Gói Dịch Vụ Khám Phụ Khoa – Chăm Sóc Sức Khỏe Sinh Sản

Khám phụ khoa - chăm sóc sức khỏe sinh sản là quá trình thăm khám, kiểm tra sức khỏe cơ quan sinh dục nữ giới như âm hộ, âm đạo, tử cung, cổ tử cung,... Thông qua khám phụ khoa, bác sĩ có thể chẩn đoán và phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe chị em đang gặp phải.

Khám phụ khoa – chăm sóc sức khỏe sinh sản có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đặc biệt, với thực trạng tỷ lệ nữ giới mắc bệnh lý phụ khoa đang ngày càng gia tăng, định kỳ khám phụ khoa là phương pháp hàng đầu giúp bảo vệ sức khỏe bản thân được bác sĩ khuyến nghị thực hiện.

Định nghĩa khám phụ khoa là gì?

Khám phụ khoa là quá trình thăm khám, kiểm tra sức khỏe cơ quan sinh dục nữ giới như âm hộ, âm đạo, tử cung, cổ tử cung,… Thông qua khám phụ khoa, bác sĩ có thể chẩn đoán và phát hiện sớm các vấn đề như:

  • Tình trạng viêm nhiễm do nấm, vi khuẩn, virus và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Phát hiện cấu trúc bất thường của đường sinh dục có thể ảnh hưởng tới quá trình mang thai như tử cung có vách ngăn, tử cung hai sừng,…
  • Các bệnh lý về cơ quan sinh dục như u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung hoặc u nang buồng trứng.
  • Chẩn đoán tiền ung thư hoặc ung thư phụ khoa như: Ung thư âm đạo, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng.
kham phu khoa cham soc suc khoe sinh san
Thông qua khám phụ khoa, bác sĩ có thể chẩn đoán và phát hiện sớm nhiều bệnh

Vì sao cần thực hiện khám phụ khoa – chăm sóc sức khỏe sinh sản

Tỷ lệ nữ giới hiện nay mắc các bệnh phụ khoa ngày càng tăng. Đặc biệt, các nghiên cứu đã chỉ ra các bệnh lý này có thể xuất hiện dù nữ giới đã quan hệ hay chưa. Tuy nhiên, không ít trường hợp chủ quan, phát hiện bệnh trễ, bệnh đã diễn tiến nặng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tăng nguy cơ vô sinh rất cao, thậm chí đe dọa tính mạng.

Vậy nên, nữ giới cần chủ động khám phụ khoa định kỳ nhằm nắm rõ sức khỏe cơ quan sinh dục và sức khỏe sinh sản của bản thân. Từ kết quả này, bác sĩ sẽ phát hiện được các bất thường, từ đó xây dựng phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả. Việc được điều trị sớm sẽ giúp nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian và giảm thiểu tối đa chi phí.

Bên cạnh đó, nữ giới cũng sẽ có thêm các kiến thức về phụ khoa, phục vụ quá trình chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa bệnh tốt nhất.

Vậy nên, bác sĩ khuyến nghị phái đẹp nên thực hiện khám phụ khoa – chăm sóc sức khỏe sinh sản định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần bắt đầu từ 15 tuổi.

Dấu hiệu cần thực hiện khám phụ khoa

Thông thường, bác sĩ khuyến nghị định kỳ từ 3 – 6 tháng, chị em nên khám phụ khoa 1 lần.  Tuy nhiên, nếu trong trường hợp cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường dưới đây thì cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế lớn thăm khám lập tức.

  • Vùng kín ngứa ngáy, đau rát khó chịu, thường xuyên ra huyết trắng màu sắc lạ cùng mùi hôi khó chịu.
  • Chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, chậm kinh, rong kinh xuất hiện những cơn đau bụng dữ dội và kéo dài liên tục, không thuyên giảm cũng cần đi khám vì đây có thể là dấu hiệu bệnh liên quan đến buồng trứng và tử cung.
  • Thường xuyên có cảm giác đau âm đạo và không thoải mái trong quá trình quan hệ, đặc biệt thường bị chảy máu khi quan hệ tình dục cũng cần đi khám phụ khoa.
  • Nữ giới thường xuyên có cảm giác đau vùng chậu, đau khi đi đại tiện, táo bón, đau khi đi tiểu, tiểu bí, tiểu rắt hoặc tiểu són,…

