhau. Điều này rất nguy hiểm, đặc biệt đối với nhóm bệnh liên quan tới máu, lây truyền qua các dụng cụ, thiết bị thăm khám xét nghiệm.

Do đó, bệnh nhân cần chú ý lựa chọn những cơ sở chuyên khoa uy tín, nổi tiếng, các cơ sở lớn để được tư vấn và thăm khám một cách chuẩn y khoa.

Trường hợp tạm hoãn khám bệnh lý tim phổi

Việc thăm khám bệnh lý tim phổi sẽ cần dừng lại nếu bệnh nhân có các vấn đề sức khỏe không thể đáp ứng được. Cụ thể gồm:

  • Người bệnh đang đau ốm, không đủ sức để làm các xét nghiệm, chiếu chụp.
  • Bệnh nhân lắp đặt các thiết bị kim loại trong cơ thể.
  • Người mang thai.

Phương pháp khám bệnh lý tim phổi

Khi khám bệnh lý tim phổi, các bác sĩ sẽ tiến hành các kỹ thuật khám lâm sàng và cận lâm sàng để có được sự đánh giá chi tiết, khách quan nhất. Cụ thể một số phương pháp được thực hiện như sau:

Thăm khám lâm sàng

Với khám lâm sàng, bệnh nhân sẽ được đánh giá quan sát lồng ngực, sờ tim, nghe tim, kiểm tra tĩnh mạch cổ, đến nhịp thở, nghe phổi, quan sát tình trạng da, nhằm mục đích nhận biết các sự bất thường trong hoạt động của tim phổi. Nếu bệnh nhân đang dùng loại thuốc điều trị nào đó, cũng cần phải cung cấp thông tin với bác sĩ phụ trách.

Thăm khám cận lâm sàng

Để có đánh giá chi tiết hơn về tim phổi, bệnh nhân cần thực hiện các kỹ thuật thăm khám cận lâm sàng. Một số biện pháp được sử dụng phổ biến nhất tại các cơ sở y tế hiện nay là:

  • Xét nghiệm máu: Bác sĩ đánh giá lượng tiểu cầu, hồng cầu, chức năng hoạt động của thận, gan, đo nồng độ men tim.
  • Khảo sát đờm và dịch màng phổi: Bệnh nhân được lấy đờm trong phế quản, đem đi soi, nhuộm, cấy để tìm kiếm các loại vi khuẩn gây bệnh, các tạp chất trong đờm. Ngoài ra, dịch màng phổi được chọc hút để đánh giá sinh hóa, mùi hôi, màu sắc, tế bào, vi trùng,…
  • Khảo sát khí máu: Bệnh nhân được chỉ định đo áp lực O2, CO2 trong máu động mạch.
  • Thăm dò chức năng hô hấp: Thực hiện đo dung tích sống và tính lưu lượng đỉnh Peak Flow. Bệnh nhân sẽ cần thở nhanh và sâu trong khoảng 10 – 20 giây để đưa ra chỉ số về lưu lượng thở trong 1 phút ở mức tối đa.
  • Đo điện tim: Cho kết quả về nhịp điệu, tốc độ và điện học ở tim. Qua đó có thể đánh giá được các bệnh lý như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, rối loạn dẫn truyền, rối loạn mỡ máu, phì đại cơ nhĩ,…
  • Chụp X-quang tim phổi: Các bác sĩ sử dụng máy chụp chiếu X-quang để đánh giá về cấu trúc phổi, tim, các cơ quan trong lồng ngực. Từ đó thể phát hiện ra những bất thường trong cấu trúc và hoạt động của phổi, tim.
  • Chụp cộng hưởng từ: Phương pháp chụp cộng hưởng từ sẽ tăng thêm độ chính xác cho việc kiểm tra tình trạng sức khỏe của tim và phổi. Giúp phát hiện ra các khối u ác tính, lành tính, các tổn thương ở những vị trí khó quan sát.
Bệnh nhân sẽ được thực hiện các phương pháp chiếu chụp

