Gói Dịch Vụ Khám, Tầm Soát & Điều Trị Bệnh Tim Bẩm Sinh

Khám, tầm soát và điều trị bệnh tim bẩm sinh áp dụng  những phương pháp thăm khám sàng lọc hiện đại để chẩn đoán bệnh nhằm tìm ra những sự khác lại trong cấu trúc và hoạt động của tim. Từ đó xây dựng phác đồ chữa trị để bảo toàn tính mạng cho trẻ, giúp con có thể phát triển bình thường.

Khám, tầm soát và điều trị bệnh tim bẩm sinh giúp bảo vệ trái tim của trẻ ngay từ khi mới chào đời. Hiện nay, bệnh tim đang có tỷ lệ tăng cao và dễ gây tử vong, do đó các phụ huynh rất lo lắng và tìm hiểu rất nhiều. Theo đó, việc phát hiện từ sớm sẽ giúp quá trình điều trị thuận lợi hơn, đồng thời các bậc cha mẹ cũng chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe cho con.

Định nghĩa tầm soát & điều trị bệnh lý tim bẩm sinh

Bệnh tim bẩm sinh là bệnh ký với các bất thường trong cấu trúc, chức năng hoạt động ở tim ngay từ khi trẻ hình thành trong bài thai. Cho tới khi chào đời, bé sẽ có các dấu hiệu cho thấy tim không thể hoạt động bình thường, điều này có thể dẫn tới tình trạng tử vong. Thậm chí có không ít trường hợp bé tử vong ngay khi vừa ra khỏi bụng mẹ.

Y học nhận định dị tật tim bẩm sinh chính là dạng dị tật nghiêm trọng và phổ biến nhất hiện nay. Đồng thời, bệnh lý này cũng có thể phát hiện được ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ. Sau khi chào đời, các bác sĩ sẽ nhanh chóng tiến hành các biện pháp để cứu sống bé.

Tầm soát và điều trị bệnh tim bẩm sinh chính là áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, vận dụng những phương pháp thăm khám sàng lọc để chẩn đoán bệnh. Tìm ra những sự khác lại trong cấu trúc và hoạt động của tim. Từ đó xây dựng phác đồ chữa trị để bảo toàn tính mạng cho trẻ, giúp con có thể phát triển bình thường.

kham tam soat & dieu tri benh tim bam sinh
Khám, tầm soát & điều trị bệnh lý tim bẩm sinh giúp giảm nguy cơ tử vong ở trẻ

Vì sao nên làm tầm soát & điều trị bệnh tim bẩm sinh?

Hiện nay, Việt Nam đang có số lượng ca bệnh nhi mắc tim bẩm sinh khá lớn. Nhưng cũng có không ít ca bệnh xuất hiện các dấu hiệu bất thường khá muộn, gây ra nhiều khó khăn trong việc chẩn đoán và chữa trị, đe dọa trực tiếp tới tính mạng của trẻ.

Bệnh có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ khi không phát hiện và điều trị từ sớm:

  • Nhiễm trùng tim: Lớp nội mạc cơ tim của trẻ sẽ xảy ra nhiễm trùng do các loại vi trùng đi vào tim theo đường máu. Lúc này, van tim cũng sẽ bị tác động tiêu cực gây mất chức năng, từ đó gây ra đột quỵ ở trẻ nhỏ.
  • Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim của trẻ sẽ đập quá chậm hoặc quá nhanh, nhịp đập phức tạp, dễ xảy ra tử vong khi không cấp cứu kịp thời.
  • Suy tim: Tình trạng này xảy ra khi quá trình điều trị quá chậm trễ, khả năng bơm máu ở tim không đáp ứng được và gây suy giảm chức năng.
  • Tăng áp động mạch phổi: Động mạch phổi chịu nhiều áp lực làm máu dồn đến phổi nhiều hơn so với nhu cầu thực tế.
  • Đột quỵ: Các cục máu đông trong tim sẽ hình thành do những dị tật bẩm sinh. Theo đó, mạch máu bị tắc nghẽn và gây cản trở cho quá trình máu lưu thông tới não.
  • Tử vọng: Đây là hậu quả nặng nề nhất khi bệnh tim bẩm sinh ở trẻ không được phát hiện sớm và có biện pháp chữa trị hiệu quả, kịp thời.

