Gói Dịch Vụ Tầm Soát Rối Loạn Chuyển Hóa
Dịch vụ tầm soát rối loạn chuyển hóa được xây dựng với những phương pháp thăm khám, xét nghiệm chuyên sâu. Thông qua các chỉ số tầm soát, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng rối loạn hiện tại hoặc các dấu hiệu nguy cơ rối loạn. Sau đó lên phác đồ điều trị phù hợp để cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa bệnh diễn tiến tiêu cực.
Thực hiện tầm soát rối loạn chuyển hóa vô cùng quan trọng giúp phát hiện sớm những bất thường về sức khỏe, ngăn ngừa các bệnh liên quan tới rối loạn chuyển hóa như bệnh mạch vành, bệnh tuyến giáp, bệnh đái tháo đường,… Bài viết dưới đây, chuyên gia sức khỏe sẽ cung cấp thông tin chi tiết giúp bạn hiểu rõ về dịch vụ tầm soát này.
Định nghĩa tầm soát rối loạn chuyển hóa
Rối loạn chuyển hóa bao gồm những rối loạn dung nạp đường huyết, rối loạn lipid máu, tăng acid uric máu, tăng huyết áp, béo bụng,… Tình trạng này kéo dài và không được điều trị sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm như đái tháo đường, tim mạch, gout, đột quỵ,…
Gói dịch vụ tầm soát rối loạn chuyển hóa được xây dựng với những phương pháp thăm khám, xét nghiệm chuyên sâu. Thông qua các chỉ số tầm soát, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng rối loạn hiện tại hoặc các dấu hiệu nguy cơ rối loạn. Sau đó sẽ lên phác đồ điều trị bệnh phù hợp nhất để cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa bệnh diễn tiến tiêu cực.
Vì sao cần thực hiện tầm soát rối loạn chuyển hóa
Nhiều người vẫn còn chủ quan về chứng bệnh rối loạn chuyển hóa mà không biết rằng, nếu tình trạng này không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm như:
- Kích thích sự hình thành và phát triển của các mảng xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ bị tai biến mạch máu não, các bệnh về tim mạch.
- Hội chứng rối loạn chuyển hóa gây ra nhiều tổn thương cùng lúc, dẫn đến cơ thể mắc hàng loạt bệnh như tiểu đường, huyết áp tăng, béo phì.
Các biến chứng này để ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh, thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao. Bởi vậy, các bác sĩ khuyến nghị cần tầm soát rối loạn chuyển hóa sớm để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Bên cạnh đó, khi phát hiện bệnh sớm, thời gian điều trị bệnh cũng được rút ngắn và không tốn quá nhiều chi phí cho quá trình chữa trị.
Dấu hiệu cần tầm soát rối loạn chuyển hóa
Giai đoạn đầu của bệnh rối loạn chuyển hóa nói chung và các bệnh lý nói chung đều không rõ ràng, khiến người bệnh chủ quan, dẫn tới tình trạng phát hiện bệnh khi đã diễn tiến tới giai đoạn nặng, gây khó khăn cho quá trình điều trị. Đặc biệt, chứng rối loạn chuyển hóa có triệu chứng rất đa dạng từ nhẹ đến nặng như:
- Cơ thể mệt mỏi, luôn trong trạng thái lờ đờ, không có năng lượng.
- Khô miệng, khát nước.
- Vàng da, vàng mắt.
- Cân nặng sụt giảm không rõ nguyên nhân hoặc béo phì, tăng kích thước vòng eo bất thường.
- Co giật, co thắt cơ bắp.
- Thở nhanh, khó thở.
- Cảm xúc và hành vi thay đổi bất thường, lú lẫn, trí nhớ kém, khó khăn khi nói chuyện, đọc viết.
- Buồn nôn, nôn mửa.
- Chướng bụng, khó tiêu, tiêu chảy dai dẳng.
Nếu phát hiện cơ thể có những dấu hiệu bất thường dưới đây, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện, cơ sở y tế để thăm khám, tầm soát bệnh, ngăn ngừa diễn tiến thành biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Đối tượng cần tầm soát rối loạn chuyển hóa
Gói tầm soát rối loạn chuyển hóa được khuyến nghị thực hiện cho mọi đối tượng. Đặc biệt, một số đối tượng sau đây cần tiến hành tầm soát sớm vì có nguy cơ bị bệnh cao hơn hẳn so với những đối tượng khác.
- Những người trên 45 tuổi có nguy cơ cao bị rối loạn chuyển hóa.
- Người bị béo phì, có chỉ số BMI > 23 và kích thước vòng bụng lớn.