Đối tượng nào nên khám phụ khoa – chăm sóc sức khỏe sinh sản

Khám phụ khoa – chăm sóc sức khỏe sinh sản vô cùng cần thiết cho tất cả nữ giới trên 15 tuổi, đặc biệt là những đối tượng như:

  • Nữ giới chuẩn bị kết hôn: Việc chuẩn bị sức khỏe tốt để bước vào cuộc sống hôn nhân vô cùng quan trọng. Bởi qua quá trình thăm khám, nữ giới có thể nắm được sức khỏe cơ quan sinh dục và sức khỏe sinh sản của bản thân. Nếu phát hiện các bất thường sẽ chủ động loại bỏ, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân và khả năng sinh con.
  • Nữ giới có ý định mang thai: Nếu đang có ý mang thai, nữ giới cũng nên đi khám phụ khoa để tầm soát, phát hiện những bệnh lý có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng trứng và tỉ lệ thụ thai để điều trị kịp thời. Đồng thời, điều này cũng sẽ giúp đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé trong thai kỳ tốt nhất.
kham phu khoa cham soc suc khoe sinh san
Nữ giới chuẩn bị kết hôn và chuẩn bị mang thai cần khám phụ khoa định kỳ

Rủi ro khi khám phụ khoa

Thực tế cho thấy, không có bất cứ phương pháp nào đảm bảo an toàn 100%. Đối với quá xét nghiệm, kiểm tra bệnh lý phụ khoa cũng vậy. Một số rủi ro tiềm ẩn như;

  • Gây viêm nhiễm phụ khoa: Trong quá trình khám phụ khoa, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra tử cung và trực tràng bằng phương pháp khám tay. Cụ thể, bác sĩ sẽ đặt 1 – 2 ngón tay vào âm đạo. Nếu không đảm bảo sát trùng ngón tay và đeo găng tay đúng cách có thể khiến vi khuẩn xâm nhập, làm tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
  • Làm rách màng trinh: Với phương pháp khám phụ khoa bằng mỏ vịt, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra cơ quan sinh sản bằng dụng cụ chuyên dụng có hình dạng mỏ vịt. Công dụng này sẽ làm rách màng trinh nên nếu những ai chưa quan hệ tình dục, nên thông báo với bác sĩ để được chỉ định phương pháp phù hợp.
  • Kết quả âm/dương tính giả: Khi thực hiện một số xét nghiệm sàng lọc, một số trường hợp sẽ có kết quả âm tính giả hoặc dương tính giả. Tuy tình trạng này diễn ra không nhiều, tuy nhiên vẫn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình thăm khám và điều trị.

Vậy nên, để giảm thiểu tối đa những rủi ro này, nữ giới cần lựa chọn những đơn vị bệnh viện, phòng khám uy tín để thực hiện. Đồng thời, cần trao đổi kỹ càng với bác sĩ về tình trạng sức khỏe bản thân trước khi tiến hành các thủ thuật, xét nghiệm.

Trường hợp cần tạm hoãn khám phụ khoa – chăm sóc sức khỏe sinh sản

Trong một số trường hợp dưới đây, nữ giới cần tạm hoãn khám phụ khoa – chăm sóc sức khỏe sinh sản:

  • Nữ giới đang trong chu kỳ kinh nguyệt: Lúc này tử cung đang chữa nhiều máu kinh, kèm theo tình trạng niêm mạc bong tróc nên tất khó quan sát. Trong kỳ kinh nguyệt, cổ tử cung cũng mở rộng, kèm theo môi trường có ứ đọng máu kinh nên việc tiến hành thăm khám rất dễ gây nhiễm khuẩn, tăng sinh bệnh.
  • Thời điểm cận ngày rụng trứng: Trong khoảng thời gian này, dịch âm đạo rất dễ bị nhầm lẫn với các loại huyết trắng bất thường nên sẽ gây khó khăn trong quá trình lấy mẫu xét nghiệm. Đồng thời, những ngày sát kỳ kinh, nội mạc tử cung sẽ tăng sinh rất dày khiến quá trình siêu âm có kết quả không chính xác.

Phương pháp khám phụ khoa – chăm sóc sức khỏe sinh sản

Khám phụ khoa là tổng hợp thực hiện rất nhiều phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm khác nhau nhằm xác định được tình trạng sức khỏe của cơ quan tình dục và cơ quan sinh sản chính xác nhất.

