Gói Dịch Vụ Lưu Trữ Tế Bào Gốc Từ Máu Và Mô Dây Rốn

Lưu trữ tế bào gốc từ máu và mô dây rốn là giải pháp để điều trị nhiều loại bệnh lý nguy hiểm liên quan tới tự miễn, di truyền hoặc bệnh máu ác tính cho chính bệnh nhân hoặc các thành viên cùng huyết thống.

Lưu trữ tế bào gốc từ máu và mô dây rốn là giải pháp để điều trị nhiều loại bệnh lý nguy hiểm liên quan tới tự miễn, di truyền hoặc bệnh máu ác tính cho chính bệnh nhân hoặc các thành viên cùng huyết thống. Hiện nay, dịch vụ này ngày càng được nhiều gia đình lựa chọn sau khi sinh con.

Định nghĩa lưu trữ tế bào gốc từ máu và mô dây rốn

Lưu trữ tế bào gốc từ máu và mô dây rốn là gì? Để hiểu rõ về dịch vụ này, trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu về máu cuống rốn và tế bào máu gốc từ máu dây rốn.

Máu cuống rốn

Máu cuống rốn là máu trong hệ tuần hoàn của bào thai, đây là cầu nối giữa thai nhi và sản phụ, giúp thai nhi được hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng để có thể phát triển một cách toàn diện.

Theo đó, máu cuống rốn đem đi lưu trữ chính là phần máu còn lại trong bánh nhau, dây rốn của sản phụ sau khi sinh con. Khoa học nhận thấy trong máu cuống rốn có lượng lớn các tế bào gốc tạo máu, đóng vai trò quan trọng đối với việc tái tạo hệ miễn dịch và bổ sung máu ở con người. Máu cuống rốn sẽ được ứng dụng trong việc chữa bệnh cho chính người sở hữu dây rốn hoặc các thành viên cùng huyết thống trong gia đình nếu gặp bệnh lý về sau.

Tế bào gốc từ máu và mô dây rốn

Tế bào gốc từ máu và mô dây rốn là các tế bào gốc giá trị, giúp biệt hóa thành mọi tế bào trên cơ thể con người với tốc độ cực nhanh chóng và ổn định. Theo đó, tế bào gốc này có thể ứng dụng trong việc chữa trị cũng như phòng tránh tới hơn 80 bệnh lý, vừa có ý nghĩa với sức khỏe, vừa có tác dụng làm đẹp trẻ hóa.

Theo đó, việc sử dụng tế bào gốc từ máu và mô dây rốn để điều trị bệnh sẽ giúp bệnh nhân tránh việc dùng các thuốc ức chế miễn dịch. Tế bào có thể chữa bệnh cho chính đứa trẻ đó hoặc các thành viên khác cùng huyết thống trong gia đình.

Vì vậy, hiện nay rất nhiều gia đình đã lựa chọn giải pháp lưu trữ tế bào gốc từ máu và dây rốn để phòng cho trường hợp sử dụng về sau, tương tự như 1 loại bảo hiểm trọn đời cho con. Đây là kỹ thuật ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để thu thập tế bào gốc, bảo quản kín lưu trữ trong các thùng ni tơ lỏng tại Ngân hàng Tế bào gốc.

luu tru te bao goc tu mau va mo day ron
Lưu trữ tế bào gốc từ máu và mô dây rốn là kỹ thuật lấy tế bào gốc và bảo quản trong điều kiện lạnh sâu để dự phòng chữa bệnh

Vì sao nên lưu trữ tế bào gốc từ máu và mô dây rốn

Lưu trữ tế bào gốc từ máu và mô dây rốn của trẻ sau khi sinh được coi là nguồn tế bào gốc chất lượng nhất. Cụ thể các lợi ích đạt được khi các gia đình đăng ký lưu trữ loại tế bào này gồm:

