Gói Dịch Vụ Tầm Soát Ung Thư Cổ Tử Cung
Tầm soát sớm ung thư cổ tử cung là phương pháp thực hiện các xét nghiệm sàng lọc nhằm phát hiện tế bào bất thường tại cổ tử cung. Từ đó, các bác sĩ sẽ có phương án điều trị thích hợp để can thiệp điều trị sớm, ngăn ngừa bệnh phát triển đến giai đoạn nặng.
Ung thư cổ tử cung là bệnh lý có mức độ nguy hiểm cao, không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, khả năng sinh sản của chị em phụ nữ mà còn đe dọa đến tính mạng. Vậy nên, tầm soát ung thư cổ tử cung vô cùng quan trọng, bác sĩ chuyên khoa khuyến nghị chị em cần quan tâm tìm hiểu đến các xét nghiệm này sớm. Vậy nên, bài viết dưới đây sẽ giải đáp toàn bộ những băn khoăn xoay quanh vấn đề này.
Định nghĩa thế nào là tầm soát ung thư cổ tử cung?
Cổ tử cung là vị trí khe hẹp nối tử cung với âm đạo. Thông thường, cổ tử cung sẽ có màu hồng nhạt cùng 1 lớp tế bào vảy mỏng và phẳng. Ống cổ tử cung được tạo nên từ tế bào trụ. Tại vùng giao nhau của 2 tế bào này sẽ thường xuất bất thường hoặc tế bào tiền ung thư.
Ung thư cổ tử cung (Cervical cancer) là bệnh lý hình thành do các tế bào đột biến, nhân lên không kiểm soát và mất đi cơ chế tự hủy rồi hình thành khối u. Theo thời gian, khối u phát triển, các tế bào đột biến này dần tấn công sang các mô lân cận, giai đoạn này được gọi là di căn.
Tầm soát sớm ung thư cổ tử cung là phương pháp thực hiện các xét nghiệm sàng lọc nhằm phát hiện tế bào bất thường tại cổ tử cung. Từ đó, các bác sĩ sẽ có phương án điều trị thích hợp để can thiệp điều trị sớm, ngăn ngừa bệnh phát triển đến giai đoạn nặng.
Vì sao cần thực hiện tầm soát, sàng lọc ung thư cổ tử cung?
Theo số liệu thống kê từ Globocan, năm 2020, Việt Nam đã ghi nhận hơn 4132 ca mắc mới ung thư cổ tử cung, trong đó có 2223 ca không qua khỏi, xếp số 12 trong danh sách các bệnh ung thư có nguy cơ tử vong cao. Một vấn đề nghiêm trọng là bệnh đang có xu hướng tăng nhanh và càng ngày càng trẻ hóa. Đáng lo ngại hơn, bệnh ung thư cổ tử cung không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu. Cho đến khi phát hiện, bệnh đã diễn tiến đến giai đoạn nặng. Lúc này, việc điều trị vô cùng khó khăn và phức tạp. Người bệnh sẽ thường phải thực hiện các cuộc đại phẫu cắt bỏ tử cung – buồng trứng, thực hiện xạ trị – hóa trị dẫn đến biến chứng vô sinh, thậm chí đe dọa tới tính mạng.
Tuy nhiên, nếu có thể phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ và can thiệp phương pháp điều trị ngay trong giai đoạn đầu thì tỉ lệ chữa khỏi rất cao. Không những vậy, khi phát hiện bệnh trong giai đoạn đầu, người bệnh sẽ chỉ cần thực hiện các phương pháp điều trị đơn giản, tiết kiệm chi phí và thời gian.
Đây chính là lý do giải thích cho băn khoăn vì sao cần làm tầm soát bệnh ung thư cổ tử cung sớm. Có thể thấy, việc tầm soát, sàng lọc bệnh định kỳ vô cùng quan trọng. Vậy nên, bác sĩ chuyên khoa khuyến nghị chị em phụ nữ cần tìm hiểu và tiến hành thực hiện trong thời gian sớm.
Dấu hiệu cảnh báo cần sớm tầm soát bệnh ung thư cổ tử cung
Dưới đây, bác sĩ chuyên khoa đưa ra một số dấu hiệu nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao. Lúc này, chị em cần nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để thực hiện thăm khám tầm soát, sàng lọc bệnh.
- Xuất huyết âm đạo bất thường: Đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung sớm. Chảy máu có thể xảy ra lúc quan hệ tình dục, sau khi mãn kinh hoặc chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường.