Danh mục gói khám bệnh lý tim phổi tại hệ thống Vietmec

Hệ thống Vietmec cung cấp gói khám bệnh lý tim phổi chi tiết với các hạng mục gồm:

GÓI KHÁM BỆNH LÝ TIM PHỔI
STT NỘI DUNG KHÁM Ý NGHĨA DỊCH VỤ
Khám chuyên khoa
1 Khám chuyên khoa Nội Đo huyết áp, đánh giá chỉ số quan trọng của hô hấp, tim mạch, khai thác tiền sử bệnh lý, kết luận tổng hợp và tư vấn chăm sóc sức khỏe.
2 Xét nghiệm
3 Định lượng Glucose Đánh giá đường máu
4 Định lượng mỡ 4TP

(Cholesterol, Triglyceride, LDL-C, HDL-C)

Đánh giá lượng mỡ máu
5 Định lượng (Ure + Creatinine) Đánh giá chức năng thận
6 Đo hoạt độ ALT (GPT) + AST (GOT) Đánh giá các tổn thương gan
7 Đo hoạt độ GGT
8 Định lượng HbA1c Đánh giá chi tiết về mức độ đường huyết trong cơ thể khoảng 3 tháng trước đó
9 Điện giải đồ Na, K, Cl Đánh giá tình trạng rối loạn điện giải
10 Tổng phân tích nước tiểu Nhận biết các bệnh lý liên quan tới thận và tiết niệu
Chẩn đoán hình ảnh
11 Điện tim thường Nhận biết các dấu hiệu bệnh lý tim mạch
12 Siêu âm Doppler tim, van tim Đánh giá cấu trúc, hoạt động, bất thường về hình thái của tim
13 Siêu âm ổ bụng Nhận biết các bất thường trong ổ bụng
14 Đo chức năng hô hấp Kiểm tra chức năng trao đổi không khí ở phổi
15 Chụp chiếu đa dãy lồng ngực/phổi Nhận biết bất thường ở trong phổi, trung thất, nhận biết sớm ung thư phổi
Tổng tiền (VNĐ) 5.900.000 – 6.500.000

Lưu ý: Mức chi phí thăm khám có thể thay đổi ở một số thời điểm cũng như các mong muốn riêng về gói khám của bệnh nhân.

Lưu ý khi khám bệnh lý tim mạch ở hệ thống Vietmec

Quá trình thăm khám bệnh lý tim phổi có đạt được kết quả chính xác, thăm khám thuận lợi hay không cũng phụ thuộc rất nhiều vào bệnh nhân. Theo đó, người bệnh cần chú ý tới một số điều quan trọng dưới đây:

  • Bệnh nhân nên đăng ký trước lịch khám tại cơ sở y tế. Điều này sẽ giúp hạn chế việc chờ đợi lâu tại bệnh viện, tiết kiệm thời thời gian cho người bệnh cũng như người thân đi cùng. Bệnh nhân cũng có sự chuẩn bị sức khỏe tốt hơn để thực hiện đầy đủ các hạng mục thăm khám.
  • Cần nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước lúc lấy mẫu xét nghiệm. Điều này nhằm đảm bảo bệnh nhân có được kết quả đánh giá khách quan, chính xác nhất, hạn chế nguy cơ xảy ra các sai lệch trong chẩn đoán bệnh lý.
  • Khi đi thăm khám bệnh lý tim phổi, nên lựa chọn quần áo thích hợp để thuận tiện cho việc khám bệnh.
  • Bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế khám vào buổi sáng. Vì lúc này là thời điểm các chỉ số đánh giá trên cơ thể ở mức chuẩn nhất so với các thời gian khác trong ngày.
  • Người bệnh nếu đang dùng các loại thuốc trị bệnh nào đó, cần phải thông báo với bác sĩ hoặc mang theo đơn thuốc.
  • Các giấy tờ, kết quả chẩn đoán từ những lần thăm khám trước cũng cần mang theo. Qua đây các bác sĩ sẽ có sự so sánh, đánh giá tình trạng sức khỏe so với thời điểm hiện tại.
  • Bệnh nhân khi vào phòng chụp chiếu phải tháo hết các trang sức trên người, các vật dụng cá nhân để không gây ra các rủi ro khi thăm khám.
  • Ở một số trường hợp dùng thuốc đối quang từ để chiếu chụp MRI, bệnh nhân có thể gặp phải tác dụng phụ là chóng mặt, đau đầu hoặc phát ban. Tuy các triệu chứng sẽ nhanh chóng biến mất nhưng bệnh nhân cũng cần chú ý theo dõi cơ thể. Đặc biệt với những người mắc bệnh thận, các bác sĩ sẽ đánh giá chức năng thận trước để chắc chắn cơ thể bệnh nhân có khả năng đào thải thuốc sau khi thăm khám.
  • Nếu trong quá trình thăm khám, bệnh nhân cảm thấy cơ thể không được khỏe, có những biểu hiện khác lạ, cần phải lập tức thông báo với các bác sĩ.
Bệnh nhân cần thông báo đầy đủ thông tin về sức khỏe hiện tại