  • Bảo hiểm sinh học trọn đời: Việc lưu trữ tế bào gốc từ máu và mô dây rốn được coi là bảo hiểm sinh học trọn đời cho con. Tế bào gốc sẽ giúp điều trị các bệnh lý con mắc phải sau này cũng như dùng được cho cả anh chị em ruột.
  • Tái tạo mô và bộ phận trên cơ thể: Tế bào gốc cũng được sử dụng với mục đích kích thích tái tạo mô, làm lành tổn thương, phục hồi các vùng mô bị thoái hóa, tái tạo bộ phận trên cơ thể. Ví dụ như mô tim, tái tạo tủy sống, thần kinh, đảo ngược tác động ảnh hưởng từ chứng bệnh Parkinson hoặc tự kỷ,…
  • Giảm nguy cơ phản ứng thải ghép: Trong quá trình chữa các bệnh hiểm nghèo, tế bào gốc của người cùng huyết thống sẽ giúp thải ghép tế bào, ngăn chặn xảy ra các phản ứng miễn dịch.
  • Chữa trị nhiều bệnh lý: Tế bào gốc giúp điều trị rất nhiều bệnh lý, đặc biệt nhóm bệnh liên quan tới miễn dịch và máu. Có thể sử dụng cho các loại bệnh: Suy tủy xương, u tủy xương, Leukemia, U lympho, thoái hóa khớp, thiếu máu cơ tim, tắc nghẽn phổi mãn tính, viêm giác mạc, bỏng, xơ gan mất bù, hội chứng Steven Johnson, đái tháo đường 1,…

Ngoài những lý do trên, việc lưu trữ máu dây rốn cũng được khuyến khích áp dụng vì cách lưu trữ cùng rất đơn giản. Thông qua các kỹ thuật công nghệ hiện đại, các chuyên gia, bác sĩ sẽ phân lập tế bào gốc để đảm bảo nguồn tế bào tinh khiết nhất, an toàn nhất.

Máu dây rốn cũng có thời gian lưu trữ tương đối lâu dài theo nhu cầu cụ thể của mỗi gia đình. Việc giữ trong bao lâu sẽ không gây ra suy giảm chất lượng của tế bào gốc. Hiện nay, các hợp đồng lưu trữ thường sẽ để thời gian cố định 18 năm, cho tới khi hết hạn sẽ tiếp tục gia hạn theo nguyện vọng của gia đình.

Đặc biệt, việc lấy máu cũng không gây hại cho sản phụ và em bé. Các kỹ thuật viên sẽ lấy máu và mô dây rốn sau khi trẻ đa ra ngoài và trước khi sản phụ sổ rau.

Như vậy, việc lưu trữ tế bào gốc từ máu và mô dây rốn có ý nghĩa rất lớn đối với việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của trẻ cũng như các thành viên gia đình. Theo đó, các gia đình có thể đăng ký việc lưu trữ tế bào gốc trước tuần thai 34 để cơ sở y tế có sự chuẩn bị tốt nhất quá trình lấy mẫu và vận chuyển về kho lưu trữ.

luu tru te bao goc tu mau va mo day ron
Lưu trữ tế bào gốc giúp dự phòng điều trị bệnh lý cho con hoặc các thành viên cùng huyết thống

Đối tượng lưu trữ tế bào gốc từ máu và mô dây rốn

Lưu trữ tế bào gốc từ máu và mô dây rốn có thể áp dụng cho mọi sản phụ và em bé khỏe mạnh. Đặc biệt, những gia đình có mong muốn lấy máu dây rốn để điều trị bệnh cho các anh, chị của bé cũng đều có thể áp dụng phương pháp này.

Ngoài ra, ở một số trường hợp, nếu sản phụ mắc bệnh về tiêu hóa hoặc tim mạch, đái tháo đường, vẫn có thể thực hiện lưu trữ tế bào gốc.

Rủi ro khi lưu trữ tế bào gốc từ máu và mô dây rốn

Việc lưu trữ tế bào gốc từ máu và mô dây rốn có xảy ra rủi ro gì không? Hiện nay, các ngân hàng lưu trữ tế bào gốc tại Việt Nam đều đáp ứng các tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Đảm bảo quá trình bảo quản trong nhiều năm không gây suy giảm chất lượng tế bào gốc do cơ sở vật chất, kỹ thuật chưa tốt.

