Gói Dịch Vụ Tầm Soát Bệnh Lý Tim Mạch

Tầm soát bệnh lý tim mạch là kỹ thuật thăm khám, thực hiện các phương pháp siêu âm, chiếu chụp, xét nghiệm để cho ra các thông tin liên quan tới chỉ số liên quan tới sức khỏe tim mạch. Qua đó đánh giá được hoạt động của tim mạch cùng nhiều vấn đề khác.

Tầm soát bệnh lý tim mạch là kỹ thuật giúp bệnh nhân sớm nhận biết được bệnh lý, có các biện pháp chữa trị và chăm sóc cơ thể phù hợp để bảo vệ sức khỏe. Hiện nay, các phương pháp tầm soát đều được hỗ trợ bởi hệ thống máy móc hiện đại, tiên tiến, ứng dụng các kỹ thuật thăm khám y khoa mới nhất để cho ra kết quả chính xác với từng trường hợp.

Định nghĩa tầm soát bệnh lý tim mạch

Bệnh lý tim mạch là một trong những bệnh rất dễ gây ra tử vong và nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Tuy nhiên, khá ít người chú ý tới việc đi tầm soát, kiểm tra xác định các yếu tố nguy cơ gây bệnh từ sớm, chỉ đi thăm khám khi nhận thấy các dấu hiệu rõ rệt của bệnh.

Tầm soát bệnh lý tim mạch là kỹ thuật thăm khám, thực hiện các phương pháp siêu âm, chiếu chụp, xét nghiệm để cho ra các thông tin liên quan tới chỉ số liên quan tới sức khỏe tim mạch. Qua đó có thể đánh giá, nhận định được hoạt động của tim, mạch, chẩn đoán các bệnh lý đái tháo đường, cao huyết áp cùng nhiều vấn đề khác.

Sau đó, dựa vào các yếu tố nguy cơ đang có, các bác sĩ sẽ tiếp tục chỉ định người bệnh làm thêm một vài kiểm tra chuyên sâu khác để có kết luận cuối cùng. Từ đây, phác đồ điều trị bệnh tim mạch sẽ được xây dựng để bảo vệ sức khỏe cho người bệnh thật hiệu quả.

tam soat benh ly tim mach
Tầm soát bệnh tim mạch nhằm tìm kiếm dấu hiệu bệnh lý hoặc yếu tố nguy cơ

Vì sao nên làm tầm soát bệnh lý tim mạch?

Hiện nay, Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh tim mạch khá cao. Theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế (MOH) cho biết, số ca bệnh tử vong bởi các bệnh về tim mạch đang tăng cao. Đặc biệt nhóm bệnh liên quan tới mạch máu não đã tăng tỷ lệ từ 127.3/100.000 người (số liệu năm 2000) lên 164.9/100.000 người năm 2022.

Các bệnh lý về tim mạch nhìn chung đều có những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe rất rõ rệt. Bệnh nhân vừa bị suy giảm chất lượng đời sống, vừa dễ tử vong, đồng thời việc điều trị cũng rất tốn kém. Đặc biệt, hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, nhiều người mắc bệnh ở giai đoạn 30 tuổi trở ra đang nhiều lên rõ rệt.

Trong khi đó, mọi người không thể tự nhận biết các yếu tố nguy cơ hình thành bệnh nếu không thăm khám và bệnh chỉ được phát hiện khi đã có các triệu chứng cụ thể. Vì vậy, việc tầm soát bệnh tim mạch sẽ là giải pháp để nhận biết các dấu hiệu nguy cơ, các triệu chứng tiền bệnh lý. Qua đó, người bệnh sẽ chủ động hơn trong việc ngăn chặn cũng như điều trị từ sớm, hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.

Khi nào cần thực hiện tầm soát bệnh lý tim mạch?

Các chuyên gia, bác sĩ vẫn luôn khuyến cáo mọi người nên đi làm tầm soát hàng năm dù sức khỏe không có dấu hiệu suy giảm. Ngoài ra, nếu có những dấu hiệu sau cần nhanh chóng tới cơ sở y tế để thăm khám chi tiết.

