Gói Dịch Vụ Tầm Soát Bệnh Lý Tiểu Đường

Tầm soát bệnh lý tiểu đường là phương pháp thực hiện các kiểm tra, xét nghiệm giúp phát hiện bệnh tiểu đường và các dấu hiệu cảnh báo bệnh. Thông qua đó, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp, ngăn ngừa bệnh phát triển nặng gây ra biến chứng nguy hiểm.

Tầm soát bệnh lý tiểu đường là một trong những phương pháp được khuyến khích thực hiện nhằm phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh lý này. Tuy nhiên, dù thực trạng tỷ lệ mắc tiểu đường ngày càng tăng cao nhưng cộng đồng vẫn còn thờ ơ trước việc thăm khám, tầm soát bệnh tiểu đường dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như mù lòa, suy thận, tai biến, tàn phế,… thậm chí đe dọa tính mạng.

Định nghĩa tầm soát bệnh lý tiểu đường là gì?

Tiểu đường (đái tháo đường) là tình trạng lượng đường trong máu luôn ở mức cao hơn nhiều so với bình thường. Khi bị tiểu đường, người bệnh không thể tự chuyển hóa đường bột từ thực phẩm để tạo năng lượng, lâu dần gây hiện tượng đường tích tụ trong máu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tổn thương các bộ phận như mắt, thần kinh, thận,…

Tầm soát bệnh lý tiểu đường là phương pháp thực hiện các kiểm tra, xét nghiệm giúp phát hiện bệnh tiểu đường và các dấu hiệu cảnh báo bệnh. Thông qua đó, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp, ngăn ngừa bệnh phát triển nặng gây ra biến chứng nguy hiểm.

tam soat benh ly tieu duong
Tầm soát bệnh lý tiểu đường nhằm phát hiện sớm bệnh lý này

Vì sao cần thực hiện tầm soát bệnh lý tiểu đường

Chuyên gia cho biết, bệnh tiểu đường diễn tiến theo 3 giai đoạn: Kháng insulin, tiền tiểu đường và tiểu đường. Trong 2 giai đoạn đầu thường không có những triệu chứng rõ ràng, vậy nên hầu hết những bệnh nhân bị tiểu đường đều phát hiện bệnh khi đã diễn tiến đến giai đoạn muộn, dẫn đến những biến chứng nặng nề như: Viêm nướu, sâu răng, mất răng; Suy giảm thị lực; Nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng nấm men, nhiễm trùng đường tiết niệu; Tổn thương thần kinh gây tê cứng tay chân; Đột quỵ; Thận yếu; Suy giảm chức năng sinh lý;….

Nhưng nếu bệnh được phát hiện sớm và áp dụng những biện pháp điều trị phù hợp, bệnh hoàn toàn có thể được kiểm soát, ngăn chặn diễn tiến phức tạp. Bên cạnh đó, việc phát hiện bệnh sớm sẽ giúp tiết kiệm thời gian và giảm bớt gánh nặng chi phí điều trị bệnh.

Đặc biệt, đối với những trường hợp có nguy cơ mắc tiểu đường, bác sĩ sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp để kiểm soát tốt lượng đường trong máu, ngăn bệnh phát triển.

Chính vì những lý do này, bác sĩ/chuyên gia sức khỏe khuyến nghị cần thăm khám, tầm soát bệnh tiểu đường định kỳ.

Dấu hiệu cần tầm soát bệnh lý tiểu đường

Hơn 50% các ca mắc bệnh tiểu đường đều phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn, do các biểu hiện của bệnh trong giai đoạn đầu thường rất khó xác định, dễ nhầm lẫn với những bệnh thông thường. Vậy nên, khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu dưới đây, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm tầm soát.

  • Đi tiểu nhiều, lượng nước tiểu mỗi lần nhiều hơn bình thường.
  • Người thường xuyên mệt mỏi, suy nhược, khô miệng, có cảm giác khát thường xuyên.
  • Cơ thể dễ choáng váng, lơ mơ, chân tay bủn rủn, hay đói, thèm đồ ngọt.
  • Sụt cân bất thường dù chế độ ăn uống vẫn bình thường.
  • Thị lực giảm sút, hay bị viêm nướu, viêm lợi, chảy máu chân răng.
  • Vết thương chậm lành.

Đối tượng cần tầm soát bệnh lý tiểu đường

Dịch vụ tầm soát bệnh lý tiểu đường được xây dựng nhằm phục vụ cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, một số đối tượng dưới đây sẽ cần tầm soát sớm hơn bởi họ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn người khác.

