Gói Dịch Vụ Khám Và Điều Trị Bệnh Lý Cơ Xương Khớp

Khám, điều trị bệnh lý cơ xương khớp là phương pháp thăm khám, chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến cơ, xương khớp,... qua đó giúp bác sĩ xây dựng phác đồ chữa trị phù hợp như: Sử dụng thuốc, tiêm chích, phẫu thuật hoặc vật lý trị liệu.

Với thực trạng tỷ lệ các ca mắc ngày càng cao nên hầu hết tất cả đơn vị y tế hiện nay đều xây dựng và triển khai Gói dịch vụ khám và điều trị bệnh lý cơ xương khớp. Vậy cụ thể, gói dịch vụ này dành cho đối tượng nào? Trong gói dịch vụ gồm những thủ thuật gì? Quy trình khám và điều trị cơ xương khớp ra sao?

Định nghĩa dịch vụ khám và điều trị bệnh lý cơ xương khớp

Khám, điều trị bệnh lý cơ xương khớp là phương pháp thăm khám, chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến cơ, xương khớp,… qua đó giúp bác sĩ xây dựng phác đồ chữa trị phù hợp như: Sử dụng thuốc, tiêm chích, phẫu thuật hoặc vật lý trị liệu.

Ngoài ra, khi thực hiện dịch vụ này, bác sĩ có thể phát hiện sớm các dị tật tại xương, cột sống, khớp. Qua đó ngăn ngừa loãng xương, thoái hóa ở người già, hoặc bệnh còi xương, vẹo cột sống, gù lưng, chân vòng kiềng,… ở trẻ em.

kham va dieu tri benh ly co xuong khop
Dịch vụ thăm khám, chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến cơ, xương khớp

Vì sao cần khám và điều trị bệnh lý cơ xương khớp

Hệ thống xương khớp là một tập hợp bao gồm xương, khớp và sụn tọa nên khung xương hoàn chỉnh. Chúng có nhiệm vụ nâng đỡ cơ thể, bảo vệ cơ quan nội tạng bên trong và thực hiện các chức năng vận động. Do nhiều nguyên nhân như hoạt động quá mức, lão hóa, chấn thương, di truyền hoặc rối loạn miễn dịch sẽ dẫn đến nhiều bệnh như:

  • Bệnh viêm khớp phản ứng, bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh viêm khớp vảy nến,…
  • Thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp, thoát vị địa đệm,…
  • Viêm bao hoạt dịch, lupus ban đỏ, xơ cứng bì, viêm đa cơ,…
  • Bệnh gãy xương, bệnh loãng xương, bệnh ung thư xương,….
  • Viêm chu vai, viêm điểm bám gân, viêm cân gan chân, hội chứng ống cổ tay,…
  • Hội chứng vai gáy, đau thần kinh tọa, đau thắt lưng,…

Nếu mắc phải các bệnh lý này, chức năng của các khớp, gân, dây chằng, cơ bắp, thần kinh và xương sống sẽ bị suy yếu. Điều này có thể làm khả năng di chuyển, gây nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí là tàn phế. Nguy hiểm hơn, những bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa. Nhưng nếu được tầm soát, phát hiện kịp thời và có phương pháp điều trị sớm sẽ giúp điều trị hiệu quả, tiết kiệm tối đa được thời gian và chi phí cho người bệnh. Vậy nên, việc tham gia sớm gói dịch vụ khám, điều trị bệnh lý cơ xương khớp được bác sĩ chuyên khoa khuyến khích tất cả mọi người.

Dấu hiệu khám và điều trị bệnh lý cơ xương khớp

Để tránh trường hợp bệnh phát triển đến mức độ nặng mới bắt đầu điều trị, bạn cần chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe, nếu phát hiện cơ thể có những dấu hiệu dưới đây, dù nhẹ hay nặng cũng cần đến bệnh viện hoặc hệ thống y tế để thăm khám ngay.

  • Đau khớp, cứng khớp khi vận động, đi bộ, chạy bộ, leo cầu thang,… các cơn đau âm ỉ hoặc đau nhói.
  • Các cơn đau khớp có thể xuất hiện nhiều về đêm và sáng sớm khiến người bệnh mất ngủ.
  • Khi thời tiết thay đổi, trở lạnh hoặc trở nóng, mưa ẩm sẽ xuất hiện tình trạng đau khớp chân tay, khớp gối.
  • Ngón chân, ngón tay, đầu gối thường tê bì, nhức mỏi.
  • Sưng nóng, tấy đỏ các khớp hoặc bị sưng phù như có dịch bên trong.
  • Các khớp phát ra tiếng kêu lạo xạo khi di chuyển.
  • Sụn khớp mòn hoặc sưng to, biến dạng.
  • Khó khăn khi xoay cổ, vai gáy, kèm theo tình trạng mệt mỏi, đau nhức toàn thân.