Với những sản phụ có bệnh ung thư và đã có các biện pháp kiểm soát, điều trị bệnh ổn định, thực tế vẫn có thể lấy tế bào gốc khi bệnh hoặc quá trình chữa bệnh không tác động tới tính chất, chất lượng của máu dây rốn. Tuy nhiên, trường hợp này không thể đảm bảo hoàn toàn rằng về sau bệnh lý đó không có ảnh hưởng tiêu cực tới tế bào gốc. Khi này, các gia đình nếu vẫn muốn đăng ký lưu trữ sẽ cần phải có cam kết chấp thuận rủi ro cũng như cần có sự tư vấn kỹ càng từ các bác sĩ, chuyên gia.

Ngoài ra, nếu người bố cũng có các bệnh lý hoặc tiền sử bệnh lý, các bác sĩ cũng đưa ra khuyến cáo cụ thể. Nhưng mức độ tác động sẽ ít hơn so với người mẹ mang bệnh.

Trường hợp cần tạm hoãn lưu trữ tế bào gốc từ máu và mô dây rốn

Hiện tại, có một số trường hợp được khuyến cáo không nên lưu trữ tế bào gốc từ máu và mô dây rốn. Cụ thể các trường hợp dưới đây nên chú ý:

  • Sản phụ đã từng hoặc đang bị các loại bệnh HIV, viêm gan B, viêm gan C, HTLV1.
  • Bệnh nhân bị bệnh ung thư hoặc bệnh liên quan tới máu.
  • Lây nhiễm hoặc bị di truyền bệnh rối loạn hệ thống miễn dịch, rối loạn máu.
  • Người bị các biến chứng thai kỳ hoặc bị các bệnh lý kéo dài trong thời gian mang thai và sinh con.
  • Mắc bệnh lây qua đường tình dục, đặc biệt là giang mai.
  • Sản phụ dưới 18 tuổi.

Phương pháp thực hiện lưu trữ tế bào gốc từ máu và mô dây rốn

Để có thể thực hiện kỹ thuật này, sẽ cần tới các kỹ thuật kiểm tra đánh giá sức khỏe của người mẹ. Sau đó các kỹ thuật viên ứng dụng những công nghệ hiện đại để có thể bảo quản tế bào gốc trong nhiều năm.

Phương pháp lưu trữ sẽ có một số mục chính như sau:

Xét nghiệm máu

Trước khi lưu trữ tế bào gốc, sản phụ phải được thực hiện các xét nghiệm máu để chắc chắn rằng không mắc các bệnh lý gây ảnh hưởng tới chất lượng của tế bào gốc.

Xét nghiệm nhằm tìm ra các bệnh lý như: Viêm gan B, C, HIV, u lympho, Cytomegalovirus, giang mai,…

Thu thập tế bào gốc

Sau khi người mẹ đảm bảo các tiêu chuẩn sức khỏe để thu thập mẫu tế bào gốc, sẽ tiến hành thủ tục đăng ký và hợp đồng giữa gia đình và ngân hàng.

  • Khi tới ngày sinh con, kỹ thuật viên sẽ túc trực tại cơ sở y tế để tiến hành lấy máu cuống rốn. Cần đảm bảo vận chuyển đến nơi bảo quản trong vòng 48 giờ để các chuyên gia sẽ phân tách tế bào gốc.
  • Kim vô trùng sẽ được sử dụng để đưa vào trong dây rốn đã được cắt đứt, lấy ra máu từ tĩnh mạch rốn và dẫn lưu vào túi đựng y khoa. Thao tác này diễn ra trong khoảng vài phút và cần phải đảm bảo có ít nhất 40ml máu cuống rốn để thu được đủ lượng tế bào cấy ghép.
  • Máu cũng sẽ được làm các xét nghiệm sàng lọc để xác định nhóm máu, bệnh lý bẩm sinh, bệnh truyền nhiễm,…
  • Tế bào gốc thu được cần đáp ứng tiêu chuẩn bảo quản trong môi trường ni tơ lỏng với nhiệt độ âm 196 độ C.
  • Gia đình sẽ nhận được thông tin về thời điểm bắt đầu lưu trữ từ ngân hàng tế bào gốc và những giấy tờ, tài liệu đi kèm khác.
luu tru te bao goc tu mau va mo day ron
Máu cuống rốn sẽ được thu thập để phân tách lấy tế bào gốc

Bảo quản tế bào gốc được bao lâu?