- Dịch âm đạo tiết bất thường: Người bệnh thường phát hiện dịch âm đạo tiết bất thường, có kèm theo máu, mùi hôi và màu sắc khác như trắng, nâu, vàng, xanh,…
- Đau vùng xương chậu: Các cơn đau vùng tại vùng xương chậu, gần với vị trí ruột thừa cũng là dấu hiệu ung thư cổ tử cung. Lúc này khả năng bệnh đã diễn tiến nặng khiến khối u chèn vào dây thần kinh xung quanh và di căn tới xương chậu.
- Các dấu hiệu khác: Ngoài ra, chị em có thể xuất hiện các dấu hiệu khác như đau khi quan hệ, phù chân, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân, nổi hạch bạch huyết,….
Đối tượng cần tiến hành tầm soát bệnh ung thư cổ tử cung
Tầm soát ung thư đối với phụ nữ rất quan trọng nên bất cứ ai cũng cần thực hiện. Nhưng một số đối tượng dưới đây được chuyên gia khuyến nghị tiến hành tầm soát sớm vì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các đối tượng khác.
- Những người quan hệ tình dục sớm, quá trình quan hệ tình dục không lành mạnh, quan hệ với nhiều bạn tình và không có biện pháp an toàn.
- Phụ nữ đã mang thai nhiều lần hoặc mang thai trong độ tuổi còn trẻ (khoảng trước 20 tuổi).
- Những người bị viêm cổ tử cung mạn tính hoặc người có tiền sử mắc bệnh lây qua đường tình dục như HIV, giang mai,…
Ngoài ra, độ tuổi cũng có ảnh hưởng đến khả năng mắc ung thư cổ tử cung. Vậy nên, việc thực hiện tầm soát cần được chú trọng trong những giai đoạn như sau:
- Từ 21 tuổi – 29 tuổi: Nên làm làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ 3 năm/lần.
- Từ 30 tuổi – 65 tuổi: Nếu xét nghiệm tầm soát hpv có kết quả âm tính thì thinprep 3 năm/lần hoặc kết hợp phương pháp Thinprep cùng HPV định kỳ 5 năm/lần. Nếu dương tính với HPV sẽ thực hiện đồng thời cả Thinprep và HPV định kỳ hằng năm.
Rủi ro khi thực hiện phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung
Trên thực tế, bất cứ phương pháp tầm soát nào cũng sẽ tiềm ẩn một số rủi ro nhất định. Đối với tầm soát bệnh ung thư cổ tử cung, một vài vấn rủi ro chị em có thể phải đối diện như:
- Kết quả xét nghiệm hpv âm tính giả: Không có phương pháp nào đạt độ chính xác 100%. Vậy nên, khi thực hiện xét nghiệm hpv ở nữ hay những thủ thuật tầm soát ung thư ctc khác như xét nghiệm máu tầm soát ung thư cổ tử cung, làm xét nghiệm pap cổ tử cung hay xét nghiệm aptima hpv có thể sai lệch kết quả nên cho âm tính giả. Điều này dẫn đến sự trì hoãn trong điều trị bệnh, mất cơ hội chữa trị sớm.
- Kết quả xét nghiệm hpv dương tính giả: Ngoài ra, xét nghiệm ra hpv có những sai lệch khiến kết quả báo dương tính giả. Điều này gây tâm lý lo sợ cho chị em. Đồng thời, chị em cũng phải tiến hành thêm một loạt phương pháp xét nghiệm tốn thời gian và tốn chi phí khác.
Trường hợp tạm hoãn tầm soát
Với đặc thù cần thực hiện nhiều thủ thuật khác nhau, cơ thể nữ giới cũng cần tiếp xúc với nhiều thiết bị máy móc và các hóa chất hỗ trợ tầm soát khác nhau. Đây là điều không phải ai cũng có thể đáp ứng. Dưới đây là một số trường hợp cần tạm hoãn tầm soát, sàng lọc ung thư cổ tử cung do bác sĩ khuyến nghị.
- Các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung không cần thiết cho đối tượng đã cắt bỏ toàn bộ tử cung, cổ tử cung.
- Những phụ nữ dưới 20 tuổi hoặc trên 65 tuổi không cần thiết thực hiện tầm soát, sàng lọc ung thư cổ tử cung.
- Những người trong cơ thể có vòng tránh thai, thiết bị hỗ trợ tạo nhịp tim cần tạm hoãn thực hiện chụp CT, chụp cộng hưởng từ.