Đối tượng cần khám và điều trị bệnh lý cơ xương khớp

Vậy đối tượng nào cần khám và điều trị bệnh lý cơ xương khớp? Theo thống kê hiện nay, có 3 nhóm đối tượng được bác sĩ khuyến cáo cần thăm khám sức khỏe xương khớp định kỳ bao gồm:

  • Người cao tuổi: Do quá trình lão hóa khiến xương khớp dần suy giảm chức năng, dễ mắc một số bệnh như loãng xương, thoái hóa xương, giòn xương,..
  • Người có đặc thù công việc vác nặng hoặc ngồi nhiều: Bác sĩ cho biết, những đối tượng có đặc thù công việc mang vác nặng thường xuyên hoặc dân văn phòng, tài xế lái xe ngồi nhiều, ít vận động sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh về xương khớp như đau mỏi vai gáy, cong vẹo cột sống,…
  • Người đã mắc bệnh về xương khớp đang trong quá trình theo dõi: Một trong những đối tượng cần thường xuyên thăm khám chính là người đang mắc bệnh xương khớp như thoái hóa, viêm khớp, đau thần kinh tọa, thoát vị địa đệm, loãng xương,… sẽ cần định kỳ thăm khám sức khỏe xương khớp để theo dõi tình trạng bệnh tình.
kham va dieu tri benh ly co xuong khop
Người có đặc thù công việc ngồi nhiều cần thăm khám sớm

Rủi ro khi khám, điều trị bệnh lý cơ xương khớp

Bất cứ phương pháp khám chữa bệnh nào cũng không thể đảm bảo an toàn 100% mà sẽ tiềm ẩn một số rủi ro nhất định. Đối với phương pháp khám, điều trị bệnh lý cơ xương khớp, bác sĩ thống kê một số rủi ro như:

  • Nhiễm khuẩn: Do không đảm bảo tính vô khuẩn trong quá trình thực hiện thủ thuật gây tình trạng áp xe dưới màng cứng, viêm màng mủ hoặc viêm khoang đĩa đệm.
  • Chảy máu: Tình trạng này có thể xảy ra tại màng cứng, ngoài màng cứng khi tiêm khớp hoặc lấy máu,…
  • Dị ứng thuốc gây tê: Nhiều người bị dị ứng thuốc gây tê, dẫn đến các triệu chứng như sốt, buồn nôn, phát ban, đau đầu, mệt mỏi,…
  • Kích thích hệ phó giao cảm: Tình trạng này xuất hiện do người bệnh quá căng thẳng sợ hãi khiến các thủ thuật bị sai lệch, làm cho người bệnh gặp triệu chứng như tức ngực, khó thở, choáng váng, vã mồ hôi, rối loạn cơ tròn,…

Tuy những rủi ro này không thường xuyên xảy ra, nhưng người bệnh cũng cần lưu tâm, lựa chọn những đơn vị y tế thực hiện khám, điều trị bệnh cơ xương khớp uy tín nhất.

Trường hợp cần tạm hoãn khám và điều trị bệnh lý cơ xương khớp

Bác sĩ cho biết, những trường hợp cần tạm hoãn khám, điều trị bệnh lý cơ xương khớp bao gồm:

  • Những người không đủ điều kiện sức khỏe, các chỉ số sinh tồn như nhịp tim, huyết áp,… không ổn định.
  • Những người có thân nhiệt quá cao hoặc quá thấp.
  • Những người mới vừa phẫu thuật, cần có thời gian hồi phục sức khỏe.
  • Những người dị ứng với thuốc gây tê hoặc một số thuốc cần dùng trong quá trình thăm khám.

Phương pháp thực hiện khám và điều trị bệnh lý cơ xương khớp

Trong các gói dịch vụ khám và điều trị bệnh lý cơ xương khớp hiện nay sẽ được kết hợp rất nhiều phương pháp như sau:

Phương pháp khám, chẩn đoán

Có nhiều phương pháp khám, chẩn đoán bệnh cơ xương khớp, đặc biệt, 4 phương pháp dưới đây được ứng dụng rất phổ biến.