Do đó, các bậc phụ huynh ngoài việc tầm soát từ giai đoạn bào thai, ngay khi trẻ chào đời cũng nên tiến hành khám, tầm soát & điều trị bệnh tim bẩm sinh. Biện pháp này giúp hạn chế nguy cơ tử vong, giúp trẻ có thể phát triển bình thường cũng như giảm tối đa các biến chứng do bệnh tim để lại.

Khi nào cần khám, tầm soát & điều trị bệnh tim bẩm sinh?

Khi nào cần khám tầm soát bệnh tim bẩm sinh để kịp thời có các biện pháp điều trị là vấn đề quan tâm lớn của các bậc phụ huynh. Thực tế, trong quá trình mang thai, các bác sĩ đã có thể tiến hành kiểm tra. Nhưng cũng có không ít ca bệnh chỉ xuất hiện bất thường sau khi chào đời.

Theo đó, phụ huynh nên cho con tầm soát bệnh tim bẩm sinh ngay sau khi sinh, đặc biệt nếu phát hiện thấy con có các dấu hiệu sau:

  • Con có dấu hiệu khó thở, khi ăn uống gặp khó khăn.
  • Cân nặng của con quá thấp so với tiêu chuẩn.
  • Con có biểu hiện tăng trưởng chậm, đau ngực, thở nhanh hoặc khó thở.
  • Các ngón chân, tay, môi và làn da màu hơi xanh.

Thậm chí cũng có các trường hợp con chỉ xuất hiện dấu hiệu của bệnh tim bẩm sinh sau khi chào đời vài năm. Lúc này, những triệu chứng thể hiện ra thường gồm có:

  • Con hay cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi.
  • Nhịp tim thường đập rối loạn bất thường.
  • Con dễ bị ngất xỉu, thường xuyên sưng tấy, đau vùng ngực, khó thở.
kham tam soat & dieu tri benh tim bam sinh
Khi trẻ khó thở và ăn uống khó khăn cần nhanh chóng được thăm khám

Đối tượng tầm soát bệnh lý tim bẩm sinh

Là bệnh lý bẩm sinh, vì vậy mọi trẻ sau khi chào đời đều nên được thực hiện các kỹ thuật tầm soát bệnh để nhận biết bất thường. Đồng thời, phụ huynh càng cần chú ý khi trẻ đang phát triển trong khoảng từ 0 đến 6 tuổi. Việc thăm khám cần được duy trì đều đặn hàng năm dù con vẫn phát triển khỏe mạnh và bình thường.

Đặc biệt, với những trường hợp sau, cần chủ động cho con làm tầm soát sau sinh càng sớm càng tốt.

  • Người mẹ trong quá trình mang thai bị đái tháo đường thai kỳ, mắc bệnh nhiễm trùng, dùng các chất kích thích hoặc tự ý dùng các loại thuốc gây hại cho quá trình phát triển thai nhi.
  • Trẻ có khuyết tật trong van tim.
  • Trong gia đình có tiền sử bệnh tim hoặc có hội chứng di truyền gồm: Noonan, Marfan, hội chứng Turner hoặc Down.

Rủi ro khi tầm soát và điều trị bệnh tim bẩm sinh

Quá trình tầm soát và điều trị bệnh tim bẩm sinh ở trẻ có xảy ra rủi ro gì không là vấn đề cũng nhiều phụ huynh tìm hiểu. Theo đó, đây là bệnh lý có nguy cơ tử vong rất cao, vì vậy cũng khó tránh khỏi rủi ro trong quá trình chữa trị.

Đối với việc tầm soát, các bác sĩ sẽ luôn áp dụng những kỹ thuật y khoa hiện đại nhất, đảm bảo sự an toàn trong quá trình thăm khám, đánh giá bệnh lý ở trẻ. Trong khi đó, với phác đồ điều trị, thực tế còn phụ thuộc vào mức độ bệnh cũng như sức khỏe của trẻ. Nếu trẻ ốm yếu và bệnh có các diễn biến phức tạp, sẽ rất khó để có thể đảm bảo trẻ khỏi bệnh 100%.

