Gói Dịch Vụ Khám Tiết Niệu – Cơ Bản

Gói dịch vụ khám tiết niệu - Cơ bản  tích hợp nhiều phương pháp như: Khám thực thể (sờ, nhìn, gõ), các xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, xét nghiệm chức năng, sinh thiết tế bào,... nhằm giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng đường tiết niệu.

Gói dịch vụ khám tiết niệu – Cơ bản được nhiều hệ thống y tế triển khai thực hiện nhằm giúp bệnh nhân phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường và có phương pháp điều trị bệnh hữu hiệu. Cụ thể, khi nào cần khám tiểu niệu? Quy trình khám thế nào? Danh mục khám gồm những gì? Dưới đây là giải đáp chi tiết.

Định nghĩa gói khám tiết niệu – Cơ bản

Hệ tiết niệu bao gồm những cơ quan là niệu quản, niệu đạo, bàng quang, 2 thận và ở nam giới có thêm tuyến tiền liệt. Đây là cơ quan phụ trách những vai trò quan trọng trong cơ thể, nhưng cũng rất dễ bị viêm nhiễm. Bất cứ những bất thường nào của hệ tiết niệu, dù lớn hay nhỏ cũng ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Để ngăn chặn và điều trị những bất thường của đường tiết niệu, các bệnh viện, phòng khám hiện nay xây dựng gói dịch vụ khám tiết niệu – Cơ bản. Đây là gói dịch vụ tích hợp nhiều phương pháp như: Khám thực thể (sờ, nhìn, gõ), các xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, xét nghiệm chức năng, sinh thiết tế bào,… nhằm giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng đường tiết niệu. Cụ thể, một số bệnh lý có thể phát hiện thông qua gói khám như:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Viêm tuyến tiền liệt.
  • Tiểu không tự chủ.
  • Sỏi thận, sỏi hệ niệu.
  • Suy thận.
  • Rối loạn cương dương.
  • Ung thư bàng quang.
kham tiet nieu co ban
Khám tiết niệu giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng đường tiết niệu

Vì sao cần khám tiết niệu?

Hệ tiết niệu đóng vai trò quan trọng trong quá trình lọc bỏ cặn bã khỏi cơ thể ở dạng nước tiểu, đồng thời tái hấp thu các chất. Do các cơ quan này thường xuyên phải tiếp xúc với chất độc hại nên nguy cơ bị nhiễm trùng, tổn thương rất cao. Giống như những bệnh lý khác, các triệu chứng bệnh tiết niệu trong giai đoạn đầu thường không rõ ràng khiến người bệnh chủ quan, đến khi đi khám bệnh đã phát triển đến giai đoạn nặng, có nguy cơ đe dọa tính mạng như:

  • Vi khuẩn xâm nhập tiết niệu gây phá hủy chủ mô thận và hoại tử nhú thận, điều này dẫn đến tắc nghẽn và suy giảm chức năng thận. Nếu không được điều trị có thể gây suy thận vĩnh viễn, thậm chí cắt bỏ thận.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây áp xe tuyến tiền liệt, viêm mào tinh, viêm tinh hoàn, bít tắc ống dẫn tinh, không chỉ gây suy giảm chức năng sinh lý, rối loạn cương dương mà còn làm tăng nguy cơ vô sinh.

Chính vì vậy, việc khám tiết niệu là hoạt động rất cần thiết nhằm phát hiện sớm các bệnh lý tại đây, từ đó đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.

Hơn nữa, phòng bệnh hơn chữa bệnh nên bác sĩ khuyến nghị bất cứ ai cũng nên thăm khám tiết niệu định kỳ nhằm chủ động kiểm soát tình hình sức khỏe, tăng hiệu quả và giảm thời gian điều trị nếu không may mắc bệnh.

Dấu hiệu cần khám tiết niệu

Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên khám niệu định kỳ hằng năm. Đặc biệt, khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng dưới đây, người bệnh cần nhanh chóng đến các phòng khám, bệnh viện để tiến hành khám tiết niệu:

  • Có cảm giác buồn tiểu thường xuyên, đi tiểu nhiều lần nhưng mỗi lần tiểu 1 ít, đặc biệt tiểu nhiều vào thời điểm ban đêm.
  • Khi tiểu có cảm giác bột, rát khó chịu.
  • Màu nước tiểu đục, có mùi hôi hoặc khai nồng.
  • Trong nước tiểu lẫn máu.
  • Đau lưng, thắt lưng và hông, các cơn đau dồn dập hơn khi quan hệ tình dục.
  • Cơ thể sốt cao, ớn lạnh, buồn nôn hoặc nôn mửa, mệt mỏi.

