Gói Dịch Vụ Khám Và Điều Trị Bệnh Xã Hội

Gói dịch vụ khám và điều trị bệnh xã hội tích hợp những phương pháp xét nghiệm, thăm khám và các liệu pháp y khoa chuyên sâu nhằm chẩn đoán và chữa trị dứt điểm bệnh xã hội.

Bệnh xã hội là tên gọi chung của những bệnh gây nhiễm qua đường tình dục không an toàn. Việc tiến hành gói dịch vụ khám và điều trị bệnh xã hội được bác sĩ khuyến nghị cho cả nam giới và nữ giới nhằm phòng ngừa và phát hiện sớm để có phương pháp điều trị kịp thời. Điều này không chỉ đảm bảo sức khỏe cho bản thân mà còn giữ an toàn cho cộng đồng.

Định nghĩa gói dịch vụ khám và điều trị bệnh xã hội

Bệnh xã hội (Social Disease) là tên gọi chung của các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn ở cả nam giới và nữ giới. Nhóm bệnh này có tốc độ lây nhiễm nhanh chóng và gây ra nhiều tác hại vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe.

Gói dịch vụ khám và điều trị bệnh xã hội tích hợp những phương pháp xét nghiệm, thăm khám và các liệu pháp y khoa chuyên sâu nhằm chẩn đoán và chữa trị dứt điểm những bệnh xã hội như:

  • Bệnh sùi mào gà: Đây là bệnh xuất hiện nhiều nốt mụn cóc 1-2mm tại cơ quan sinh dục, gây ra do chủng virus HPV (Human papilloma). Những nốt mụn này không đau, chạm vào dễ chảy máu, nếu không được khám và điều trị bệnh xã hội sẽ phát triển rộng thành đám như mào gà, hoa súp lơ, khi bội nhiễm tiết dịch mùi hôi khó chịu.
  • Bệnh giang mai: Bệnh do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Biểu hiện của bệnh là các vết loét màu hồng nhạt, bờ nhẵn, hình tròn hoặc bầu dục, xuất hiện tại hậu môn, bộ phận sinh dục hoặc miệng. Vết giang mai ban đầu sẽ đau ngứa, nhưng khi sang giai đoạn tiếp theo sẽ không còn cảm giác này. Nhưng nếu để bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn sẽ phá hủy hệ thống thần kinh nghiêm trọng.
  • Bệnh lậu: Bệnh này xuất hiện do Neisseria gonorrhoeae – Một loại song cầu khuẩn kí sinh tại bộ phận sinh dục gây ra. Bệnh không chỉ lây qua đường tình dục mà có thể lây truyền từ mẹ sang con, một số trường hợp do dùng chung quần áo, khăn tắm,…
  • Một số bệnh xã hội khác: Ngoài những bệnh lý trên, một số bệnh xã hội khác đang có tỷ lệ mắc khá cao hiện nay như: Hạ cam, rận mu, Chlamydia, HIV/AIDS,….
kham va dieu tri benh xa hoi
Bệnh xã hội gây ra nhiều bất thường trên da

Vì sao cần khám và điều trị bệnh xã hội

Việc tiến hành thăm khám và điều trị bệnh xã hội được bác sĩ đánh giá vô cùng quan trọng. Bởi nếu không may nhiễm phải những bệnh này nhưng không được điều trị kịp thời, có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Ảnh hưởng chức năng sinh sản: Các bệnh xã hội chủ yếu lây lan qua đường tình dục không an toàn nên vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công vào cơ quan sinh dục, gây một số bệnh lý ở nam giới (viêm ống dẫn tinh, viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt) và nữ giới (viêm tử cung, viêm buồng trứng, viêm vòi trứng) ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.
  • Nguy cơ lây lan cao: Bệnh xã hội được đánh giá là bệnh lý có tốc độ lây lan nhanh. Không chỉ lây qua đường tình dục mà còn lây nhiễm qua mẹ và thai nhi, lây qua quá trình dùng chung khăn tắm, thau chậu, dùng chung bơm kim tiêm,…
  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Những người mắc bệnh xã hội rất dễ rơi vào trạng thái stress, khủng hoảng do mầm bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bản thân và mọi người xung quanh.
  • Tác động tiêu cực đến phụ nữ đang mang thai và thai nhi: Nếu phụ nữ đang mang thai bị bệnh xã hội có thể đối diện với những tình trạng như động hai, mang thai ngoài tử cung, sinh non, thai lưu, thậm chí sảy thai,… trong trường hợp thai nhi vẫn phát triển thì vẫn có nguy cơ cao đối diện với dị tật bẩm sinh.
  • Đe dọa tính mạng: Nếu bệnh xã hội không được khám và điều trị sớm, các tổn thương ngoài da sẽ ngày càng nhiều, thậm chí tấn công ngược vào cơ quan nội tạng trong cơ thể như tim mạch, thận, gan, não bộ, thần kinh,… đe dọa tới tính mạng.