- Những người trong gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường hoặc chị em bị tiểu đường thai kỳ.
- Đối tượng đã từng mắc bệnh lý gan nhiễm mỡ, tăng huyết áp, buồng trứng đa nang,… đều có nguy cơ cao bị rối loạn chuyển hóa.
Rủi ro khi tầm soát rối loạn chuyển hóa
Quá trình tầm soát chuyển hóa có gây rủi ro gì không là điều rất nhiều người băn khoăn. Trên thực tế, không có bất cứ phương pháp nào đảm bảo an toàn và chính xác 100%. Người bệnh có thể đối diện với một số rủi ro như kết quả không chính xác, một số kích ứng trên cơ thể tại vị trí lấy máu xét nghiệm,…
Tuy những trường hợp rất hiếm gặp, nhưng để đảm bảo quá trình tầm soát an toàn, hạn chế tối đa các rủi ro này, bạn cần lựa chọn một đơn vị tầm soát rối loạn chuyển hóa uy tín nhất.
Trường hợp cần tạm hoãn tầm soát rối loạn chuyển hóa
Không phải bất cứ ai cũng có thể tầm soát rối loạn chuyển hóa. Nếu nằm trong số những đối tượng dưới đây, bác sĩ khuyến cáo cần tạm hoãn thực hiện:
- Trong gói tầm soát rối loạn tiêu hóa có phương pháp chụp Xquang phổi thẳng. Bác sĩ khuyến nghị phụ nữ đang có thai, đặc biệt là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ cần tạm hoãn thực hiện để tránh tia phóng xạ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
- Những người có các biểu hiện cấp tính như sốt cao, co giật, mê man.
- Những người cao tuổi có sức khỏe quá yếu, những người vừa phẫu thuật xong cần thời gian hồi phục sức khỏe.
Phương pháp tầm soát rối loạn chuyển hóa
Để tiến hành tầm soát rối loạn chuyển hóa cho kết quả chính xác, bác sĩ sẽ kết hợp nhiều phương pháp thăm khám, xét nghiệm, chẩn đoán phù hợp. Trong đó, 4 phương pháp được áp dụng phổ biến nhất:
Xét nghiệm Gamma GT
Gamma GT (Gamma Glutamyl Transferase) là chỉ số xét nghiệm men gan quan trọng nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe thông qua khảo sát hoạt động của gan bình thường hay rối loạn. Đặc biệt, chỉ số này còn giúp tìm ra nguyên nhân gây rối loạn chức năng gan. Thông qua đó sẽ có hướng điều trị phù hợp nhất.
- Nếu chỉ số Gamma GT ở mức 60 UI/L tức là gan đang hoạt động bình thường. Hoặc có thể phân rõ hơn ở nam giới sẽ dao động từ 11 – 50 UI/L và ở nữ giới dao động trong ngưỡng 7 – 32 UI/L.
- Nếu chỉ số GGT tăng gấp đôi so với giá trị ranh giới tức là gan đang bị rối loạn chức năng và tổn thương mức độ nhẹ.
- Nếu chỉ số này tăng gấp 2 – 5 lần bình thường nghĩa là gan đang gặp vấn đề trầm trọng cần được điều trị sớm.
Xét nghiệm điện giải đồ
Đây là xét nghiệm nhằm định lượng nồng độ ion điện giải có trong cơ thể, bao gồm Na+ (natri), Cl– (Clo), K+ (kali), tổng lượng CO2, và HCO3- (bicarbonat). Đây đều là những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều hòa hoạt động của thần kinh, cơ, nhịp tim cũng một số chức năng khác.
Tiến hành xét nghiệm điện giải đồ như sau: Bác sĩ lấy máu từ tĩnh mạch cánh tay và mang đi kiểm tra. Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ xác định được chứng rối loạn điện giải, mất cân bằng axit – bazơ và một số bệnh lý khác về thận, tim mạch,… Từ đó đưa ra phương pháp bổ sung hoặc điều trị phù hợp.
Điện tâm đồ
Đây là phương pháp ghi lại hoạt động của tim dưới dạng đồ thị, được ứng dụng rộng rãi để chẩn đoán các bệnh lý như rối loạn nhịp tim, cấu trúc tim bất thường, nhồi máu cơ tim,…
Quy trình đo như sau:
- Bệnh nhân nằm ngửa, kéo quần áo để lộ ngực, cổ tay và cổ chân.
- Bác sĩ dùng bông gạc vệ sinh vùng da gắn điện cực.