Đối tượng khám tiết niệu

Gói khám tiết niệu – Cơ bản được được triển khai cho tất cả các đối tượng thực hiện định kỳ hằng năm. Tuy nhiên, một số đối tượng dưới đây bác sĩ khuyến nghị cần thực hiện sớm vì có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn bình thường.

  • Những người lớn tuổi, đặc biệt là trên 55 tuổi.
  • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh về đường tiết niệu.
  • Những người bẩm sinh bị dị dạng đường tiết niệu.
  • Người có thói quen nhịn tiểu, uống nước ít.
  • Những người quan hệ tình dục không đảm bảo an toàn.
  • Người có tiền sử bị bệnh về đường tiết niệu, sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt,…

Rủi ro khi khám tiết niệu

Khám tiết niệu có gây rủi ro gì ảnh hưởng cho sức khỏe không? Câu trả lời là có. Các bác sĩ, chuyên gia y tế cho biết, trên thực tế bất cứ phương pháp y khoa nào cũng những rủi ro nhất định. Đối với quá trình khám tiết niệu cơ bản, người bệnh sẽ phải đối diện với một số tình trạng như:

  • Phản ứng với thuốc cản quang: Trước khi chụp Xquang tiết niệu, người bệnh sẽ cần tiêm thuốc cản quang. Tuy nhiên một số người sẽ gặp phản ứng phụ như buồn nôn, nôn mửa, mẩn ngứa, phát ban, tim đập nhanh,… Các triệu chứng này có thể giảm hết dần sau khi nghỉ ngơi.
  • Sưng tấy, nhiễm trùng: Một số trường hợp sau khi lấy máu sẽ xuất hiện tình trạng sưng tấy tại vị trí kim tiêm, nghiêm trọng hơn có thể bị áp xe, nhiễm trùng nếu không biết vệ sinh, giữ gìn đúng cách.
  • Kết quả sai lệch: Bác sĩ cho biết, ngay cả những xét nghiệm có mức độ chính xác cao nhất cũng sẽ chỉ cho kết quả đúng khoảng 99%. Đôi khi do những vấn đề như thời điểm lấy mẫu, cơ địa người bệnh hoặc kỹ thuật thực hiện sai lệch sẽ dẫn đến kết quả sai lệch, cho âm tính giả hoặc dương tính giả.

Những rủi ro này không xảy ra thường xuyên, nhưng người bệnh vẫn cần cẩn trọng, nên lựa chọn những phòng khám tiết niệu

Trường hợp cần tạm hoãn khám tiết niệu – Cơ bản

Để tiến hành khám tiết niệu sẽ cần đạt điều kiện sức khỏe, nếu nằm trong những đối tượng dưới đây sẽ cần tạm hoãn quá trình thăm khám:

  • Phụ nữ đang mang thai, đặc biệt là trong thời gian 3 tháng đầu thai kỳ.
  • Những người đang bị tràn máu hoặc tràn khí màng phổi.
  • Những người bị suy gan thận nghiêm trọng, đái tháo đường ở giai đoạn nặng.
  • Người đang sốt cao trên 38.5 độ C, xuất hiện triệu chứng co giật, mê man,…

Phương pháp khám tiết niệu

Dưới đây là một số phương pháp phổ biến xét nghiệm, chẩn đoán được thực hiện trong gói khám tiết niệu – cơ bản.

Xét nghiệm nước tiểu

Đây là phương pháp xét nghiệm phổ biến nhất trong quá trình khám tiết niệu. Cụ thể, chỉ số xét nghiệm nước tiểu sẽ cho biết về tình hình sức khỏe tổng quan, tìm các tế bào hồng cầu, bạch cầu hoặc vi khuẩn trong nước tiểu để chẩn đoán viêm đường tiết niệu và một số bệnh liên quan.

Để chẩn đoán bệnh chính xác, mẫu nước tiểu sẽ được đánh giá theo 3 cách gồm: Kiểm tra bằng thị giác, kiểm tra qua que nhúng, kiểm tra qua kính hiển vi.