Xét nghiệm dịch âm đạo

Phương pháp xét nghiệm dịch âm đạo hay còn gọi là soi tươi dịch âm đạo. Đây là kỹ thuật xét nghiệm sử dụng mẫu dịch âm đạo của của nữ giới lấy được trong quá trình thăm khám phụ khoa. Kiểm tra mẫu dịch âm đạo này sẽ phát hiện được sự có mặt của các loại nấm, vi khuẩn, trùng roi đường sinh dục hoặc các tế bào bất thường. Phương pháp này thường được làm song song với kỹ thuật nhuộm gram nhằm xác định tính chất bắt màu cùng hình thể vi khuẩn. Từ đó, xác định nguyên gây bệnh chính xác.

Hiện tại, Vietmec đang sử dụng hệ thống máy xét nghiệm GMD – S600 với công nghệ phân tích hình ảnh dòng chảy, đảm bảo kết quả rõ nét, chính xác nhất.

Xét nghiệm Pap Smear

Đây là xét nghiệm tế bào học nhằm mục đích tầm soát ung thư cổ tử cung. Cụ thể, bác sĩ sẽ thu thập các tế bào ở cổ tử cung thông qua cách dùng dụng cụ chuyên dụng là mỏ vịt để khám cổ tử cung, tiếp theo các mẫu tế bào cổ tử cung được lấy ra bằng que đè lưỡi hoặc bàn chảy, sau đó, tế bào được đem đi phân tích trong phòng xét nghiệm.

kham phu khoa cham soc suc khoe sinh san
Hình ảnh minh họa xét nghiệm Pap Smear

Siêu âm đầu dò âm đạo

Xét nghiệm đầu dò âm đạo là phương pháp xét nghiệm được chỉ định đối với phụ nữ đã quan hệ tình dục. Phương pháp này có khả năng chẩn đoán, phát hiện bệnh lý liên quan đến tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, cổ tử cung. Phương pháp này sử dụng sóng âm tần cao để tiếp xúc qua ngõ âm đạo, nhờ đó hiển thị được hình ảnh rõ nét, độ chính xác cao.

Xét nghiệm CA – 125

Đây là xét nghiệm nhằm chẩn đoán, theo dõi ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng. Xét nghiệm được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu thông qua tĩnh mạch tại cánh tay, sau đó máu sẽ được đưa đến phòng thí nghiệm để phân tích. Tuy nhiên, chỉ số CA – 125 ở mỗi người là khác nhau nên kết quả này thường không đủ để kết luận. Vì thế, trong trường hợp nghi ngờ bị ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định nữ giới thực hiện thêm xét nghiệm bổ sung khác như siêu âm đầu dò kim loại, chụp cộng hưởng từ hoặc cắt lớp vi tính.

Danh mục khám phụ khoa – chăm sóc sức khỏe sinh sản tại Vietmec

Dưới đây là danh mục gói Khám phụ khoa – chăm sóc sức khỏe sinh sản tại Vietmec dành cho đối tượng nữ độc thân và nữ đã kết hôn.

 
STT Danh mục thực hiện Mục đích thủ thuật Gói dịch vụ
Nữ chưa quan hệ tình dục Nữ đã quan hệ tình dục

I. Khám tổng quát

1 Khám phụ khoa Phát hiện dấu hiệu bệnh phụ khoa, khối u thực thể. x x
2 Khám ngoại Phát hiện các bất thường như u vú hoặc tiết dịch tại vú. x x
II. Xét nghiệm
3 Xét nghiệm Pap Smear Phát hiện ung thư cổ tử cung. x
4 Xét nghiệm dịch âm đạo Phát hiện viêm nhiễm vùng kín. x x
5 CA – 125 Chẩn đoán, theo dõi ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng. x x
6 CA – 153 Chẩn đoán, theo dõi ung thư vú. x x
7 SCC Phát hiện chất chỉ điểm ung thư cổ tử cung. x
8 Xét nghiệm máu Chẩn đoán tình trạng thiếu máu và một số bệnh lý liên quan. x x
III. Chẩn đoán hình ảnh
9 Siêu âm ổ bụng Phát hiện bất thường tại ổ bụng. x x
10 Siêu âm đầu dò âm đạo Phát hiện khối u xơ tử cung hoặc u nang buồng trứng x x
11 Siêu âm tử cung và phần phụ Phát hiện bất thường tại tử cung, buồng trứng, phần phụ. x x
12 Siêu âm tuyến vú Phát hiện bất thường tuyến vú. x x