  • Khó thở: Có dấu hiệu khó thở, hô hấp khó khăn, đặc biệt khi làm việc nặng, khi nằm. Tình trạng này thường xuất hiện từ mức độ nhẹ nhất và sẽ nghiêm trọng hơn về sau.
  • Tích nước: Các bệnh nhân có dấu hiệu mắc bệnh về tim mạch sẽ có tình trạng cơ thể bị tích nước, mặt và tay chân đều bị sưng phù, cổ nổi rõ tĩnh mạch, phù có thể xuất hiện dạng mềm hoặc phù tím.
  • Đau tức ngực: Các cơn đau tức ngực đến khá thường xuyên, đôi khi là cảm giác đau đè nặng khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu.
  • Ho kéo dài, thở khò khè: Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo bạn cần sớm tới cơ sở y tế làm tầm soát bệnh lý tim mạch. Ho và thở khò khè sẽ xảy ra khi tim không kịp bơm máu dẫn tới ứ đọng, phổi cùng xảy ra ứ dịch và tạo thành các tổn thương cụ thể.
  • Tim đập nhanh, mạch không đều: Biểu hiện này rất phổ biến của những bệnh nhân mắc bệnh tim.
  • Tiểu đêm nhiều: Bệnh suy tim cũng kéo theo tình trạng tích tụ nước ở các cơ quan và nước dịch chuyển đến thận nhiều, từ đó cơ quan này phải hoạt động đào thải nước ra bên ngoài liên tục.
  • Dễ mất sức, mệt mỏi: Tim, phổi, não khi bị thiếu máu sẽ xảy ra các phản ứng mất sực, cơ thể dễ mệt mỏi, uể oải.
  • Các triệu chứng khác: Nếu nhận thấy cơ thể thường xuyên bị lo lắng, hồi hộp không rõ lý ro, chán ăn, buồn nôn, dễ ngất xỉu và hoa mắt chóng mặt, người bệnh cũng nên sớm tới bệnh viện thăm khám.

Đối tượng tầm soát bệnh lý tim mạch

Mọi người đều nên thực hiện tầm soát bệnh tim mạch, bao gồm cả người trẻ tuổi, trung niên và người cao tuổi. Ngoài ra, nếu thuộc một trong các đối tượng dưới đây, nên duy trì thăm khám định kỳ đều đặn:

  • Người hút thuốc lá, ăn nhiều thực phẩm chứa cholesterol, các chất béo và muối.
  • Người bị béo phì và thừa cân.
  • Các đối tượng ít vận động tập luyện thể dục, thể thao.
  • Trường hợp chịu nhiều áp lực tâm lý, căng thẳng trong thời gian dài.
  • Bệnh nhân bị tăng cholesterol máu, tăng huyết áp, tiểu đường, hẹp hoặc suy yếu, phì đại động mạch.
  • Trong gia đình có thành viên mắc tiền sử bị bệnh tim.
tam soat benh ly tim mach
Người hút thuốc lá nên đi tầm soát bệnh tim mạch

Rủi ro khi tầm soát ung bệnh lý tim mạch

Hiện nay, việc khám tầm soát bệnh lý tim mạch được đánh giá rất an toàn, không gây ra đau đớn hay để lại các ảnh hưởng tiêu cực tới cơ thể người thăm khám. Qua trình chiếu chụp, xét nghiệm đều sẽ được thực hiện đúng theo các quy định an toàn của Bộ Y tế, đảm bảo cho kết quả chính xác.

Tuy nhiên, với các trường hợp người đăng ký thăm khám ở những cơ sở y tế không được cấp phép, không có đủ cơ sở vật chất và đội ngũ bác sĩ chuyên môn sẽ dễ có rủi ro.  Lúc này, có thể xảy ra trường hợp kết quả tầm soát là âm tính giả hoặc dương tính giả. Ngoài ra, người thăm khám có nguy cơ bị lây nhiễm chéo các bệnh lý do quy trình sát khuẩn không đảm bảo. Vì vậy, việc lựa chọn nơi thăm khám là vấn đề quan trọng, mọi người đều cần phải nghiên cứu tìm hiểu kỹ lưỡng.

Trường hợp cần tạm hoãn tầm soát bệnh lý tim mạch

Sẽ có một số trường hợp không thể thực hiện tầm soát bệnh lý tim mạch, điều này có liên quan tới vấn đề sức khỏe của người thăm khám. Cụ thể các đối tượng sau đây sẽ cần tạm dừng các thủ tục khám bệnh:

  • Sức khỏe của người bệnh đang không đảm bảo đủ sức để thực hiện các phương pháp tầm soát.
  • Nữ giới có thai không thể chụp X-quang.
  • Người có các thiết bị kim loại đặt trong cơ thể, người vừa sử dụng các loại thuốc hoặc chất gây ảnh hưởng tới kết quả thăm khám, xét nghiệm.