  • Kiểm tra bằng thị giác: Quan sát tình trạng nước tiểu có màu gì, có lợn cợn hay trong suốt, hoặc có mùi bất thường không.
  • Kiểm tra qua que nhúng: Bác sĩ sẽ nhúng que nhựa mỏng có hóa chất vào nước tiểu. Tùy màu sắc dải hóa chất chuyển đổi sẽ xác định được tình trạng sức khỏe người bệnh.
  • Kiểm tra qua kính hiển vi: Thông qua kính hiển vi, bác sĩ xác định được tế bào bạch cầu, hồng cầu, vi khuẩn trong nước tiểu.
kham tiet nieu co ban
Xét nghiệm máu là phương pháp xét nghiệm phổ biến nhất trong quá trình khám tiết niệu

Xét nghiệm Ure + Creatinin

Xét nghiệm Ure + Creatinin chắc chắn không thể thiếu trong các gói khám tiết niệu – Cơ bản. Nhờ các chỉ số này, bác sĩ sẽ phát hiện sớm những bệnh lý tiềm ẩn về tiết niệu.

Ure máu là sản phẩm cuối của quá trình chuyển hóa  đạm xảy ra trong cơ thể và chúng được loại bỏ khỏi cơ thể  qua thận. Thông thường, lượng ure máu sẽ dao động từ 2.5 – 7.5 mmol/l, nếu chỉ số thay đổi bất thường là dấu hiệu thận – tiết niệu có vấn đề. Đặc biệt, những người có hàm lượng Ure trong máu cao là dấu hiệu của bệnh viêm cầu thận mãn tính hoặc suy thận.

Creatinin cũng là một loại chất thải được hình thành từ quá trình hợp chất creatine phân hủy. Tương tự như Ure máu, Creatinin cũng được đào thải thông qua thận. Bình thường, nồng độ creatinin trong huyết tương sẽ dao động từ  60 – 120 µmol/l (ở nam giới) và từ 44  – 88 µmol/l (ở nữ giới). Nếu kết quả cho thấy hàm lượng Creatinin tăng cao thì nguy cơ cao bạn đã bị suy thận.

Chụp X-quang tiết niệu không chuẩn bị

Phương pháp chụp Xquang tiết niệu không chuẩn bị có nhiều mục đích, trong đó là đánh giá đường tiết niệu. Thông quan hình ảnh chụp Xquang, bác sĩ có thể xác định các thông tin chi tiết liên quan đến kích thước, hình dạng, vị trí của thận, bàng quang và niệu quản. Ngoài ra, có thể xác định được tình trạng sỏi đường tiết niệu hoặc bệnh phì đại tuyến tiền liệt làm chặn dòng chảy của nước tiểu. Thông qua đó, bác sĩ có hướng điều trị bệnh phù hợp nhất.

Quy trình thực hiện:

  • Người bệnh thay áo choàng của bệnh viện, cởi toàn bộ đồ trang sức hoặc các đồ vật kim loại.
  • Tiếp theo người bệnh được hướng dẫn tư thế đứng hoặc nằm trên bàn tùy theo yêu cầu của bác sĩ. Sau đó đặt bụng của người bệnh giữa máy chụp Xquang và phim. Những bộ phận không chụp Xquang sẽ được che bằng tấm chắn chất liệu chì để tránh tiếp xúc tia X.
  • Tiếp theo, kỹ thuật viên tiến hành điều khiển máy chụp. Người bệnh lưu ý trong quá trình này cần giữ yên tư thế, tránh chuyển động sẽ làm ảnh hưởng chất lượng hình chụp Xquang.

Một số máy móc được ứng dụng nhằm hỗ trợ quá trình khám tiết niệu – Cơ bản diễn ra tốt nhất gồm:

  • Máy phân tích nước tiểu AUTION MAX AX – 4060.
  • Máy phân tích cặn lắng của nước tiểu thương hiệu AUTION EYE AI – 4510.
  • Máy phân tích phổ tân tiến Gw Instek GSP – 9330 With TG.
  • Máy Xquang cao tần thương hiệu EVA HF 525 PLUS.
  • Máy siêu âm 4D HD Live APOGEE 3300.
kham tiet nieu co ban
Hệ thống máy phân tích nước tiểu

Danh mục gói khám tiết niệu – Cơ bản tại Vietmec

Để đảm bảo đưa ra kết quả chẩn đoán bệnh chính xác nhất, Hệ thống Y tế Vietmec cung cấp Gói dịch vụ khám tiết niệu – Cơ bản với danh mục đầy đủ như sau:

 

Gói dịch vụ khám tiết niệu – Cơ bản

STT Danh mục Mục đích
I. Khám chuyên khoa

1

Khám nội tổng quát Đo chỉ số huyết áp, chỉ số cân nặng,…

Trao đổi về tiền sử bệnh

Kiểm tra tổng quát qua dấu hiệu bệnh tiết niệu

II. Xét nghiệm
2 Tổng phân tích tế bào máu Phân tích 5 thành phần máu và phát hiện bệnh về máu
3 Xét nghiệm Ure + Creatinin Chẩn đoán chức năng thận, phát hiện bệnh lý về thận
4 Xét nghiệm nước tiểu Phát hiện bệnh về tiết niệu và thận
III. Thăm dò chức năng và chẩn đoán hình thành
5 Chụp X-quang tiết niệu không chuẩn bị Phát hiện bệnh tiết niệu
6 Siêu âm ổ bụng Phát hiện bất thường tại các tạng như thận, bàng quang, tụy, gan,…

