Gói Dịch Vụ Tầm Soát Ung Thư Tiêu Hóa
Tầm soát ung thư tiêu hóa là tiến hành thực hiện các xét nghiệm và thủ thuật kiểm tra trên cơ thể nhằm tìm kiếm các bất thường, phát hiện ung thư hoặc tiền ung thư khi người bệnh chưa xuất hiện triệu chứng lâm sàng.
Thực hiện tầm soát ung thư tiêu hóa vô cùng cần thiết để phát hiện bệnh sớm, từ đó có phác đồ điều trị tối ưu nhằm nâng cao tỷ lệ chữa bệnh và tỷ lệ sống sót. Bài biết dưới đây sẽ cung cấp chi tiết thông tin giúp bạn đọc hiểu chi tiết về dịch vụ này.
Dịch vụ tầm soát ung thư tiêu hóa là gì?
Ung thư tiêu hóa là tình trạng xuất hiện các khối u ác tính trong lòng hoặc thành đường tiêu hóa. Ung thư có thể phát triển tại bất cứ cơ quan nào có hệ tiêu hóa như dạ dày, đại tràng, trực tràng, tá tràng,…
Tầm soát ung thư tiêu hóa là tiến hành thực hiện các xét nghiệm và thủ thuật kiểm tra trên cơ thể nhằm tìm kiếm các bất thường, phát hiện ung thư hoặc tiền ung thư khi người bệnh chưa xuất hiện triệu chứng lâm sàng.
Vì sao cần thực hiện tầm soát ung thư tiêu hóa?
Việc thực hiện tầm soát ung thư nói chung và ung thư tiêu hóa nói riêng vô cùng quan trọng. Bởi bệnh lý này thường diễn tiến âm thầm, khó nhận biết. Phần lớn các trường hợp phát hiện khi bệnh đã đang trong giai đoạn nặng. Vậy nên, khi được tầm soát định kỳ hằng năm với các phương pháp chuyên môn tại bệnh viện sẽ giúp phát hiện sớm, chẩn đoán chính xác loại ung thư tiêu hóa. Nhờ đó, bác sĩ sẽ xây dựng được phác đồ điều trị kịp thời giúp nâng cao tỷ lệ sống sót cho bệnh nhân.
Dấu hiệu cần thực hiện tầm soát ung thư tiêu hóa
Các bệnh lý ung thư có chung đặc điểm là dấu hiệu không rõ ràng. Điều này khiến cho phần lớn các trường hợp người bệnh phát hiện khi ung thư đã diễn tiến đến giai đoạn nặng gây khó khăn cho quá trình điều trị. Vậy nên, bên cạnh việc cần khám định kỳ, khi thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường dưới đây bạn cần đi khám ngay:
- Chướng bụng, đầy hơi: Khi hệ tiêu hóa gặp trục trặc sẽ khiến người bệnh xuất hiện triệu chứng chướng bụng, đầy hơi kéo dài. Ngoài ra, người bệnh còn hay ợ chua, ợ hơi, ợ nóng, ngạt thở khi ăn no hoặc ăn nhanh.
- Hôi miệng, chua miệng: Bệnh lý ung thư thực quản khiến chức năng của các cơ quan trong hệ tiêu hóa hoạt động không ổn định, khiến thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn dẫn đến lên men, khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu, đồng thời miệng thường có cảm giác chua.
- Khó nuốt: Đây thường là biểu hiện khi thực quản hình thành khối u khiến diện tích ống thực quản hẹp hơn. Điều này còn khiến người bệnh có cảm giác đau rát khi nuốt thức ăn và chất lỏng.
- Buồn nôn, nôn mửa: Một số trường hợp bị ung thư hệ tiêu hóa, người bệnh sẽ có cảm giác buồn nôn, nôn mửa khó chịu.
- Phân có màu: Khi đi đại tiện, thấy phân có màu đỏ tươi, phân đen hoặc có màu bất thường là dấu hiệu điển hình của ung thư ruột già.
- Thay đổi thói quen đại tiện: Trong trường hợp bị táo bón, tiêu chảy thường xuyên và tiêu chảy trong thời gian dài có thể là dấu hiệu của hệ tiêu hóa đang gặp trục trặc. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các dấu hiệu khác như mót đi cầu, đau quặn ruột, phân nhỏ dẹt.
- Mệt mỏi, giảm cân nhanh: Một triệu chứng phổ biến của ung thư nhưng dễ bị bỏ qua là cơ thể mệt mỏi kéo dài, giảm cân nhanh không rõ nguyên nhanh trong khi vẫn giữ chế độ ăn uống và sinh hoạt như bình thường.