  • Đo mật độ xương: Phương pháp này có tên gọi khác là đo loãng xương, ứng dụng tia X và chụp CT nhằm xác định hàm lượng canxi và các khoáng chất có trong xương. Thông thường, kỹ thuật này được sử dụng tại cột sống, hông và xương cẳng tay. Kết quả của phương pháp này sẽ giúp bác sĩ xác định được nguy cơ mắc bệnh loãng xương và các bệnh lý liên quan.
  • Định lượng RF: Đây là xét nghiệm định lượng các yếu tố dạng thấp trong máu, dựa trên cơ sở sự gia tăng bất thường của hàm lượng kháng thể RF. Kết quả xét nghiệm sẽ giúp hỗ trợ chẩn đoán các bệnh viêm khớp do yếu tố tự miễn, điển hình là viêm khớp dạng thấp.
  • Định lượng 25 – OH Vitamin D (D3): Phương pháp xét nghiệm này sẽ có tác dụng đánh giá tình trạng thiếu hụt vitamin D, hỗ trợ chẩn đoán chính xác loãng xương, còi xương hoặc tình trạng dư thừa vitamin D.
  • Chọc hút dịch khớp: Đây là thủ thuật để đánh giá, phân tích chất dịch khớp nhằm cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ quá trình chẩn đoán và điều viêm khớp. Ngoài ra, phương pháp này cũng được ứng dụng trong quá trình điều trị các bệnh nhờ tác dụng loại bỏ dịch dư thừa, mủ hoặc máu trong khớp, mang đến tác dụng giảm đau hiệu quả.
kham va dieu tri benh ly co xuong khop
Phương pháp chọc hút dịch khớp

Phương pháp điều trị bệnh lý cơ xương khớp

Mỗi bệnh cơ xương khớp sẽ có phương pháp điều trị riêng. Trong đó, 2 phương pháp gồm tiêm khớp và truyền thuốc sinh học mang đến hiệu quả cao vượt trội.

  • Tiêm khớp, tiêm mô mềm ở cạnh khớp: Đây là liệu pháp sử dụng kim tiêm để đưa thuốc vào ổ khớp hoặc phần mô mềm cạnh khớp để điều trị một số bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp,… Phương pháp được đánh giá cao nhờ hiệu quả giảm đau và sưng nhanh chóng. Tuy nhiên, kỹ thuật thực hiện vô cùng quan trọng, nếu tiêm sai lệch có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tàn phế.
  • Truyền thuốc sinh học: Đây là loại thuốc có tác dụng làm thay đổi một số bộ phận trong hệ thống miễn dịch, giúp nhanh chóng giảm viêm và chữa lành các tổn thương tại khớp. Thuốc được tiêm vào tĩnh mạch của người bệnh. Tuy thuộc mức độ bệnh, nguyên nhân gây bệnh và cơ địa của người bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn dòng thuốc sinh học phù hợp nhất.

Hệ thống máy móc tại Vietmec đang sử dụng trong gói dịch vụ thăm khám và điều trị các bệnh lý về cơ xương khớp như sau:

  • Máy CT chẩn đoán hình ảnh 128 dãy thương hiệu của Mỹ.
  • Máy đo mật độ xương của DXA.
  • Máy đo loãng xương của Hologic, nhập khẩu từ Mỹ.
  • Máy chẩn đoán hình ảnh thương hiệu MRI SIGNA Prime.
  • Kính hiển vi phục vụ soi dịch khớp.
  • Máy sinh hóa AU480 sản xuất tại Đức.
  • Máy đo loãng xương hiện đại hai bình diện DEXXUMT.
  • Máy siêu âm khớp của Logiq P7.
kham va dieu tri benh ly co xuong khop
Máy đo loãng xương hiện đại hai bình diện DEXXUMT

Danh mục gói dịch vụ khám và điều trị bệnh lý cơ xương khớp tại Vietmec

Nhằm mang đến dịch vụ y tế chất lượng tốt, đảm bảo chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe cho cộng động, Vietmec trực tiếp xây dựng gói dịch vụ khám, điều trị bệnh lý cơ xương khớp. Dưới đây là chi tiết danh mục gói dịch vụ:

 

Gói dịch vụ khám và điều trị bệnh lý cơ xương khớp

STT Danh mục khám Mục đích
I. Khám bệnh

1

Khám nội tổng quát Đo chỉ số cân nặng, chỉ số chiều cao, kiểm tra bệnh lý về cơ xương khớp
II. Chẩn đoán hình ảnh
2 Chụp Xquang ngực thẳng Phát hiện bất thường tại cột sống, thắt lưng
3 Chụp Xquang khớp gối thẳng Phát hiện bất thường tại khớp
4 Siêu âm khớp (khớp gối, háng, cổ tay, khuỷu tay) Phát hiện tràn dịch khớp, các bất thường tại khớp
5 Đo mật độ xương Đánh giá tình trạng xương khớp và dự đoán nguy cơ gãy xương