Do vậy, phụ huynh cũng cần có sự chuẩn bị tâm lý, sẵn sàng cho mọi tình huống khi điều trị bệnh tim bẩm sinh cho trẻ. Đồng thời lựa chọn các bệnh viện lớn chuyên khoa để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn.

Trường hợp tạm hoãn khám, tầm soát & điều trị bệnh tim bẩm sinh

Thực tế vẫn có thể xảy ra trường hợp cần phải tạm hoãn tầm soát và điều trị bệnh tim bẩm sinh ở trẻ. Khi sức khỏe của trẻ không đáp ứng được các yêu cầu thăm khám hoặc điều trị, quá trình đánh giá và chữa bệnh có thể bị chậm lại.

Đặc biệt với những trẻ có thêm các bệnh lý khác và trực tiếp ảnh hưởng tới bệnh tim bẩm sinh, các bác sĩ sẽ cần cân nhắc, đánh giá để đưa ra phương hướng tốt nhất.

Phương pháp khám, tầm soát & điều trị bệnh tim bẩm sinh

Y học hiện nay đã phát triển mạnh mẽ, ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật để phục vụ tốt cho quá trình thăm khám, phát hiện và điều trị các bệnh lý liên quan tới tim bẩm sinh. Từ đó các phụ huynh có thể nhận biết bệnh ở con ngay từ khi mang thai cho tới sau sinh. Chi tiết các phương pháp tầm soát và điều trị như sau:

Tầm soát bệnh tim bẩm sinh

Quá trình tầm soát thường sẽ được thực hiện ngay từ giai đoạn mang thai và tiếp tục kiểm tra sau khi con ra đời. Cụ thể gồm:

  • Siêu âm tim thai: Siêu âm tim thai sẽ được thực hiện từ tuần thai thứ 18 trở ra và tốt nhất là trong khoảng từ 18 – 22 tuần. Lúc này các bác sĩ có thể tìm ra các dị tật có nguy cơ gây nguy hiểm cho tính mạng của thai nhi cũng như sau khi bé chào đời. Sau khi siêu âm và nhận kết quả bất thường, các bác sĩ sẽ tiến hành xây dựng phác đồ để điều trị ngay khi trẻ chào đời. Trong trường hợp ca bệnh không thể chữa được, sẽ phải chấm dứt thai kỳ. Ngoài ra, siêu âm sẽ không thể nhận thấy những dị tật mức độ nhẹ, do đó sau khi bé chào đời, dù không có dấu hiệu bệnh lý vẫn cần làm tầm soát.
  • Đo SpO2: Đây là phương pháp tầm soát bệnh tim bẩm sinh thông qua kiểm tra độ bão hòa oxy qua da. Bác sĩ sẽ dùng đầu dò để kẹp vào ngón chân và ngón tay của bé, nếu độ bão hòa oxy nằm trong mức 95 – 100% tức là sức khỏe của bé bình thường. Tuy nhiên nếu kết quả kiểm tra SpO2 lớn hơn hoặc bằng 3% tức là bé có nguy cơ bị tim bẩm sinh.  SpO2 cần được kiểm tra trong khoảng 24 – 48h sau khi trẻ chào đời để có được đánh giá chuẩn xác nhất. Nếu đo sớm hoặc muộn hơn, khả năng cao sẽ cho kết quả dương tính giả.
  • Điện tâm đồ: Thông qua thiết bị máy móc, đánh giá hoạt động của tim để tìm ra sự thay đổi bất thường. Hiện nay phương pháp này đang được áp dụng rất phổ biến trong việc tầm soát bệnh tim bẩm sinh.
  • X-quang ngực: X-quang ngực là phương pháp rất thường dùng đối với quá trình thăm khám, tầm soát bệnh tim bẩm sinh. Với kết quả X-quang, các bác sĩ sẽ thu hẹp được độ rộng của chẩn đoán xác định, từ đó đưa ra các chỉ định tiếp theo cho việc thăm khám dễ dàng hơn.