Đối tượng cần thực hiện tầm soát ung thư tiêu hóa
Trên thực tế, bất cứ ai cũng có thể bị ung thư tiêu hóa. Đặc biệt là các đối tượng dưới đây cần chú ý và tiến hành tầm soát sớm để phát hiện bệnh kịp thời.
- Người có chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh như: Thường xuyên ăn đồ cay nóng, đồ chiên rán, thường xuyên uống rượu bia hoặc thuốc lá, thức quá khuya,…
- Người có người thân mắc bệnh ung thư tiêu hóa như: Ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư thực quản,..
- Người trên 40 tuổi và có tiền sử mắc các bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa.
- Người trong cơ thể có yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư hệ tiêu hóa như: Bị viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, có polyp, có vi khuẩn HP.
Rủi ro khi tầm soát ung thư tiêu hóa
Các phương pháp được thực hiện để tầm soát ung thư tiêu hóa đều được bác sĩ đánh giá an toàn, không ảnh hưởng cho sức khỏe. Tuy nhiên, có một số ít trường hợp sẽ gặp phải những rủi ro như:
- Kết quả xét nghiệm không chính xác, bị âm tính giả hoặc dương tính giả. Nguyên nhân gây tình trạng này thường do trong quá trình lấy mẫu vi khuẩn xâm nhập.
- Một số trường hợp bệnh nhân không thực hiện các nguyên tắc an toàn gây nhiễm xạ tia X trong quá trình chụp Xquang.
- Các thủ thuật như nội soi dạ dày, nội soi trực tràng nếu sơ suất có thể gây xước niêm mạc, chảy máu cục bộ.
Trường hợp cần tạm hoãn tầm soát ung thư tiêu hóa
Phương pháp tầm soát ung thư tiêu hóa cần tạm hoãn thực hiện trong một số trường hợp dưới đây:
- Những người đang có triệu chứng sốt cao trên 38.5 độ C, mê sảng, đau đầu dữ dội.
- Phụ nữ có thai 3 tháng đầu thai kỳ cần tạm hoãn nội soi hệ tiêu hóa và chụp Xquang.
- Các đối tượng như mới mổ đại tràng, bị suy gan thận cấp tính, nhồi máu cơ tim,… cần tạm hoãn một số phương pháp xét nghiệm như chụp Xquang, nội soi dạ dày.
Phương pháp tầm soát ung thư tiêu hóa
Dưới đây là thông tin về một số phương pháp được thực hiện trong quá trình tầm soát ung thư tiêu hóa.
Nội soi thực quản
Đây là phương pháp sử dụng ống soi mềm gắn camera để quan sát thực quản thông qua đường từ miệng hoặc từ mũi xuống. Qua hình ảnh từ camera, bác sĩ sẽ xác định được những thương tổn tại thực quản một cách chi tiết và rõ ràng nhất. Từ đó, xây dựng một phác đồ điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Một số phương pháp nội soi thực quản được ứng dụng phổ biến hiện nay như:
- Nội soi qua đường mũi: Trước khi nội soi, người bệnh sẽ được gây tê mũi để giảm cảm giác khó chịu trong quá trình thực hiện. Tiếp theo, bác sĩ sử dụng ống nội soi đưa vào thực quản thông qua đường mũi để quan sát tình hình bên trong.
- Nội soi ống mềm: Phương pháp này sẽ được thực hiện bằng cách bác sĩ đưa ống mềm gắn camera vào nội soi thực quản thông qua đường miệng. Đặc biệt, phương pháp này cho phép bác sĩ tiến hành lấy mẫu mô sinh thiết hoặc thực hiện loại bỏ dị vật nếu cần.
- Nội soi qua ống cứng: Chiếc ống được sử dụng làm bằng kim loại, gồm các bộ phận thị kính, thấu kính và đèn chiếu sáng đề bác sĩ thấy rõ được cổ họng. Tuy ít xâm lấn nhưng phương pháp này không mang lại hiệu quả đối với các đối tượng như người già cao huyết áp, người bị suy tim, người bị nhồi máu cơ tim.
Phân tích tế bào máu
Phân tích tế bào máu được thực hiện bằng cách lấy 1 lượng máu từ cơ thể người bệnh, sau đó đưa vào ống nghiệm chứa chất EDTA chống đông máu. Tiếp theo sẽ sử dụng thiết bị chuyên dụng để xác định và phân tích số lượng bạch cầu (WBC), tiểu cầu (PLT), hồng cầu (RBC).
Đây là xét nghiệm thiết yếu trong tất cả các gói khám sức khỏe hiện nay. Thông qua kết quả phân tích tế bào máu, bác sĩ sẽ xác định được thành phần, số lượng tế bào máu. Điều này sẽ giúp phát hiện sớm các bất thường của sức khỏe và một số bệnh lý nguy hiểm.