Lưu ý khi khám phụ khoa – chăm sóc sức khỏe sinh sản

Để quá trình thăm khám phụ khoa, chăm sóc sức khỏe sinh sản đạt kết quả chính xác nhất, các bác sĩ tại Vietmec khuyến nghị nữ giới cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Không sử dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ hoặc các loại thuốc đặt vùng kín trong vòng 3 ngày trước khi khám phụ khoa. Đồng thời, khi thực hiện làm sạch vùng kín, tuyệt đối không thụt rửa sâu sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh vật bên trong ấm đạo.
  • Trong vòng 2 ngày trước khi đi khám phụ khoa, nữ giới không nên quan hệ tình dục.
  • Nếu nghi ngờ đang mang thai thì cần thông báo với bác sĩ trước khi thực hiện các xét nghiệm.
  • Tuyệt đối không đi khám phụ khoa trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc sát ngày rụng trứng. Bởi sẽ khiến kết quả thăm khám không được chính xác.
  • Trước khi đi khám phụ khoa, cần kiêng sử dụng tất cả các loại đồ uống có cồn, chất kích thích bởi điều này sẽ dễ làm tăng nhiệt độ cơ quan sinh dục, tăng lượng dịch bài tiết âm đạo, khiến vi khuẩn gia tăng nhiều hơn mức bình thường, gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
  • Một số xét nghiệm sẽ cần nhịn ăn sáng để lấy máu. Vậy nên, trước khi đi khám phụ khoa, nữ giới không nên ăn bất cứ thực phẩm nào trong vòng 4 – 6 tiếng. Tuy nhiên, có thể uống nước bình thường.
  • Đặc biệt, chị em cần chuẩn bị tâm lý thoải mái, thẳng thắn trao đổi với bác sĩ về tình trạng hiện tại đang gặp phải để quá trình thăm khám đạt hiệu quả tốt. Bên cạnh đó, nên mặc trang phục rộng rãi để để quá trình thực hiện chẩn đoán dễ dàng hơn.

Qua những thông tin này, có thể thấy khám phụ khoa vô cùng quan trọng đối với nữ giới, giúp chủ động nắm bắt tình hình sức khỏe và có những biện pháp điều trị kịp thời nếu phát hiện bệnh lý nguy hiểm. Để biết thêm thông tin về dịch vụ khám phụ khoa – chăm sóc sức khỏe sinh sản tại Vietmec, mời khách hàng liên hệ theo hotline 024 3212 3133.

Quy trình khám phụ khoa - chăm sóc sức khỏe sinh sản

Khám phụ khoa - chăm sóc sức khỏe sinh sản tại hệ thống Vietmec được tiến hành với các bước chi tiết, rõ ràng, thủ tục gọn lẹ như sau:

Bước 1: Đặt lịch

Liên hệ đặt lịch thăm khám với hệ thống Vietmec thông qua form hoặc hotline 024 3212 3133.

Bước 2: Xác nhận lịch

Tư vấn viên xác nhận đặt lịch với cơ sở y tế đã đăng ký theo nhu cầu của người thăm khám. Với trường hợp đặt thông qua form có sẵn trên hệ thống, người đặt lịch sẽ được liên hệ lại để xác nhận trong khoảng 1 - 2 giờ.

Bước 3: Tới cơ sở y tế

Nên lựa chọn quần áo thuận tiện cho việc thăm khám. Bệnh nhân tới cơ sở y tế thăm khám, làm thủ tục tại quầy thông tin của bệnh viện hoặc phòng khám theo hướng dẫn của nhân viên.

Đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân và tình trạng sức khỏe kèm sổ BH nếu có.

Bước 4: Thăm khám chi tiết

  • Lấy số sắp xếp thứ tự và đợi thăm khám.
  • Bệnh nhân thăm khám lâm sàng với các bác sĩ, kiểm tra tình trạng sức khỏe hiện tại, trao đổi thông tin về những dấu hiệu bất ngờ đang gặp phải.
  • Chuyển sang khu vực siêu âm, xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.

Bước 5: Đợi kết quả

Sau khi hoàn tất thủ tục, người thăm khám nhận kết quả trong vòng 1 ngày. Cũng có một số hạng mục thăm khám sẽ trả kết quả chỉ sau khoảng 2 - 3 giờ.

Bước 6: Bác sĩ đọc kết quả

Quay trở về phòng tư vấn để bác sĩ đọc kết quả chẩn đoán. Với trường hợp có dấu hiệu bất thường sẽ chỉ định nhập viện điều trị.

Bước 7: Thanh toán chi phí khám phụ khoa - chăm sóc sức khỏe sinh sản

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android