Chính vì vậy, việc tiến hành xét nghiệm thăm khám và điều trị bệnh xã hội rất quan trọng. Trong trường hợp không may mắc bệnh sẽ được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Nhờ đó quá tình chữa bệnh sẽ hiệu quả hơn, tránh được các biến chứng nặng nề giảm thiểu thời gian, chi phí liên quan.

Dấu hiệu cần khám và điều trị bệnh xã hội

Bệnh xã hội cũng có một số triệu chứng tương tự các bệnh lý khác. Điều này khiến không ít người chủ quan trong việc thăm khám và điều trị. Vì thế, bác sĩ đã thống kê những dấu hiệu phổ biến của bệnh như sau:

  • Đi tiểu rắt, tiểu ra mủ, nước tiểu mùi hôi tanh và đi tiểu nhiều hơn bình thường.
  • Xuất hiện triệu chứng bất thường như mụn cóc, mụn thịt, các vết loét tại vùng kín hoặc miệng.
  • Ra nhiều dịch niệu đạo, khí hư hoặc chảy máu.
  • Ngứa ngáy hậu môn, bộ phận sinh dục.
  • Đau bụng dưới, xương chậu, đau bộ phận sinh dục khi quan hệ.
  • Nổi hạch tại bẹn hoặc bộ phận sinh dục.
  • Cơ thể mệt mỏi, ớn lạnh, sụt cân nhanh, ăn uống không ngon miệng.
  • Nữ giới bị rong kinh hoặc kỳ kinh gián đoạn lâu ngày.

Đối tượng cần khám và điều trị bệnh xã hội

Bên cạnh việc thăm khám khi thấy những dấu hiệu bất thường, bác sĩ cũng khuyến nghị những đối tượng sau đây cần đi khám sớm hoặc khám định kỳ từ 3 – 6 tháng mỗi năm.

  • Những cặp đôi quan hệ qua đường miệng, đường hậu môn hoặc đường âm đạo không đảm bảo an toàn, không sử dụng bao cao su.
  • Những người quan hệ không lành mạnh, có nhiều bạn tình.
  • Quan hệ với bạn tình có dấu hiệu mắc bệnh xã hội.
  • Một số đối tượng làm những nghề có nguy cơ mắc bệnh xã hội cao như thợ cắt tóc, nhân viên massage, thợ xăm hình, nhân viên Karaoke,…
  • Sử dụng bơm kim tiêm, đặc biệt là tiêm chích ma túy chung rất dễ mắc bệnh xã hội.
  • Phụ nữ đang có dự định mang thai nên khám và điều trị bệnh xã hội để đảm bảo an toàn.
  • Sử dụng chung các vật dụng y tế, quần áo, khăn tắm,… với người đã bị nhiễm bệnh xã hội.
kham va dieu tri benh xa hoi
Sử dụng chung các vật dụng y tế, quần áo, khăn tắm,… có nguy cơ mắc bệnh cao

Rủi ro khi khám và điều trị các bệnh xã hội

Quá trình khám và điều trị bệnh xã hội rất hiếm khi xảy ra những rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, bác sĩ cho biết, một trong những rủi ro thường gặp nhất chính là kết quả chẩn đoán sai. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này thường do bệnh xã hội là những bệnh nhạy cảm và tế nhị, khiến người bệnh e ngại, không trao đổi rõ ràng về các triệu chứng bệnh và các thói quen sinh hoạt, thói quen tình dục,…

Trường hợp cần tạm hoãn khám và điều trị các bệnh xã hội

Trong trường hợp nào cần tạm hoãn khám và điều trị bệnh xã hội? Bác sĩ cho biết, danh mục trong gói dịch vụ đều mang tính an toàn cao, hoàn toàn có thể thực hiện ở mọi đối tượng nam/nữ. Tuy nhiên, trong trường hợp cơ thể không đủ điều kiện sức khỏe và tỉnh táo để tham gia thăm khám như: Sốt cao (Trên 38.5 độ C), co giật, mê man, nôn ói liên tục,… sẽ cần tạm hoãn và có biện pháp cấp cứu kịp thời, đến khi sức khỏe ổn định hơn sẽ tiếp tục khám và điều trị các bệnh xã hội.