Điều trị bệnh tim bẩm sinh

Để điều trị bệnh tim bẩm sinh, cần dựa vào khá nhiều yếu tố, trong đó có mức độ bệnh cũng như loại dị tật. Việc điều trị trong thời gian dài hoặc ngắn cũng sẽ có sự khác biệt ở từng trẻ. Hiện nay, những phương án được y học vận dụng gồm có:

  • Sử dụng thuốc: Có rất nhiều loại thuốc đã được nghiên cứu và sản xuất để ổn định hoạt động của tim, giúp tim vận hành tốt hơn, hạn chế nguy cơ rối loạn nhịp tim hoặc xuất hiện các cục máu đông.
  • Cấy ghép các thiết bị vào tim: Trẻ có thể được cấy ghép máy khử rung tim hoặc máy tạo nhịp tim để hỗ trợ cho hoạt động của tim. Từ đó giảm nguy cơ đe dọa tới tính mạng, giúp tim vận hành tốt các chức năng vốn có.
  • Đặt ống thông tim: Ống thông tim là kỹ thuật không cần phải mở ngực và tim, sử dụng ống mỏng chèn từ tĩnh mạch chân và hướng lên tim. Cho dụng cụ qua ống thông và tiến hành loại bỏ những bất thường trong cấu trúc tim.
  • Phẫu thuật mở: Kỹ thuật mổ mở sử dụng khi không thể áp dụng ống thông tim. Các bác sĩ sẽ tiến hành mở khoang ngực và tim để khắc phục các khiếm khuyết ở mạch máu, van tim, từ đó khôi phục chức năng cho tim.
  • Ghép tim: Đây là phẫu thuật rất phức tạp, yêu cầu nhiều thủ tục và có thể trẻ phải đợi trong thời gian dài để tìm được tim hiến phù hợp.
kham tam soat & dieu tri benh tim bam sinh
Trẻ cần được làm điện tâm đồ để theo dõi sức khỏe của tim

Để phục vụ cho quá trình khám, tầm soát & điều trị bệnh tim bẩm sinh, một số thiết bị máy móc được dùng phổ biến phải kể tới như:

  • Máy đo điện tâm đồ ECG.
  • Máy kiểm tra huyết áp tại nhà.
  • MSCT tim, động mạch vành.
  • Máy chụp mạch vành DSA.
  • Máy theo dõi nhịp tim dòng Holter ECG.
  • Máy siêu âm 5D chuyên tim Apogee 3500.
  • Máy siêu âm khuyết tật Huatec.
  • Máy siêu âm Doppler màu.
  • Máy siêu âm chuyên tim phiên bản Hitachi Lisendo 880

Danh mục khám, tầm soát & điều trị bệnh tim bẩm sinh –  Hệ thống Vietmec

Dịch vụ khám, tầm soát & điều trị bệnh tim bẩm sinh tại hệ thống Vietmec đang được tiến hành với các hạng mục gồm:

GÓI KHÁM TẦM SOÁT, ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ TIM BẨM SINH – HỆ THỐNG VIETMEC
STT DANH MỤC KHÁM, ĐIỀU TRỊ Ý NGHĨA DỊCH VỤ

Chẩn đoán lâm sàng

1 Khám lâm sàng Lấy thông tin về chỉ số huyết áp, nghe nhịp tim, các chỉ số cơ thể, tiền sử bệnh lý.

Phát hiện các dấu hiệu bất thường về cấu trúc, hoạt động, chức năng của tim.

Chẩn đoán cận lâm sàng
2 Đo điện tim Đánh giá nhịp, tốc độ và điện học ở tim, khả năng co bóp tim. Nhận biết các bệnh lý liên quan tới bất thường ở cơ nhĩ, cơ thất màng ngoài tim,
3 Siêu âm tim Đánh giá, chẩn đoán bất thường của van tim, cơ tim, các bệnh lý bẩm sinh.
4 Chụp X-quang tim phổi Đánh giá cấu trúc tim, phổi, mạch máu,…
5 Chụp CT mạch vành Chẩn đoán các bệnh lý tim bẩm sinh, đặc biệt là bệnh về mạch vành.
6 Chụp cộng hưởng từ tim Chẩn đoán bệnh lý van tim, bệnh tim bẩm sinh, u tim lành tính, ác tính,…
7 Đo SpO2 Đánh giá độ bão hòa oxy
Điều trị
8 Phương án điều trị áp dụng tùy từng ca bệnh
  • Sử dụng thuốc
  • Cấy ghép thiết bị
  • Đặt ống thông tim
  • Phẫu thuật mở
  • Ghép tim