Chụp cắt lớp vi tính CT Scan
Đây là kỹ thuật hiện đại, kết hợp giữa máy tính và tia X nằm tạo ra hình ảnh các cơ quan trên cơ thể theo lát cắt ngang. Hình ảnh cung cấp những thông tin chi tiết về mô mềm, mạch máu, xương tại các bộ phận, bụng, ngực,…
Phương pháp được thực hiện bằng cách đưa người bệnh nằm trên chiếc máy. Sau đó máy bắt đầu dò và phát ống tia X xoay xung quanh. Tiếp theo, hình ảnh sẽ được gửi tới máy tính, kết hợp tạo ra hình ảnh các lát cắt của cơ thể.
Để phục vụ tốt nhất cho dịch vụ tầm soát ung thư tiêu hóa, đơn vị đã đầu tư mạnh tay cho dàn máy móc công nghệ mới như:
- Máy nội soi Olympus EVIS X1.
- Máy nội soi Fujifilm 7000.
- Máy siêu âm màu ACSON Juniper của Mỹ.
- Máy điện tim FX 8100 Fukuda của Nhật Bản.
- Hệ thống chụp X – quang kỹ thuật số quang cao tần 500mA.
- Hệ thống máy phẫu thuật nội soi 3D/4K ICG Rubina Karl Storz.
- Hệ thống chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive (thương hiệu Siemens, Đức)…
- Hệ thống máy xét nghiệm: Máy xét nghiệm huyết học, máy xét nghiệm sinh hóa, máy xét nghiệm đông máu, máy xét nghiệm nước tiểu,….
Danh mục thủ thuật sử dụng trong tầm soát ung thư tiêu hóa
Ung thư đường tiêu hóa chia thành ung thư đường tiêu hóa trên (gồm thực quản, dạ dày) và ung thư tiêu hóa dưới (gồm đại tràng, trực tràng, đường mật, gan, tuyến tụy). Để xác định chính xác tình trạng bệnh, danh mục thủ thuật được sử dụng trong tầm soát như sau:
STT | Nội dung gói tầm soát ung thư tiêu hóa | Mục đích dịch vụ |
A. Đo huyết áp, chỉ số BMI, nhịp tim | Kiểm tra huyết áp, mạch đập. chiều cao, cân nặng nhằm phát hiện thừa cân, béo phì, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp | |
B. Khám lâm sàng: Khoa tiêu hóa | ||
C. Xét nghiệm | ||
1 |
Phân tích tế bào máu
(gồm 22 thông số) |
Phát hiện các bất thường về loại tế bào máu, đồng thời đánh giá tình trạng thiếu máu, rối loạn máu hoặc nhiễm trùng tiểu cầu |
2 | Đo hoạt độ ALT (GPT) | Kiểm tra men gan và đánh giá tình trạng tổn thương tế bào gan |
3 | Đo hoạt độ AST (GOT) | |
4 | Đo hoạt độ GGT | |
5 |
HBsAg miễn dịch tự động
(Nhiễm virus viêm gan B) |
Phát hiện viêm gan siêu vi B hoặc người mang mầm bệnh |
6 |
HBsAb định lượng
(Kháng thể virus viêm gan B) |
Phát hiện cơ thể tiếp xúc với virus viêm gan B và xác định phương pháp tiêm vacxin hiệu quả không |
7 |
HCV Ab miễn dịch tự động
(Nhiễm virus viêm gan C) |
Phát hiện virus viêm gan C |
8 | Định lượng AFP | Tầm soát ung thư gan |
9 | Định lượng CA 72 – 4 | Tầm soát ung thư dạ dày |
10 | Định lượng CA 19 – 9 | Tầm soát ung thư tụy |
11 | Định lượng CEA | Tầm soát ung thư trực tràng và đại tràng |
D. Chẩn đoán hình ảnh | ||
1 | Siêu âm ổ bụng | Phát hiện các bất thường của các tạng trong ổ bụng như tụy, gan mật, lách, tử cung, thận, buồng trứng, tuyến tiền liệt,… |
2 | Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng ống mềm sinh thiết – Clotest | Phát hiện tình trạng viêm loét, xuất huyết, khối u tại thực quản – dạ dày – tá tràng và phát hiện vi khuẩn HP |
3 | Nội soi đại trực tràng bằng ống mềm sinh thiết | Phát hiện bất thường tại đại tràng, trực tràng như viêm loét, khối u, polyp,… |
4 | Chụp X-quang | Phát hiện các tổn thương, khối u đường tiêu hóa |
5 | Chụp cắt lớp vi tính CT Scan | Xác định tình trạng xâm lấn của các khối u đến khu vực xung quanh và mức độ di căn: Hạch, ổ bụng, dịch, ổ phúc mạc. |
E. Phân tích kết quả, tổng hợp thông tin và tư vấn, kê toa thuốc |
Những lưu ý quan trọng khi tầm soát ung thư tiêu hóa
Các bác sĩ đưa ra một số vấn đề quan trọng người bệnh cần lưu ý khi chuẩn bị tiến hành tầm soát ung thư tiêu hóa tại Vietmec:
- Gói thực hiện tầm soát ung thư tiêu hóa sẽ tiến hành nội soi thực quản, dạ dày và tá tràng. Vậy nên bạn cần nhịn ăn trong 6 tiếng trước khi thực hiện. Có thể uống nước lọc nhưng nên hạn chế, không nên uống quá nhiều.