Phương pháp khám, điều trị các bệnh xã hội

Những người chưa từng đi khám và điều trị bệnh xã hội bao giờ chắc chắn sẽ có thắc mắc bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp gì. Cụ thể, các phương pháp phổ biến được bác sĩ thực hiện như sau:

Phương pháp thăm khám

Để có thể chẩn đoán chính xác tình bệnh xã hội và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành một số xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm máu/nước tiểu: Không chỉ khám bệnh xã hội, hầu hết các hoạt động thăm khám bệnh đều được chỉ định xét ét nghiệm máu/nước tiểu. Thông qua các chỉ số này, bác sĩ có thể phát hiện cơ thể đang âm tính hay dương tính với các bệnh như HIV, Viêm gan B, Viêm gan C, Giang mai, Chlamydia. Tuy nhiên, một số bệnh như mụn rộp sinh học sẽ không thể cho kết quả rõ ràng nên sẽ được tiến hành một số xét nghiệm khác.
  • Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm: Sau quá trình thăm khám lâm sàng, nếu phát hiện người bệnh có những biểu hiện như nổi mụn đỏ, nốt sùi,… bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm bệnh phẩm để chẩn đoán chính xác về bệnh xã hội đang mắc phải.
  • Xét nghiệm dịch tiết: Phương pháp này thường được chỉ định khi bệnh xã hội đã tiến triển sang giai đoạn nặng. Bởi lúc này, biểu hiện bệnh ra ngoài thường tăng tiết dịch và virus sẽ trú ngự trong dịch tiết này. Bác sĩ sẽ lấy dịch tiết ở lỗ niệu đạo của nam giới/nữ giới đem đi phân tích, giúp xác định bệnh lậu, giang mai hoặc sùi mào gà.
  • Treponema Pallidum TPHA định tính: Một trong những xét nghiệm thường được áp dụng trong khám và điều trị bệnh xã hội là Treponema Pallidum TPHA định tính. Phương pháp này có vai trò giúp phát hiện bệnh giang mai.
kham va dieu tri benh xa hoi
Phương pháp Treponema Pallidum TPHA định tính

Phương pháp điều trị

Trong trường hợp dương tính với bệnh xã hội, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị tùy thuộc vào loại bệnh đang mắc phải. Cụ thể về 1 số phương pháp như sau:

  • Kỹ thuật bức xạ nhiệt: Phương pháp này còn được gọi là kỹ thuật DHA. Thông qua sử dụng nhiệt trường từ máy điện từ tần số cao để tác động vào vị trí viêm nhiễm, giúp loại bỏ vi khuẩn, nâng cao miễn dịch cho cơ thể.
  • Liệu pháp quang động: Tên gọi khác của phương pháp này là ALA PDT, được sử dụng trong điều trị bệnh sùi mào gà. Hiệu quả trị bệnh có được nhờ tác động qua lại của ánh sáng, oxy và chất cản giang, giúp ngăn chặn các mô tế bào bất thường trên da tăng sinh và tiêu diệt virus gây bệnh, làm u sùi mào gà dần teo lại.
  • Liệu pháp cân bằng kích hoạt miễn dịch: Phương pháp được áp dụng trong quá trình điều trị bệnh giang mai. Cơ chế điều trị là tác động trực tiếp vào gene của xoắn khuẩn giang mai, khiến chúng tự tiêu biến. Đồng thời còn thúc đẩy phục hồi các tế bào tổn thương, giúp kích thích sản sinh kháng thể chống lại vi khuẩn.

Danh mục gói dịch vụ khám và điều trị bệnh xã hội tại Vietmec

Dưới đây là chi tiết danh mục xét nghiệm, chẩn đoán trong gói dịch vụ khám và điều trị bệnh xã hội tại Hệ thống Y tế Vietmec.