  • Những người có bố mẹ hoặc người thân trong gia đình tiền sử mắc tiểu đường.
  • Những đối tượng trên 40 tuổi.
  • Người bị bệnh mạch vành, rối loạn chức năng thận.
  • Người có bệnh huyết áp tăng hoặc đang trong quá trình điều trị huyết áp.
  • Người thừa cân, bị béo phì hoặc bị rối loạn chuyển hóa mỡ.
  • Nữ giới mắc hội chứng đa nang buồng trứng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Nữ giới sinh con nặng trên 4kg hoặc bị chẩn đoán tiểu đường thai kỳ.
  • Đối tượng bị rối loạn nhịp sinh học, lối sống kém lành mạnh, thường xuyên thức khuya, ăn nhiều đồ ăn nhanh, đồ chứa nhiều chất béo, nhiều đường, nghiện thuốc lá, thiếu chất xơ, ít vận động.
tam soat benh ly tieu duong
Ăn nhiều đồ ăn nhanh có nguy cơ cao bị tiểu đường

Rủi ro khi tầm soát bệnh lý tiểu đường

Tầm soát tiểu đường rất quan trọng trong việc phát hiện sớm bệnh lý này. Tuy nhiên, quá trình tầm soát cũng có thể gây ra một số rủi ro nhất định. Trong đó, phổ biến nhất là gây đau và sưng tại vị trí lấy máu xét nghiệm. Thông thường, cảm giác ngày sẽ hết sau 2 – 3 tiếng, tuy nhiên, có một số trường hợp do không đảm bảo vệ sinh hoặc lấy máu sai kỹ thuật dẫn đến nhiễm trùng, áp xe vị trí đó.

Ngoài ra, một trong những rủi ro có thể gặp là sai kết quả. Không chỉ xảy ra ở quá trình tầm soát tiểu đường, rủi ro sai kết quả có thể gặp tại bất cứ gói dịch vụ tầm soát, xét nghiệm nào. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chẩn đoán và xây dựng phương pháp chữa bệnh.

Vậy nên, để hạn chế tối đa những rủi ro này xảy ra, bạn cần đến các cơ sở bệnh viện, hệ thống y tế uy tín để tiến hành tầm soát.

Trường hợp cần tạm hoãn tầm soát bệnh lý tiểu đường

Những trường hợp nào cần tạm hoãn tầm soát bệnh tiểu đường là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bác sĩ cho biết, nếu nằm trong số những đối tượng dưới đây, quá trình tầm soát cần được tạm hoãn để đảm bảo an toàn nhất:

  • Người có biểu hiện nhiễm trùng cấp tính, gây sốt cao, mê man, co giật.
  • Người mới phát hiện mắc một số bệnh lý nền cần được điều trị sớm sẽ phải tạm hoãn tầm soát tiểu đường.
  • Người cao tuổi hoặc người đang bị ốm, cảm lạnh, sức khỏe tổng quát yếu sẽ cần tạm hoãn tiến hành tầm soát.

Phương pháp xét nghiệm bệnh lý tiểu đường phổ biến

Để xác định nguy cơ và mức độ mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như sau:

Phương pháp xét nghiệm glucose nước tiểu

Một trong những phương pháp sàng lọc, tầm soát bệnh đái tháo đường chính là xét nghiệm glucose nước tiểu, hay còn gọi là xét nghiệm đường niệu. Thông thường, ngưỡng của thận với glucose sẽ dao động từ 8.9 – 10 mmol/l. Nếu lượng đường trong máu vượt cao hơn so với giá trị này, thận sẽ không hấp thụ hết dẫn đến xuất hiện glucose trong nước tiểu, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý đái tháo đường.

Tuy nhiên, do một số người có ngưỡng lọc cầu thận tương đối thấp nên dù không bị tiểu đường, chỉ số đo được cũng cao hơn mức cho phép. Vậy nên, để đảm bảo chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp thêm nhiều phương pháp xét nghiệm khác.

Định lượng glucose lúc đói

Đây là xét nghiệm phổ biến nhất trong tầm soát bệnh tiểu đường. Thông thường, chỉ số glucose trong huyết tương khi đói sẽ dao động trong khoảng 4.5 – 5 mmol/l. Tuy nhiên, nếu khi xét nghiệm trong trạng thái nhịn đói 8 tiếng, chỉ số này chạm ngưỡng 6.5 – 7 mmol/l hoặc cao hơn 7 mmol/l thì có nguy cơ cao đã mắc bệnh tiểu đường. Để đảm bảo kết quả chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành thêm một số nghiệm pháp khác.

Xét nghiệm sau khi nạp glucose qua đường uống

Để tiến hành phương pháp xét nghiệm này, người bệnh cần nhịn ăn từ đêm trước ngày thực hiện. Đồng thời, trước khi xét nghiệm, người bệnh cũng sẽ được bác sĩ hướng dẫn uống từ 150 – 200g carbohydrate mỗi ngày nhằm phục vụ quá trình kiểm tra chính xác nhất.