Phương pháp thực hiện tầm soát bệnh lý tim mạch

Về kỹ thuật tầm soát, sẽ cần trải qua các giai đoạn thăm khám lâm sàng, kết hợp với thao tác xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh. Các bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh lý, tình trạng sức khỏe hiện tại của người thăm khám.

Sau đó hướng dẫn thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như X-quang tim phổi, điện tâm đồ ECG, siêu âm tim để nhận biết triệu chứng: Rối loạn nhịp tim, bất thường trong cấu trúc của tim, phổi, van động mạch,…

Trong đó, hạng mục xét nghiệm là phương pháp tầm soát bệnh lý tim mạch rất quan trọng. Chi tiết thực hiện như sau:

Xét nghiệm công thức máu

Đây là xét nghiệm cơ bản và có ý nghĩa rất quan trọng đối với chẩn đoán bệnh tim mạch cũng như nhiều bệnh lý khác. Thông qua đây có thể nhận biết được tim có đang hoạt động ổn định, có dấu hiệu nào bất thường trong cấu trúc cũng như chức năng của tim hay không. Theo đó, xét nghiệm công thức máu sẽ cho đánh giá tim bình thường nếu các chỉ số ở mức sau:

  • CK: 30 – 200 U/L.
  • Troponin: <1 ng/mL.
  • CK-MB: 0 – 12 I/L.

Xét nghiệm Creatine Kinase

Creatine Kinase (CK) sẽ rất dễ tăng khi cơ thể bị chấn thương ở cơ xương, xuất hiện cơn đau tim hoặc khi tập thể dục quá sức. Lúc này, chỉ số sẽ > 200 U/L, trong khi đó, ở mức độ bình thường sẽ dao động trong khoảng 30 đến 200 U/L. Với xét nghiệm CK, các bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện nhiều lần để cho ra kết quả chính xác cuối cùng.

Đánh giá nồng đồng LDH – HDL – LDL

3 chỉ số này cũng có ý nghĩa rất lớn đối với việc tầm soát bệnh lý tim mạch. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết như sau:

  • LDH (Lactate Dehydrogenase) giúp nhận biết những biểu hiện tổn thương của các mô, LDH-1 sẽ xuất hiện trong hồng cầu và tế bào cơ tim. Nếu đạt 105 – 333 U/L, sức khỏe tim mạch bình thường, nếu vượt ngưỡng 333 U/L, bệnh nhân có nguy cơ cao mắc nhồi máu cơ tim và thiếu máu cục bộ.
  • HDL – c là chất béo tốn giúp vận chuyển các mảng xơ vữa tới gan để nhanh chóng thực hiện chức năng đào thải ra bên ngoài cơ thể. HDL – c lý tưởng nhất nên trong ngưỡng > 60 mg/dL, nếu < 50 mg/dL với nữ và < 40mg/dl với nam, đây là dấu hiệu báo động bệnh lý tim mạch.
  • LDL – c là các chất béo xấu, khi xuất hiện với lượng lớn sẽ làm mạch máu bị tắc nghẽn, từ đó gây đau thắt ngực và hình thành đột quỵ. LDL – c tốt nhất nên < 100 mg/dL, cảnh báo khi > 160 mg/dL.

Nồng độ Cholesterol trong máu

Phương pháp tầm soát bệnh lý tim mạch cũng sẽ có mục xét nghiệm đánh giá nồng độ của cholesterol.  Thông thường, thành phần này tham gia vào việc tiêu hóa các thức ăn cũng như sản xuất vitamin D, nhưng khi quá cao sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của hệ tim mạch. Các bác sĩ xác định mức độ đánh giá như sau:

  • Ngưỡng tối nhất nên < 200 mg/dL.
  • Ngưỡng nguy cơ bị xơ vữa động mạch: ≥ 200 mg/dL.