Lưu ý khi khám, tầm soát & điều trị bệnh tim bẩm sinh ở hệ thống Vietmec

Ngoài những thông tin quan trọng ở trên, phụ huynh nên lưu ý thêm những điều dưới đây khi cho con tầm soát và điều trị bệnh tim bẩm sinh tại hệ thống Vietmec:

  • Nên làm tầm soát cho con ngay khi chào đời và duy trì đều đặn hàng năm, đặc biệt trong giai đoạn con 0 – 6 tuổi.
  • Tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của các bác sĩ trong quá trình tầm soát cũng như điều trị.
  • Chú ý tới chế độ dinh dưỡng của trẻ vì lúc này con thường khó ăn, mệt mỏi, hệ tiêu hóa hoạt động kém do chức năng tim bất thường. Chia thành nhiều bữa ăn cho trẻ và nên bổ sung sắt và các vitamin theo chỉ định của bác sĩ.
  • Đảm bảo tiêm đầy đủ các loại vacxin cho trẻ, đặc biệt vacxin phòng bệnh hô hấp vì bệnh tim bẩm sinh dễ gây ảnh hưởng tới đường hô hấp.
  • Hướng dẫn trẻ vận động thể lực phù hợp, tránh vui chơi quá sức hoặc khiến trẻ căng thẳng, sợ hãi.
  • Cần đảm bảo đưa trẻ đi khám định kỳ theo đúng chỉ dẫn để theo dõi cơ thể một cách sát sao nhất.
kham tam soat & dieu tri benh tim bam sinh
Cần duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ

Khám, tầm soát và điều trị bệnh tim bẩm sinh có ý nghĩa rất lớn đối với việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của trẻ. Phụ huynh nên đặc biệt chú ý theo dõi các biểu hiện của con ngay từ khi chào đời để kịp thời có sự phối hợp khắc phục với các bác sĩ chuyên khoa. Để được tư vấn chi tiết hơn về dịch vụ khám và điều trị bệnh lý, vui lòng liên hệ với hệ thống Vietmec qua số hotline 024 3212 3133.

Quy trình tầm soát, điều trị bệnh tim bẩm sinh tại hệ thống Vietmec

Thăm khám, tầm soát & điều trị bệnh tim bẩm sinh ở hệ thống Vietmec sẽ diễn ra cụ thể với các bước gồm:

Bước 1: Đặt lịch

Liên hệ đặt lịch thăm khám với hệ thống Vietmec thông qua form hoặc hotline 024 3212 3133.

Bước 2: Xác nhận lịch

Tư vấn viên xác nhận đặt lịch với cơ sở y tế đã đăng ký theo nhu cầu của người thăm khám. Với trường hợp đặt thông qua form có sẵn trên hệ thống, người đặt lịch sẽ được liên hệ lại để xác nhận trong khoảng 1 - 2 giờ.

Bước 3: Tới cơ sở y tế

Phụ huynh đưa con tới cơ sở y tế thăm khám, làm thủ tục tại quầy thông tin của bệnh viện hoặc phòng khám theo hướng dẫn của nhân viên.

Đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân và tình trạng sức khỏe, đơn thuốc đang dùng (nếu có)

Bước 4: Thăm khám chi tiết

  • Lấy số sắp xếp thứ tự và đợi thăm khám.
  • Bệnh nhân thăm khám lâm sàng với các bác sĩ, kiểm tra tình trạng sức khỏe hiện tại, trao đổi thông tin về những dấu hiệu bất ngờ đang gặp phải.
  • Chuyển sang khu vực đo điện tim, siêu âm, đo SpO2, chụp X-quang, MRI,...

Bước 5: Đợi kết quả

Sau khi hoàn tất thủ tục, phụ huynh nhận kết quả trong vòng 1 ngày. Cũng có một số hạng mục thăm khám sẽ trả kết quả chỉ sau khoảng 2 - 3 giờ.

Bước 6: Bác sĩ đọc kết quả

Quay trở về phòng tư vấn để bác sĩ đọc kết quả chẩn đoán. Với trường hợp có dấu hiệu của bệnh tim bẩm sinh sẽ tiến hành lên phác đồ và nhập viện để điều trị.

Bước 7: Thanh toán chi phí thăm khám, điều trị.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android