Trước khi xét nghiệm 2 tiếng, người bệnh được yêu cầu uống 300ml nước đã hoàn tan với 75g glucose. Sau khi xét nghiệm, nếu kết quả cho thấy chỉ số đường huyết cao hơn 200 mmol/l tức là đã mắc bệnh tiểu đường và cần tiến hành điều trị nhanh chóng.

tam soat benh ly tieu duong
Xét nghiệm sau khi nạp glucose qua đường uống

Xét nghiệm định lượng glucose ngẫu nhiên

Một trong những tiêu chí chẩn đoán đã bị tiểu đường là xét nghiệm máu tại bất cứ thời điểm nào cũng cho kết quả lớn hơn 11.1 mmol/l với huyết tương, hoặc lớn hơn ≥ 10.0 mmol/l với máu toàn phần.

Vì vậy, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm tại bất cứ thời điểm nào mà không cần quan tâm người bệnh đã ăn chưa hoặc đã ăn được bao lâu. Nếu thấy đường máu ≥ 11.1 mmol/l thì có thể kết luận đái tháo đường. Nhưng nếu kết quả đường máu < 7.8 mmol/l sẽ cần làm thêm các nghiệm pháp khác để khẳng định kết quả.

Đối với phương pháp xét nghiệm định lượng glucose ngẫu nhiên, bác sĩ có xét nghiệm bằng mẫu máu ly tâm đã tách huyết tương. Hoặc cũng có thể kiểm tra chỉ số glucose ngẫu nhiên bằng máy đo đường huyết cá nhân.

Xét nghiệm HbA1c

HbA1c là chỉ số vô cùng quan trọng trong tầm soát bệnh lý tiểu đường vì nó sẽ phản ánh tình trạng glucose máu trong suốt 3 tháng vừa quan. Kết quả xét nghiệm này sẽ phản ánh như sau:

  • Chỉ số HbA1c dưới 5.7%: Bình thường.
  • Chỉ số HbA1c từ 5.7% đến 6.4%: Tiền tiểu đường.
  • Chỉ số HbA1c từ 6.5% trở lên: Đã bị tiểu đường.

Nếu HbA1c càng cao thì nguy cơ bị biến chứng tiểu đường càng lớn. Đối với những người bị tiểu đường trong thời gian dài nhưng không được điều trị, HbA1c có thể lên tới 8%, dễ gây ra các biến chứng như tim mạch, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, phù chân tay,…

Một số máy móc hỗ trợ quá trình tầm soát bệnh tiểu đường tại Vietmec nhằm đảm bảo quá trình thực hiện nhanh gọn và kết quả chính xác nhất như sau:

  • Máy xét nghiệm sinh hóa thương hiệu Biorex Glucose – BXC0101.
  • Máy thử đường huyết thương hiệu Accu Chek Guide.
  • Máy xét nghiệm HbA1c Tosoh của Nhật Bản.
  • Máy xét nghiệm HbA1c Arkray của Nhật Bản.
  • Máy phân tích nước tiểu Clinitek Status – Siemens của Anh.
  • Máy đo mỡ máu thương hiệu MultiCareIn – BIOSYS, Italy.
tam soat benh ly tieu duong
Máy xét nghiệm HbA1c Tosoh của Nhật Bản

Danh mục tầm soát bệnh lý tiểu đường tại Vietmec

Hiểu được tầm quan trọng của tầm soát bệnh lý tiểu đường đối với sức khỏe, đồng thời muốn cung cấp đến cộng đồng dịch vụ y tế chất lượng chất, Hệ thống Y tế Vietmec cung cấp gói dịch vụ tầm soát bệnh tiểu đường với danh mục thực hiện như sau:

 

Gói dịch vụ tầm soát bệnh tiểu đường

STT Danh mục Mục đích

I. Khám lâm sàng

1

Đo huyết áp, nhịp tim, đo chỉ số cơ thể như chiều cao, vòng bụng, cân nặng,…

Trao đổi về triệu chứng, tiền sử bệnh lý

Thăm khám tổng quát sức khỏe, chẩn đoán sơ bộ để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

II. Chẩn đoán hình ảnh

2 Điện tâm đồ Đánh giá bất thường tại tim như thiếu máu cơ tim, rối loạn dẫn truyền tim, hoại tử cơ tim,…
3 Siêu âm ổ bụng Phát hiện dấu hiệu bất thường tại các tạng trong ổ bụng như gan, mật, tụy, thận, bàng quang.
III. Xét nghiệm
4 Định lượng Glucose Chẩn đoán tiểu đường, hạ đường huyết
5 Định lượng HbA1C Đánh giá chỉ số đường huyết trong 3 tháng trước đó
6 Định lượng mỡ 4TP