Xét nghiệm Triglycerides

Đánh giá chỉ số triglycerides – Một dạng chất béo tham gia vào việc sản xuất năng lượng và dự trữ năng lượng dư thừa. Nếu chỉ số quá cao, bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

  • Triglycerides bình thường: < 150 mg/dL.
  • Triglycerides ranh giới cao: Trong khoảng 150 – 100 mg/dL.
  • Triglycerides cao: Trong khoảng 200 – 499 mg/dL.
  • Triglycerides cao báo động: > 500 mg/dL.

Theo đó, các cơ sở y tế sẽ sử dụng hệ thống máy móc hiện đại nhất để cho ra kết quả thăm khám chính xác. Một số thiết bị thăm khám được dùng phổ biến hiện nay như:

  • Máy Holter điện tim.
  • Máy siêu âm Doppler đánh giá tim – mạch máu.
  • Máy Holter đo huyết áp.
  • Máy siêu âm 5D 3300 thương hiệu Philips.
  • Máy chụp X-quang cao tần DRE 140.
  • Máy xét nghiệm sinh hóa tự động phiên bản 200 Test.
tam soat benh ly tim mach
Các thiết bị máy móc hiện đại nhất sẽ được sử dụng để cho kết quả chẩn đoán chính xác

Danh mục tầm soát bệnh lý tim mạch –  Hệ thống Vietmec

Với gói dịch vụ tầm soát bệnh lý tim mạch, hệ thống Vietmec xây dựng chi tiết các hạng mục thăm khám như sau:

GÓI KHÁM TẦM SOÁT BỆNH LÝ TIM MẠCH – HỆ THỐNG VIETMEC
STT DANH MỤC KHÁM Ý NGHĨA DỊCH VỤ CƠ BẢN NÂNG CAO
Khám chuyên khoa
1 Khám chuyên khoa Nội tim mạch Lấy thông tin về chỉ huyết áp, các chỉ số cơ thể, tiền sử bệnh lý. x x
2 Đo xơ vữa động mạch Đánh giá các biểu hiện bất thường về xơ vữa động mạch,… x x
Chẩn đoán hình ảnh
3 Chụp X-quang số hóa phổi Thẳng Đánh giá các bất thường trong cấu trúc của lồng ngực, các bệnh u phổi, viêm phế quản, viêm phổi, giãn phế quản – phế nang,… x x
4 Điện tâm đồ Chẩn đoán thiếu máu cơ tim, rối loạn dẫn truyền của tim, hoại tử cơ tim, … x x
5 Siêu âm tim Đánh giá, chẩn đoán bất thường của van tim, cơ tim, các bệnh lý bẩm sinh. x x
6 Siêu âm động mạch chủ bụng Chẩn đoán các bệnh lý liên quan tới động mạch chủ bụng. x
7 Siêu âm động mạch thận Chẩn đoán, sàng lọc tăng huyết áp động mạch thận. x
8 Siêu âm động mạch 2 chân Nhận biết, đánh giá mức độ hẹp của động mạch chi dưới. x
9 Siêu âm tĩnh mạch 2 chân Chẩn đoán suy tĩnh mạch chân. x
Xét nghiệm
10 Định lượng Glucose Đánh giá đường máu x x
11 Định lượng mỡ 4TP

(Cholesterol, Triglyceride, LDL-C, HDL-C)

Đánh giá lượng mỡ máu x x
12 Định lượng (Ure + Creatinine) Phát hiện thiểu năng thận, viêm cầu thận cấp tính và mạn, suy thận… x x
13 Đo hoạt độ ALT (GPT) + AST (GOT) Chẩn đoán bệnh lýviêm gan cấp và mạn, tổn thương nhu mô gan,… x x
14 Định lượng Acid uric Phát hiện sớm và theo dõi yếu tố nguy cơ độc lập cho bệnh về Tim mạch. x x
15 Định lượng CRP Đánh giá viêm x x
16 Đo hoạt độ CK Đánh giá tình trạng sức khỏe của tim, tình trạng cơ bắp. x x
17 Đo hoạt độ CK-MB x x
18 Tổng phân tích nước tiểu – 10 thông số Phát hiện sớm các bệnh liên quan tới đường tiết niệu. x x
19 Định lượng Troponin Ths Đánh giá suy tim, nhồi máu cơ tim. x
20 Định lượng NT-proBNP Sàng lọc, tiên lượng suy tim x
Tổng tiền (VNĐ) 2.700.000

Lưu ý thêm: Chi phí về gói tầm soát bệnh lý tim mạch tại hệ thống Vietmec có thể thay đổi tùy vào thời điểm cũng như yêu cầu của người thăm khám.