- Trong 3 – 4 ngày trước khi tầm soát, bạn tránh tiêu thụ các thức ăn có nhiều chất xơ như rau, hạt ngũ cốc. Buổi tối trước ngày thực hiện tầm soát có thể ăn các món nhẹ nhàng như soup, cháo.
- Lưu ý tránh tiêu thụ các loại thực phẩm hoặc thức uống có màu đậm, đặc biệt là màu đỏ, màu cam. Bởi điều này khiến các chẩn đoán dễ nhầm lẫn với tình trạng chảy máu đường tiêu hóa, ảnh hưởng tới kết quả nội soi.
- Tuyệt đối không sử dụng bia rượu, thuốc lá hoặc các chất kích thích khác ít nhất từ 4 – 6 tiếng trước khi thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư tiêu hóa.
- Trong trường hợp đang sử dụng các loại thuốc tân dược trị bệnh, đặc biệt là thuốc chống đông, cần thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể có cần ngưng dùng trước ngày tầm soát không.
- Nếu chọn phương pháp nội soi gây mê, bệnh nhân cần nằm nghỉ khoảng 30 phút sau khi thực hiện, tuyệt đối không đứng dậy đi lại ngay. Tốt nhất cần có người nhà đi cùng.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ về tầm soát ung thư tiêu hóa. Bạn có thể cân nhắc lựa chọn dịch vụ tại Vietmec, với sự kết hợp giữa đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu chuyên môi cùng hệ thống máy móc tân tiến, quy trình thăm khám chuẩn Y khoa để đảm bảo quá trình tầm soát hiệu quả, chính xác nhất.
Quy trình thực hiện tầm soát chuẩn Y khoa
Vietmec hiện đang triển khai gói dịch vụ tầm soát ung thư tiêu hóa với quy trình như sau:
Bước 1: Đặt lịch
Liên hệ đặt lịch thăm khám với hệ thống Vietmec thông qua form hoặc hotline 024 3212 3133.
Bước 2: Xác nhận lịch
Tư vấn viên xác nhận đặt lịch với cơ sở y tế đã đăng ký theo nhu cầu của người thăm khám. Với trường hợp đặt thông qua form có sẵn trên hệ thống, người đặt lịch sẽ được liên hệ lại để xác nhận trong khoảng 1 - 2 giờ.
Bước 3: Tới cơ sở y tế
- Nên lựa chọn quần áo thuận tiện cho việc thăm khám. Bệnh nhân tới cơ sở y tế thăm khám, làm thủ tục tại quầy thông tin của bệnh viện hoặc phòng khám theo hướng dẫn của nhân viên.
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân và tình trạng sức khỏe kèm sổ BH nếu có.
Bước 4: Thăm khám chi tiết
- Lấy số sắp xếp thứ tự và đợi thăm khám.
- Bệnh nhân thăm khám lâm sàng với các bác sĩ, kiểm tra tình trạng sức khỏe hiện tại, trao đổi thông tin về những dấu hiệu bất ngờ đang gặp phải.
- Chuyển sang khu vực siêu âm, chụp X-quang, CT Scan, MRI.
- Xét nghiệm tế bào/máu, nước tiểu nhằm xác định các chỉ số trong cơ thể.
Bước 5: Đợi kết quả
Sau khi hoàn tất thủ tục, người thăm khám nhận kết quả trong vòng 1 ngày. Cũng có một số hạng mục thăm khám sẽ trả kết quả chỉ sau khoảng 2 - 3 giờ.
Bước 6: Bác sĩ đọc kết quả
Quay trở về phòng tư vấn để bác sĩ đọc kết quả chẩn đoán. Với trường hợp có dấu hiệu hoặc nguy cơ ung thư sẽ chỉ định nhập viện điều trị.
Bước 7: Thanh toán chi phí tầm soát.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!