(HDL-C, LDL-C, Triglycerid, Cholesterol)

Kiểm tra lượng mỡ máu
7 Đo hoạt độ AST (GOT) + ALT (GPT) Phát hiện bệnh về gan như viêm gan, tổn thương nhu mô gan
8 Định lượng (Urea + Creatinine) Phát hiện bệnh liên quan đến thận như thiểu năng thận, suy thận, viêm cầu thận
9 Tổng phân tích nước tiểu Phát hiện bệnh tiết niệu
10 Nghiệm pháp dung nạp glucose Chẩn đoán bệnh tiểu đường
11 Định lượng insulin
12 Định lượng Acid Uric Chẩn đoán bệnh gout
13 Định lượng Calci Đánh giá chuyển hóa canxi trong máu và chức năng cận giáp
14 Điện giải đồ (K, Na, Cl) Định lượng chính xác nồng độ ion điện giải có trong cơ thể
15 Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi Đo chỉ số các thành phần trong máu gồm bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu

Lưu ý quan trọng khi tầm soát bệnh lý tiểu đường

Do tầm soát bệnh tiểu đường cần thực hiện nhiều xét nghiệm khác nhau, vậy nên bác sĩ khuyến nghị người bệnh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây trong quá trình thăm khám:

  • Cần nhịn ăn trong vòng 6 – 8 tiếng trước khi xét nghiệm tiểu đường để đảm bảo kết quả chính xác nhất. Bởi nếu làm xét nghiệm sau ăn, các chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành đường glucose hấp thu vào ruột, biến đổi thành năng lượng. Lúc này, lượng đường và lượng mỡ trong máu tăng cao gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
  • Người bệnh nên mặc áo ngăn, các trang phục rộng rãi thoải mái để quá quá trình tầm soát dễ dàng, thuận tiện hơn.
  • Trong trường hợp cần sử dụng các loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc duy trì sức khỏe như thuốc huyết áp, người bệnh cần thông báo trước với bác sĩ để hướng dẫn ngưng dùng hay không trước ngày thăm khám.

Tầm soát tiểu đường cần được thực hiện càng sớm càng tốt, đặc biệt ở những đối tượng có nguy cơ cao mà bài viết đã thống kê. Để đăng ký gói dịch vụ tầm soát bệnh lý tiểu đường tại Vietmec, mời bạn liên hệ theo hotline 024 3212 3133 để được tư vấn chi tiết.

Quy trình tầm soát bệnh lý tiểu đường tại Vietmec

Quá trình tầm soát bệnh lý tiểu đường hệ thống Vietmec sẽ diễn ra cụ thể với các bước sau đây:

Bước 1: Đặt lịch

Liên hệ đặt lịch thăm khám với hệ thống Vietmec thông qua form hoặc hotline 024 3212 3133.

Bước 2: Xác nhận lịch

Tư vấn viên xác nhận đặt lịch với cơ sở y tế đã đăng ký theo nhu cầu của người thăm khám. Với trường hợp đặt thông qua form có sẵn trên hệ thống, người đặt lịch sẽ được liên hệ lại để xác nhận trong khoảng 1 - 2 giờ.

Bước 3: Tới cơ sở y tế

  • Tới cơ sở y tế thăm khám, làm thủ tục tại quầy thông tin của bệnh viện hoặc phòng khám theo hướng dẫn của nhân viên.
  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân và tình trạng sức khỏe, đơn thuốc đang dùng (nếu có).

Bước 4: Thăm khám chi tiết

  • Lấy số sắp xếp thứ tự và đợi thăm khám.
  • Bệnh nhân thăm khám lâm sàng với các bác sĩ, kiểm tra tình trạng sức khỏe hiện tại, trao đổi thông tin về những dấu hiệu bất ngờ đang gặp phải.
  • Chuyển sang khu vực đo điện tim, siêu âm, nội soi, xét nghiệm,...

Bước 5: Đợi kết quả

Sau khi hoàn tất thủ tục, người thăm khám nhận kết quả trong vòng 1 ngày. Cũng có một số hạng mục thăm khám sẽ trả kết quả chỉ sau khoảng 2 - 3 giờ.

Bước 6: Bác sĩ đọc kết quả

Quay trở về phòng tư vấn để bác sĩ đọc kết quả chẩn đoán. Với trường hợp có dấu hiệu của bệnh lý tiểu đường sẽ tiến hành lên phác đồ điều trị.

Bước 7: Thanh toán chi phí thăm khám, điều trị.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android