 

Gói dịch vụ khám và điều trị bệnh xã hội

STT Danh mục
I. Khám lâm sàng

1

Khám chuyên khoa da liễu
II. Xét nghiệm
2 Xét nghiệm HIV Ab (test nhanh)
3 Xét nghiệm Chlamydia
4 Xét nghiệm Treponema pallidum
5 Treponema pallidum TPHA
6 Xét nghiệm vi khuẩn nhuộm soi
7 Xét nghiệm vi nấm nhuộm soi
8 Xét nghiệm máu
9 Xét nghiệm nước tiểu
10 Xét nghiệm dịch niệu đạo
III. Chẩn đoán hình ảnh

11

Siêu âm tinh hoàn/tuyến tiền liệt/tử cung phần phụ
IV. Điều trị bệnh xã hội 
12 Kỹ thuật bức xạ nhiệt
13 Liệu pháp quang động
14 Liệu pháp cân bằng kích hoạt miễn dịch

Lưu ý khi khám và điều trị bệnh xã hội

Để quá trình khám và điều trị bệnh xã hội có kết quả tốt nhất, bác sĩ đưa ra một số lưu ý quan trọng mà người bệnh cần tuân thủ theo như sau:

  • Trước khi đi khám, cần tắm rửa và vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ.
  • Không quan hệ trước 3 ngày thăm khám và điều trị bệnh.
  • Không thoa bất cứ loại thuốc gì lên vùng viêm loét, không dùng thuốc đặt âm đạo hay thuốc diệt tinh trùng vì có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
  • Cần trao đổi kỹ càng về tình trạng của bản thân với bác sĩ, tránh tâm lý e ngại vì sẽ làm quá trình chẩn đoán bệnh khó khăn, bác sĩ khó đưa ra chỉ định khám và điều trị phù hợp.
  • Trong gói khám bệnh có phương pháp xét nghiệm lấy máu, vậy nên bạn cần nhịn ăn trong vòng 6 – 8 tiếng trước khi thăm khám để kết quả chính xác nhất.
  • Khi đi khám và điều trị các bệnh xã hội, bác sĩ khuyến nghị nên mặc quần áo thoải mái để quá trình thăm khám, lấy mẫu xét nghiệm thuận tiện hơn.

Các bệnh xã hội thường tiến triển trong thầm lặng ở giai đoạn đầu, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy nên, nếu nằm trong nhóm đối tượng được bác sĩ nhắc đến trong bài viết, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện và các hệ thống y tế để được khám và điều trị bệnh xã hội.

Quy trình dịch vụ khám và điều trị bệnh xã hội tại Vietmec

Hiểu được tâm lý e ngại của những bệnh nhân bị bệnh xã hội, Hệ thống Y tế Vietmec xây dựng quy trình khám - điều trị bệnh xã hội nhanh gọn, bảo mật, khép kín như sau:

Bước 1: Đặt lịch

Liên hệ đặt lịch thăm khám với hệ thống Vietmec thông qua form hoặc hotline 024 3212 3133.

Bước 2: Xác nhận lịch

Tư vấn viên xác nhận đặt lịch với cơ sở y tế đã đăng ký theo nhu cầu của người thăm khám. Với trường hợp đặt thông qua form có sẵn trên hệ thống, người đặt lịch sẽ được liên hệ lại để xác nhận trong khoảng 1 – 2 giờ.

Bước 3: Tới cơ sở y tế

  • Bệnh nhân lựa chọn trang phục phù hợp cho quá trình thăm khám kiểm tra. Tới cơ sở y tế thăm khám, làm thủ tục tại quầy thông tin của bệnh viện hoặc phòng khám theo hướng dẫn của nhân viên.
  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân và tình trạng sức khỏe, đơn thuốc đang dùng (nếu có)

Bước 4: Thăm khám chi tiết

  • Lấy số sắp xếp thứ tự và đợi thăm khám.
  • Bệnh nhân thăm khám lâm sàng với các bác sĩ, kiểm tra tình trạng sức khỏe hiện tại, trao đổi thông tin về những dấu hiệu bất ngờ đang gặp phải.
  • Chuyển sang khu vực khám cận lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cần thiết do bác sĩ chỉ định.

Bước 5: Đợi kết quả

Sau khi hoàn tất thủ tục, bệnh nhân nhận kết quả trong vòng 1 ngày. Cũng có một số hạng mục thăm khám sẽ trả kết quả chỉ sau khoảng 2 – 3 giờ.

Bước 6: Bác sĩ đọc kết quả

Quay trở về phòng tư vấn để bác sĩ đọc kết quả chẩn đoán. Sau đó hướng dẫn, tư vấn bệnh nhân về phương án chữa trị phù hợp nhất.

Bước 7: Thanh toán chi phí khám

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android