- Tiến hành đặt các điện cực lên ngực, cổ tay và cổ chân. Điện cực được kết nối với máy tính bằng dây dẫn, tín hiệu điện tim sẽ hiển thị rõ ràng trên màn hình dưới dạng đồ thị.
- Sau đó, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả sóng điện tim để chẩn đoán tình trạng sức khỏe người bệnh.
Phương pháp xét nghiệm CRP
Đây là phương pháp định lượng protein phản ứng C (C – reactive protein (CRP), dùng trong đánh giá mức độ viêm, nhiễm trùng hoặc các rối loạn tự miễn. Hiện nay, có 2 phương pháp xét nghiệm CRP được áp dụng phổ biến như:
- Xét nghiệm CRP tiêu chuẩn: Có thể định lượng CRP từ 0.8 đến 100 mg/dL. Thường phương pháp này được chỉ định cho các bệnh nhân bị nhiễm trùng nhằm đánh giá mức nghiêm trọng của tình trạng. Hoặc cũng có thể dùng cho các trường hợp theo dõi quá trình điều trị bệnh mãn tính.
- Xét nghiệm hs – CRP: Xét nghiệm có độ nhạy rất cao, đo được CRP từ 0.3 đến 10 mg/L. Vậy nên thường được ứng dụng trong trường hợp đánh giá nguy cơ rối loạn tim mạch tiềm ẩn.
Hệ thống máy móc hỗ trợ thực hiện tấm soát tình trạng rối loạn chuyển hóa tại Vietmec như sau:
- Máy điện giải đồ EasyLyte Plus phân tích chi tiết.
- Máy xét nghiệm máu URIT – 3000 tự động.
- Máy phân tích huyết học BC – 3000 Plus Mindray.
- Máy điện tim Fukuda Denshi FX – 8400 12 kênh.
- Máy siêu âm PHILIPS 3300 5D.
- Máy chụp Xquang cao tần DRE 140.
- Máy phân tích sinh hóa Chemwell 2910 tự động.
- Máy xét nghiệm nước tiểu BC – 400 CONTEC.
Danh mục tầm soát rối loạn chuyển hóa tại Vietmec
Với mục đích cung cấp đến khách hàng dịch vụ y tế chất lượng cao, Vietmec triển khai gói dịch vụ tầm soát rối loạn chuyển hóa với 20 danh mục được các bác sĩ chuyên môn xây dựng, đảm bảo phát hiện kịp thời chứng bệnh này.
Gói dịch vụ tầm soát rối loạn chuyển hóa |
||
STT | Danh mục tầm soát | Mục đích |
I. Khám chuyên khoa |
||
1 | Khám chuyên khoa Nội | Đo huyết áp, đo xơ vữa động mạch, đo chỉ số cơ thể như BMI, cơ bắp, lượng nạc, lượng nước, tỷ lệ mỡ,… |
2 | Khám chuyên khoa dinh dưỡng | Tư vấn dinh dưỡng |
II. Chẩn đoán hình ảnh |
||
3 | Điện tâm đồ | Đánh giá tình trạng rối loạn dẫn truyền tim, hoại tử cơ tim, thiếu máu cơ tim |
4 | Siêu âm tim | Phát hiện bất thường của van tim, cơ tim, hoặc tim bẩm sinh |
5 | Siêu âm ổ bụng | Phát hiện bất thường tại bàng quang, tụy, thận, gan, mật, tuyến tiền liệt (nam giới), buồng trứng (nữ giới) |
6 | Siêu âm tuyến giáp | Chẩn đoán các bệnh tuyến giáp như suy giáp, nhân đặc, bướu giáp, nang giáp |
7 | Chụp Xquang phổi thẳng | |
III. Xét nghiệm |
||
8 | Tổng phân tích tế bào máu | Đánh giá chỉ số máu, phát hiện thiếu máu |
9 | CRP định lượng | Đánh giá bệnh viêm nhiễm, nhồi máu cơ tim, bệnh mô liên kết |
10 | Xét nghiệm đường máu | Tầm soát đường huyết |
11 | Xét nghiệm bộ mỡ máu gồm Cholesterol, Triglycerid, HDL và LDL | Kiểm tra mỡ máu, phát hiện rối loạn do mỡ máu |
12 | Gamma GT | Đánh giá mức độ gan, mật tổn thương |
13 | Chức năng gan GPT + GOT | Phát hiện bệnh về gan: Tổn thương nhu mô gan, viêm gan cấp hoặc mãn |
14 | Acid Uric | Chẩn đoán bệnh gout |
15 | Chức năng thận Ure/Cre | Phát hiện bệnh về thận: Suy thận mạn, cấp tính, sỏi thận, thiểu năng thận, cầu thận viêm |
16 | Điện giải (Cl, K, Na) | Định lượng điện giải trong cơ thể |
17 | Định lượng Calci (toàn phần và ion hóa) | Đánh phá quá trình chuyển hóa canxi huyết và chức năng tuyến cận giáp |
18 | Chức năng tuyến giáp (FT4, T3, TSH) | Tầm soát bệnh tuyến giáp |
19 | TG | Tầm soát ung thư tuyến giáp |
20 |
Tổng phân tích nước tiểu | Phát hiện bệnh sỏi mật, sỏi thận, bệnh đường tiết niệu |
Lưu ý khi tầm soát rối loạn chuyển hóa
Bác sĩ Vietmec đưa ra một số lưu ý quan trọng người bệnh cần thực hiện khi khám tầm soát chứng rối loạn chuyển hóa.