Các phương pháp chính trong tầm soát bệnh ung thư cổ tử cung
Với nền khoa học – kỹ thuật phát triển, các cách tầm soát ung thư cổ tử cung ngày càng nhiều. Trong đó, chuyên gia đã nghiên cứu và thống kê một số phương pháp tầm soát quan trọng nhất.
Soi cổ tử cung
Đây là phương pháp được thực hiện bằng cách dùng thiết bị phóng đại chuyên dụng nhằm quan sát cổ tử cung. Hình ảnh thu được sẽ gấp 10 – 30 lần thực tế. Từ đó, bác sĩ có thể dễ dàng quan sát các tổn thương bằng mắt thường. Ngoài ra, bác sĩ có thể dùng dung dịch acid acetic 3 – 5% và dung dịch lugol 2% để xác định vị trí tử cung đang tổn thương.
Một số máy móc tại Vietmec phục vụ quá trình soi cổ tử cung gồm:
- Máy soi cổ tử cung TriScope nhập khẩu tại Mỹ.
- Máy soi cổ tử cung AL-106 Medgyn nhập khẩu tại Mỹ.
- Máy soi cổ tử cung full HD Colpro777.
- Máy soi cổ tử cung Colpro222DX – OZview.
Xét nghiệm Pap Smear
Phương pháp xét nghiệm Pap Smear còn được gọi là xét nghiệm phết các tế bào ung thư cổ tử cung). Đây là xét nghiệm tế bào học, thực hiện bằng cách thu thập và kiểm tra tế bào ở khu vực cổ tử cung. Đồng thời phương pháp cũng có tác dụng phát hiện nữ giới có bị nhiễm virus HPV không.
Nhiều người băn khoăn xét nghiệm PAP Smear có đau không. Bác sĩ cho biết xét nghiệm này rất đơn giản và không gây đau. Cụ thể, bác sĩ sẽ thu thập mẫu phết tế bào trong tử cung thông qua dụng cụ chuyên dụng. Sau đó gửi mẫu này tới phòng xét nghiệm để phân tích.
Xét nghiệm Thinprep Pap
Phương pháp này có nhiều cải tiến hơn so với phương pháp Pap Smear. Với xét nghiệm này, các tế bào tử cung sẽ được rửa sạch trong chất lỏng chuyên dụng trong lọ Thinprep. Sau đó được chuyển đến phòng thí nghiệm để làm tiêu bản tự động thông qua quá trình xử lst với máy Thinprep.
Xét nghiệm Cellprep Pap
Một trong các xét nghiệm ung thư cổ tử cung được đánh giá cao là xét nghiệm Cellprep Pap. So với Pap Smear truyền thống thì xét nghiệm CellPrep Pap là bước cải tiến vượt bậc. Xét nghiệm này có khả năng phát hiện bệnh ung thư cổ tử cung cao từ 70 – 95%.
Cụ thể, phương pháp CellPrep Pap sẽ lấy mẫu phết tế bào tại cổ tử cung nhúng dịch. Từ đó sẽ phát hiện tế bào biểu mô bất thường. Nhờ đó, không chỉ phát hiện bệnh ung thư cổ tử cung mà còn có thể phát hiện ung thư tế bào biểu mô tuyến.
Xét nghiệm HPV DNA
HPV DNA là phương pháp test ung thư cổ tử cung dùng hệ thống máy tách chiết DNA tự động và các công nghệ hiện đại nhằm phân tích và xác định sự hiện diện virus HPV – nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
Dựa vào kết quả thu được từ các phương pháp xét nghiệm HPV, bác sĩ có thể thể phát hiện được virus gây bệnh có đang tồn tại trong cơ thể nữ giới hay không. Thông thường, quy trình xét nghiệm hpv DNA sẽ được thực hiện song song cùng xét nghiệm Pap Smear hoặc Thinprep nhằm mục đích thu thập tế bào cổ tử cung và phát hiện những tế bào bất thường gây ung thư sớm.