Gói khám bệnh lý tim phổi hiện nay được rất nhiều bệnh nhân quan tâm đăng ký. Thông qua đó, người bệnh sẽ biết được các vấn đề sức khỏe bản thân đang gặp phải để có biện pháp điều trị, chăm sóc phù hợp. Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý, thực hiện theo đúng những chỉ dẫn từ bác sĩ để đảm bảo có kết quả khám và chữa bệnh tốt nhất. Nếu có bất cứ thông tin nào thắc mắc cần được giải đáp hoặc muốn hỗ trợ đăng ký khám nhanh chóng, bệnh nhân hãy liên hệ với hệ thống Vietec thông qua số hotline 24/7 024 3212 3133.

Quy trình thăm khám bệnh lý tim phổi - Hệ thống Vietmec

Quá trình thăm khám bệnh lý tim phổi tại hệ thống Vietmec sẽ có các bước tiến hành rõ ràng. Bệnh nhân được hỗ trợ nhiệt tình, nhanh chóng, tư vấn giải đáp các thắc mắc rõ ràng.

Dưới đây là chi tiết các bước trong quy trình thực hiện của hệ thống Vietmec:

Bước 1: Đặt lịch

Liên hệ đặt lịch thăm khám với hệ thống Vietmec thông qua form hoặc hotline 024 3212 3133.

Bước 2: Xác nhận lịch

Tư vấn viên xác nhận đặt lịch với cơ sở y tế đã đăng ký theo yêu cầu. Với trường hợp đặt thông qua form có sẵn trên hệ thống, người đặt lịch sẽ được liên hệ lại để xác nhận trong khoảng 1 - 2 giờ.

Bước 3: Tới cơ sở y tế

Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và lựa chọn quần áo thuận tiện cho việc thăm khám. Các bệnh nhân tới cơ sở y tế thăm khám, làm thủ tục tại quầy thông tin của bệnh viện hoặc phòng khám theo hướng dẫn của nhân viên.

Đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân và tình trạng sức khỏe kèm sổ BH nếu có.

Bước 4: Thăm khám chi tiết

  • Lấy số sắp xếp thứ tự và đợi thăm khám.
  • Thực hiện các bước thăm khám lâm sàng.
  • Lấy mẫu xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu.
  • Siêu âm.
  • Chiếu chụp.

Bước 5: Đợi kết quả

Nhận kết quả các hạng mục thăm khám. Kết quả xét nghiệm thường có sau khoảng 2 - 3 giờ hoặc tối đa 1 ngày.

Bước 6: Bác sĩ đọc kết quả

Người thăm khám quay trở lại phòng tư vấn để các bác sĩ chuyên khoa đọc kết quả và hướng dẫn phương án điều trị bệnh lý nếu có.

Bước 7: Thanh toán chi phí

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android