- Do cần lấy mẫu máu xét nghiệm nên người bệnh cần nhịn ăn trong vòng 6 – 8 tiếng trước khi đi khám để đảm bảo kết quả chính xác nhất.
- Trước khi làm xét nghiệm, người bệnh cần ngưng sử dụng các loại đồ uống có cồn như bia rượu hoặc các chất kích thích như thuốc lá, cafein trong vòng 3 ngày.
- Nếu đang sử dụng các loại thuốc tăng nồng độ GGT trong máy như Phenobarbital hoặc Phenytoin sẽ cần tạm ngưng trong 1 ngày để không làm ảnh hưởng đến kết quả. Trong trường hợp sử dụng các loại thuốc tiểu đường, thuốc trị huyết áp cao sẽ cần thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn kỹ hơn.
- Khi đi khám, bạn cần mặc quần áo thoải mái để tiện quá trình lấy máu xét nghiệm hoặc thực hiện các phương pháp điện tâm đồ, siêu âm,…
- Cần mang theo hồ sơ khám chữa bệnh (trong vòng 6 tháng trở lại) để bác sĩ đọc và có chẩn đoán sơ bộ. Đồng thời bạn cũng cần trao đổi chi tiết với bác sĩ về tình trạng sức khỏe hiện tại, các dấu hiệu bất thường đang gặp, tiền sử bệnh lý,…
Trên đây là thông tin chi tiết liên quan đến tầm soát rối loạn chuyển hóa. Nếu bạn đang có nhu cầu thực hiện gói dịch vụ này, hãy liên hệ với Vietmec theo hotline 024 3212 3133 để được tư vấn chi tiết hơn.
Quy trình tầm soát rối loạn chuyển hóa
Với gói dịch vụ tầm soát rối loạn chuyển hóa, hệ thống Vietmec triển khai theo quy trình thực hiện như sau:
Bước 1: Đặt lịch
Liên hệ đặt lịch thăm khám với hệ thống Vietmec thông qua form hoặc hotline 024 3212 3133.
Bước 2: Xác nhận lịch
Tư vấn viên xác nhận đặt lịch với cơ sở y tế đã đăng ký theo nhu cầu của người thăm khám. Với trường hợp đặt thông qua form có sẵn trên hệ thống, người đặt lịch sẽ được liên hệ lại để xác nhận trong khoảng 1 - 2 giờ.
Bước 3: Tới cơ sở y tế
- Tới cơ sở y tế thăm khám, làm thủ tục tại quầy thông tin của bệnh viện hoặc phòng khám theo hướng dẫn của nhân viên.
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân và tình trạng sức khỏe, đơn thuốc đang dùng (nếu có).
Bước 4: Thăm khám chi tiết
- Lấy số sắp xếp thứ tự và đợi thăm khám.
- Bệnh nhân thăm khám lâm sàng với các bác sĩ, kiểm tra tình trạng sức khỏe hiện tại, trao đổi thông tin về những dấu hiệu bất ngờ đang gặp phải.
- Chuyển sang khu vực đo điện tim, siêu âm, nội soi, xét nghiệm,...
Bước 5: Đợi kết quả
Sau khi hoàn tất thủ tục, người thăm khám nhận kết quả trong vòng 1 ngày. Cũng có một số hạng mục thăm khám sẽ trả kết quả chỉ sau khoảng 2 - 3 giờ.
Bước 6: Bác sĩ đọc kết quả
Quay trở về phòng tư vấn để bác sĩ đọc kết quả chẩn đoán. Với trường hợp có dấu hiệu của bệnh lý rối loạn chuyển hóa sẽ tiến hành lên phác đồ điều trị.
Bước 7: Thanh toán chi phí thăm khám, điều trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!