Danh mục các thủ thuật tầm soát, sàng lọc ung thư cổ tử cung tại Vietmec
Dưới đây là gói tầm soát ung thư cổ tử cung tại Vietmec:
STT | Danh mục khám | Mục đích thủ thuật |
Khám lâm sàng |
||
1 |
Khám phụ khoa | Phát hiện bệnh viêm nhiễm đường sinh dục và tư vấn sức khỏe sinh sản. |
Chẩn đoán hình ảnh |
||
2 | Siêu âm đầu dò | Kiểm tra, chẩn đoán bệnh tử cung, vòi trứng, buồng trứng, cổ tử cung,… |
3 | Soi cổ tử cung | Tìm ra vấn đề bất thường tại cổ tử cung và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. |
Xét nghiệm |
||
4 | Vi khuẩn, vi nấm nhuộm soi âm hộ, âm đạo | Kiểm tra vi khuẩn, trùng roi, nấm đường sinh dục, bạch cầu và một số tế bào bất thường. |
5 | Tế bào cổ tử cung và âm đạo bằng nhuộm CyPrep | Sàng lọc ung thư cổ tử cung. |
6 | HPV genotype Real time PCR | Xác định chủng virus HPV phổ biến. |
7 | Xét nghiệm Pap Smear | Phát hiện tế bào bất thường tại cổ tử cung. |
8 |
Xét nghiệm Thinprep Pap |
|
9 | Xét nghiệm Cellprep Pap |
Tùy tình trạng hiện tại, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các thủ thuật cụ thể phù hợp nhất. Vậy nên, để biết được tầm soát ung thư cổ tử cung bao nhiêu tiền sẽ phụ thuộc vào danh mục người bệnh thực hiện xét nghiệm.
Lưu ý quan trọng khi thực hiện tầm soát, sàng lọc ung thư cổ tử cung
Một số khuyến cáo sàng lọc ung thư cổ tử cung được bác sĩ chuyên khoa chia sẻ ngay dưới đây nhằm hỗ trợ quá trình tầm soát không có trục trặc, giúp kết quả đạt được chính xác nhất.
- Không dùng các loại kem bôi trơn âm đạo trong vòng 20 tiếng trước khi thực hiện gói khám tầm soát ung thư cổ tử cung.
- Trong 2 – 3 ngày trước khi xét nghiệm, chị em không nên quan hệ tình dục, không dùng băng vệ sinh (tampons), không dùng thuốc đặt âm đạo và không thụt rửa âm đạo trong giai đoạn này.
- Trước khi thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư, chị em nên đi tiểu để tránh gây khó chịu cho bàng quang và ảnh hưởng đến kết quả test.
Ngay cả khi chưa quan hệ tình dục vẫn có thể mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Vậy nên, chị em cần định kỳ thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung nhằm chủ động nắm bắt được tình trạng sức khỏe của bản thân và có phương pháp điều trị nếu không may mắc phải.
Quy trình tầm soát, sàng lọc ung thư cổ tử cung tại Vietmec
Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung tại hệ thống Vietmec được tiến hành với các bước chi tiết, rõ ràng, thủ tục gọn lẹ như sau:
Bước 1: Đặt lịch
Liên hệ đặt lịch thăm khám với hệ thống Vietmec thông qua form hoặc hotline 024 3212 3133.
Bước 2: Xác nhận lịch
Tư vấn viên xác nhận đặt lịch với cơ sở y tế đã đăng ký theo nhu cầu của người thăm khám. Với trường hợp đặt thông qua form có sẵn trên hệ thống, người đặt lịch sẽ được liên hệ lại để xác nhận trong khoảng 1 - 2 giờ.
Bước 3: Tới cơ sở y tế
- Nên lựa chọn quần áo thuận tiện cho việc thăm khám. Bệnh nhân tới cơ sở y tế thăm khám, làm thủ tục tại quầy thông tin của bệnh viện hoặc phòng khám theo hướng dẫn của nhân viên.
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân và tình trạng sức khỏe kèm sổ BH nếu có.
Bước 4: Thăm khám chi tiết
- Lấy số sắp xếp thứ tự và đợi thăm khám.
- Bệnh nhân thăm khám lâm sàng với các bác sĩ, kiểm tra tình trạng sức khỏe hiện tại, trao đổi thông tin về những dấu hiệu bất ngờ đang gặp phải.
- Chuyển sang khu vực siêu âm, xét nghiệm tế bào/máu, xét nghiệm Pap Smear, xét nghiệm Thinprep Pap, Cellprep Pap.
Bước 5: Đợi kết quả tầm soát cổ tử cung
Sau khi hoàn tất thủ tục, người thăm khám nhận kết quả trong vòng 1 ngày. Cũng có một số hạng mục thăm khám sẽ trả kết quả chỉ sau khoảng 2 - 3 giờ.
Bước 6: Bác sĩ đọc kết quả
Quay trở về phòng tư vấn để bác sĩ đọc kết quả chẩn đoán. Với trường hợp có dấu hiệu hoặc nguy cơ ung thư sẽ chỉ định nhập viện điều trị.
Bước 7: Thanh toán chi phí tầm soát ung thư cổ tử cung
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!