Tế bào gốc từ máu và mô dây rốn có thể bảo quản được trong bao lâu là vấn đề rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Trước tiên, vấn đề thời gian sẽ có sự phụ thuộc vào nhu cầu của từng gia đình. Nếu không may đứa trẻ sau khi chào đời gặp phải các bệnh lý cần dùng tới tế bào gốc, anh chị em của bé đang chờ tế bào gốc để điều trị bệnh, vậy thời gian bảo quản sẽ không lâu.

Trong khi đó, với những gia đình muốn lưu trữ dự phòng tương lai, ở thời điểm hiện tại có thể bảo quản trong khoảng 30 năm. Nếu ngân hàng tế bào gốc bạn đăng ký có thể đảm bảo được các điều kiện âm sâu, tế bào gốc có thể lưu trữ vô thời hạn.

Chi phí lưu trữ tế bào gốc

Hiện nay, tại Việt Nam đang có một số ngân hàng lưu trữ tế bào gốc như sau:

  • Ngân hàng quốc tế: FSCB, Cordlife, Medeze.
  • Ngân hàng nội địa: Viện Huyết Học Truyền Máu Trung Ương, Bệnh viện Truyền máu Huyết Học, Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, Mekostem.

Theo đó, mức chi phí sẽ có sự khác biệt ở từng ngân hàng. Các gia đình có thể tham khảo một biểu phí cơ bản dưới đây.

Phí tư vấn, thu thập và vận chuyển mẫu tế bào gốc Phí xử lý và lưu trữ tế bào gốc năm đầu tiên Phí duy trì lưu trữ từ năm thứ 2 trở đi
3.500.000  – 4.000.000 VNĐ 25.000.000 VNĐ 3.000.000 VNĐ

Ngoài ra, mức phí còn tùy theo loại kit được lựa chọn, sinh đơn hay sinh đôi, các chi phí dịch vụ y tế liên quan khác,… Do vậy, các gia đình nên tìm hiểu kỹ về ngân hàng có nguyện vọng đăng ký để có thông tin chi tiết hơn.

Danh mục lưu trữ tế bào gốc từ máu và mô dây rốn –  Hệ thống Vietmec

Hiện nay, hệ thống Vietmec đang có gói dịch vụ lưu trữ tế bào gốc từ máu và mô dây rốn tại ngân hàng, đảm bảo uy tín, chất lượng. Chi tiết các hạng mục:

GÓI LƯU TRỮ TẾ BÀO GỐC TỪ MÁU VÀ MÔ DÂY RỐN – HỆ THỐNG VIETMEC
STT DANH MỤC  Ý NGHĨA DỊCH VỤ
1 Đăng ký lưu trữ Gia đình đăng ký với ngân hàng tế bào gốc về việc lưu trữ máu cuống rốn và cung cấp thông tin cho cơ sở y tế sẽ đăng ký sinh con.
2 Kiểm tra sức khỏe Xét nghiệm, thăm khám sức khỏe của sản phụ trước trước khi sinh để đảm bảo có thể lấy mẫu máu và cuống rốn.
3 Thu thập máu cuống rốn Kỹ thuật viên thu mẫu máu cuống rốn ngay sau khi sản phụ sinh con.
4 Xét nghiệm máu cuống rốn Xác định, sàng lọc bệnh lý nằm đảm bảo chất lượng của mẫu máu.
5 Phân tách tế bào gốc Thực hiện phân tách tế bào gốc tại ngân hàng tế bào gốc.
6 Gửi kết quả Ngân hàng tế bào gốc gửi lại kết quả cho gia đình về việc bắt đầu lưu trữ mẫu tế bào gốc.