Lưu ý quan trọng khi tầm soát bệnh lý tim mạch ở hệ thống Vietmec

Để có quá trình thăm khám tại hệ thống Vietmec diễn ra suôn sẻ, thuận lợi và cho kết quả chuẩn xác, người thăm khám vui lòng lưu các thông tin sau đây:

  • Cần nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước thời điểm lấy mẫu máu xét nghiệm.
  • Trong ngày thăm khám ít nhất 24h, không sử dụng bất cứ loại đồ uống có cồn, chất kích thích này.
  • Khi chụp X-quang, cần tháo bỏ toàn bộ các loại trang sức, không mang theo điện thoại hay thiết bị điện tử vào phòng chụp. Nếu trên cơ thể gắn các thiết bị kim loại, phải thông báo với bác sĩ.
  • Nên chọn giờ khám vào buổi sáng để cho kết quả đánh giá chuẩn xác nhất.
  • Duy trì tâm lý thoải mái, thư giãn để không gây ảnh hưởng tới các chỉ số thăm khám.
  • Nếu cơ thể có dấu hiệu bất thường trong quá trình làm tầm soát, phải nhanh chóng thông báo lại ngay với các bác sĩ phụ trách.
  • Lựa chọn quần áo thoải mái, thuận tiện nhất để phục vụ việc xét nghiệm, siêu âm và chiếu chụp.
tam soat benh ly tim mach
Khi thăm khám cần cung cấp đầy đủ thông tin sức khỏe cho các bác sĩ

Tầm soát bệnh lý tim mạch là dịch vụ thăm khám cần được thực hiện đều đặn hàng năm để sớm nhận biết bệnh, có cách chữa và phòng ngừa hiệu quả. Để được tư vấn chi tiết hơn về các thắc mắc cũng như hỗ trợ đặt lịch khám, hãy liên hệ với hệ thống Vietmec qua số hotline 024 3212 3133.

Quy trình tầm soát bệnh lý tim mạch

Tầm soát bệnh tim mạch tại hệ thống Vietmec được tiến hành với các bước chi tiết, rõ ràng, thủ tục gọn lẹ như sau:

Bước 1: Đặt lịch

Liên hệ đặt lịch thăm khám với hệ thống Vietmec thông qua form hoặc hotline 024 3212 3133.

Bước 2: Xác nhận lịch

Tư vấn viên xác nhận đặt lịch với cơ sở y tế đã đăng ký theo nhu cầu của người thăm khám. Với trường hợp đặt thông qua form có sẵn trên hệ thống, người đặt lịch sẽ được liên hệ lại để xác nhận trong khoảng 1 - 2 giờ.

Bước 3: Tới cơ sở y tế

Nên lựa chọn quần áo thuận tiện cho việc thăm khám. Bệnh nhân tới cơ sở y tế thăm khám, làm thủ tục tại quầy thông tin của bệnh viện hoặc phòng khám theo hướng dẫn của nhân viên.

Đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân và tình trạng sức khỏe kèm sổ BH nếu có.

Bước 4: Thăm khám chi tiết

  • Lấy số sắp xếp thứ tự và đợi thăm khám.
  • Bệnh nhân thăm khám lâm sàng với các bác sĩ, kiểm tra tình trạng sức khỏe hiện tại, trao đổi thông tin về những dấu hiệu bất ngờ đang gặp phải.
  • Chuyển sang khu vực siêu âm, nội soi.
  • Chụp X-quang, MRI.
  • Xét nghiệm tế bào/máu.

Bước 5: Đợi kết quả

Sau khi hoàn tất thủ tục, người thăm khám nhận kết quả trong vòng 1 ngày. Cũng có một số hạng mục thăm khám sẽ trả kết quả chỉ sau khoảng 2 - 3 giờ.

Bước 6: Bác sĩ đọc kết quả

Quay trở về phòng tư vấn để bác sĩ đọc kết quả chẩn đoán. Với trường hợp có dấu hiệu hoặc nguy cơ bệnh lý sẽ chỉ định nhập viện điều trị.

Bước 7: Thanh toán chi phí thăm khám.

 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android