III. Xét nghiệm

6 Phân tích tế bào máu ngoại vi Phát hiện bệnh về máu, phát hiện nhiễm trùng
7 Đo hoạt độ ALP Chẩn đoán bệnh về xương: Nhuyễn xương, gãy xương, còi xương, u xương,…
8 Định lượng CalCi ion hóa Theo dõi bệnh lý về xương khớp
9 Định lượng CRP Xác định tình trạng khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp mãn tính, cấp tính
10 Định lượng Acid Uric Chẩn đoán bệnh gout
11 Định lượng RF Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp và bệnh tự miễn
12 Định lượng 25OH Vitamin D (D3) Xác định tình trạng thiếu vitamin D gây bệnh còi xương, loãng xương hoặc một số bệnh liên quan khác
IV. Phương pháp điều trị
1 Chọc hút dịch khớp
2 Tiêm khớp, tiêm mô mềm ở cạnh khớp
3 Truyền thuốc sinh học
4 Truyền thuốc loãng xương

Lưu ý quan trọng khi khám và điều trị bệnh lý cơ xương khớp

Trước ngày khám, điều trị bệnh lý cơ xương khớp, bác sĩ đưa ra một số khuyến nghị mà người bệnh cần thực hiện để đảm bảo kết quả thăm khám chuẩn xác nhất.

  • Cần nhịn ăn tối thiểu 4 – 6 tiếng trước khi đi khám vì người bệnh sẽ phải thực hiện xét nghiệm máu.
  • Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn như: Thuốc lá, cà phê, bia, rượu,… trước khi đi khám bệnh.
  • Nếu trường hợp bạn đang sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc trị bệnh tim, thuốc trị tiểu đường,… cần thông báo cho bác sĩ sớm để được hướng dẫn tạm ngưng dùng thuốc.
  • Mang theo kết quả thăm khám trước (trong vòng 6 tháng) cùng đơn thuốc điều trị bệnh đang sử dụng.
  • Đối với phụ nữ đang mang thai, bác sĩ khuyến nghị không nên thực hiện chụp Xquang để tránh ảnh hưởng cho sức khỏe của thai nhi.

Trên đây là thông tin về gói dịch vụ khám và điều trị bệnh lý cơ xương khớp đã được chia sẻ chi tiết. Đây thực sự là gói khám quan trọng giúp mọi người chủ động nắm bắt tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân. Để được tư vấn thêm và đăng ký dịch vụ tại Vietmec, bạn có thể liên hệ tới số hotline 024 3212 3133.

Quy trình gói dịch vụ khám và điều trị bệnh lý cơ xương khớp tại Vietmec

Hiện tại, Vietmec tiến hành gói dịch vụ khám, điều trị bệnh lý cơ xương khớp theo quy trình đơn giản, rõ ràng như sau:

Bước 1: Đặt lịch khám và điều trị bệnh lý cơ xương khớp

Liên hệ đặt lịch thăm khám với hệ thống Vietmec thông qua form hoặc hotline 024 3212 3133.

Bước 2: Xác nhận lịch

Tư vấn viên xác nhận đặt lịch với cơ sở y tế đã đăng ký theo nhu cầu của người thăm khám. Với trường hợp đặt thông qua form có sẵn trên hệ thống, người đặt lịch sẽ được liên hệ lại để xác nhận trong khoảng 1 – 2 giờ.

Bước 3: Tới cơ sở y tế

  • Bệnh nhân lựa chọn trang phục phù hợp cho quá trình thăm khám kiểm tra. Tới cơ sở y tế thăm khám, làm thủ tục tại quầy thông tin của bệnh viện hoặc phòng khám theo hướng dẫn của nhân viên.
  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân và tình trạng sức khỏe, đơn thuốc đang dùng (nếu có)

Bước 4: Thăm khám chi tiết

  • Lấy số sắp xếp thứ tự và đợi thăm khám.
  • Bệnh nhân thăm khám lâm sàng với các bác sĩ, kiểm tra tình trạng sức khỏe hiện tại, trao đổi thông tin về những dấu hiệu bất ngờ đang gặp phải.
  • Chuyển sang khu vực khám cận lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cần thiết do bác sĩ chỉ định.

Bước 5: Đợi kết quả

Sau khi hoàn tất thủ tục, bệnh nhân nhận kết quả trong vòng 1 ngày. Cũng có một số hạng mục thăm khám sẽ trả kết quả chỉ sau khoảng 2 – 3 giờ.

Bước 6: Bác sĩ đọc kết quả

Quay trở về phòng tư vấn để bác sĩ đọc kết quả chẩn đoán. Nếu sức khỏe hệ cơ xương khớp có bất thường, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân về phương án chữa trị phù hợp nhất.

Bước 7: Thanh toán chi phí thăm khám, điều trị

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android