Lưu ý quan trọng khi khám tiết niệu

Trước khi đến Viecmec khám tiết niệu – Cơ bản, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để đảm bảo quá trình thăm khám bệnh diễn ra thoải mái, kết quả xét nghiệm chuẩn xác nhất.

  • Nếu bạn đang sử dụng thuốc tiểu đường hoặc thuốc metformin sẽ cần ngưng sử dụng thuốc 2 ngày trước khi tiến hành thăm khám. Bởi trong gói khám tiết niệu có phương pháp chụp Xquang, khi metformin kết hợp cùng thuốc cản quang có thể ảnh hưởng tới thận. Trong trường hợp sử dụng các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng khác cần thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết.
  • Người bệnh sẽ cần nhịn đói từ 6 – 8 tiếng trước khi khám tiết niệu cơ bản để kết quả xét nghiệm máu chính xác nhất. Bạn có thể uống nước lọc, nhưng tuyệt đối không dùng các loại nước có gas, nước ngọt, chất kích thích như bia rượu, caffeine.
  • Nếu có tiền sử dị ứng với các loại kháng sinh, đặc biệt các sản phẩm có chứa iode cần thông báo với bác sĩ. Đồng thời cũng cần trao đổi chi tiết về tình trạng sức khỏe, các triệu chứng hiện đang gặp và lịch sử bệnh lý.
  • Mặc quần áo thoải mái, tránh đeo các phụ kiện bằng kim loại để quá trình thăm khám thuận tiện hơn.

Trên đây là thông tin chi tiết về gói khám tiết niệu – Cơ bản tại Vietmec, nếu bạn đang cần tư vấn thêm hoặc đăng ký dịch vụ, có thể liên hệ trực tiếp theo hotline 024 3212 3133. Việc thăm khám thận tiết niệu sớm sẽ giúp bạn chủ động nắm bắt được tình trạng sức khỏe của bản thân và có những hướng dẫn chăm sóc, bảo vệ sức khỏe chuẩn xác nhất

Quy trình thực hiện gói khám tiết niệu - Cơ bản tại Vietmec

Quy trình khám viêm đường tiết niệu tại Vietmec được tiến hành đơn giản, rõ ràng như sau:

Bước 1: Đặt lịch

Liên hệ đặt lịch thăm khám với hệ thống Vietmec thông qua form hoặc hotline 024 3212 3133.

Bước 2: Xác nhận lịch

Tư vấn viên xác nhận đặt lịch với cơ sở y tế đã đăng ký theo nhu cầu của người thăm khám. Với trường hợp đặt thông qua form có sẵn trên hệ thống, người đặt lịch sẽ được liên hệ lại để xác nhận trong khoảng 1 – 2 giờ.

Bước 3: Tới cơ sở y tế

  • Bệnh nhân lựa chọn trang phục phù hợp cho quá trình thăm khám kiểm tra. Tới cơ sở y tế thăm khám, làm thủ tục tại quầy thông tin của bệnh viện hoặc phòng khám theo hướng dẫn của nhân viên.
  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân và tình trạng sức khỏe, đơn thuốc đang dùng (nếu có)

Bước 4: Thăm khám chi tiết

  • Lấy số sắp xếp thứ tự và đợi thăm khám.
  • Bệnh nhân thăm khám lâm sàng với các bác sĩ, kiểm tra tình trạng sức khỏe hiện tại, trao đổi thông tin về những dấu hiệu bất ngờ đang gặp phải.
  • Chuyển sang khu vực khám cận lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cần thiết do bác sĩ chỉ định.

Bước 5: Đợi kết quả

Sau khi hoàn tất thủ tục, bệnh nhân nhận kết quả trong vòng 1 ngày. Cũng có một số hạng mục thăm khám sẽ trả kết quả chỉ sau khoảng 2 – 3 giờ.

Bước 6: Bác sĩ đọc kết quả

Quay trở về phòng tư vấn để bác sĩ đọc kết quả chẩn đoán. Sau đó hướng dẫn, tư vấn bệnh nhân về phương án chữa trị phù hợp nhất.

Bước 7: Thanh toán chi phí khám viêm đường tiết niệu

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android