Lưu ý khi lưu trữ tế bào gốc từ máu và mô dây rốn ở hệ thống Vietmec

Dưới đây là một số thông tin lưu ý thêm cho các gia đình khi có nhu cầu đăng ký lưu trữ tế bào gốc:

  • Để có thể chủ động trong việc chuẩn bị lấy máu cuống rốn, các gia đình nên đăng ký sớm tại hệ thống Vietmec để được tư vấn về ngân hàng tế bào gốc.
  • Thai phụ nên có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi sinh hoạt điều độ nhằm đảm bảo sức khỏe tốt nhất trong suốt thai kỳ và khi sinh con.
  • Trong quá trình thăm khám, xét nghiệm đánh giá sức khỏe của sản phụ, cần cung cấp đầy đủ các thông tin về bệnh lý nền hoặc tiền sử bệnh cho các bác sĩ phụ trách.
  • Không sử dụng các chất kích thích, các đồ uống có cồn sẽ gây ra sai lệch trong việc xét nghiệm máu của sản phụ.
  • Gia đình cần chủ động liên hệ với người phụ trách hợp đồng khi sản phụ chuyển dạ, để các kỹ thuật viên từ ngân hàng tế bào gốc sắp xếp quá trình lấy mẫu và vận chuyển nhanh chóng.
luu tru te bao goc tu mau va mo day ron
Sản phụ khi thăm khám cần thông báo đầy đủ thông tin sức khỏe

Lưu trữ tế bào gốc từ máu và mô dây rốn là giải pháp dự phòng để điều trị các bệnh lý cả ác tính và lành tính. Các gia đình nên tham khảo để có sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình bảo quản tế bào gốc, tăng cơ hội chữa bệnh cho con hoặc người thân trong nhà ở tương lai. Để được tư vấn đăng ký, giải đáp thêm các thắc mắc, hãy liên hệ với hệ thống Vietmec theo số hotline 024 3212 3133.

Quy trình lưu trữ tế bào gốc từ máu và mô dây rốn - Hệ thống Vietmec

Về quy trình lưu trữ tế bào gốc tại hệ thống Vietmec, chúng tôi thực hiện theo các bước rõ ràng như sau:

Bước 1: Đặt lịch

Liên hệ đặt lịch tư vấn lựa chọn ngân hàng lưu trữ tế bào gốc với hệ thống Vietmec thông qua form hoặc hotline 024 3212 3133.

Bước 2: Xác nhận lịch

Tư vấn viên xác nhận đặt lịch theo form có sẵn trên hệ thống Vietmec, người đặt lịch sẽ được liên hệ lại trong khoảng 1 - 2 giờ.

Bước 3: Thăm khám sức khỏe và tư vấn 

Mẹ bầu kiểm tra đánh giá sức khỏe xem có đủ điều kiện để lấy mẫu máu cuống rốn hay không. Sau khi nhận kết quả bình thường, tư vấn viên tại hệ thống Vietmec sẽ tiến hành hỗ trợ giải đáp các thắc mắc, các gói lưu trữ tại ngân hàng tế bào gốc theo mong muốn của gia đình.

Bước 4: Làm hợp đồng

2 bên làm hợp đồng đăng ký lưu trữ, tiến hành thanh toán chi phí theo thỏa thuận ban đầu.

Bước 5: Thu thập máu cuống rốn

Tới ngày sinh, kỹ thuật viên từ ngân hàng máu sẽ tới cơ sở y tế nơi sản phụ sinh con để thu thập máu cuống rốn.

Bước 6: Vận chuyển và phân tách tế bào gốc

Sau khi mẫu máu cuống rốn đã được thu thập, kỹ thuật viên sẽ vận chuyển về ngân hàng và tiến hành phân tách tế bào gốc.

Bước 7: Lưu trữ

Mẫu tế bào gốc thu được lưu trữ trong kho theo điều kiện tiêu chuẩn và gửi lại các thông tin, giấy tờ liên quan cho gia đình.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android