Gói Dịch Vụ Tầm Soát Ung Thư Tuyến Tiền Liệt
Tầm soát ung thư tuyến tiền liệt là tiến hành một loạt các xét nghiệm và thủ thuật y tế nhằm phát hiện các dấu hiệu ung thư hoặc tiền ung thư khi người bệnh vẫn xuất hiện triệu chứng lâm sàng.
Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh lý ác tính, có tỷ lệ tử vong cao ở nam giới (chỉ sau ung thư phổi). Chính vì vậy, việc tầm soát ung thư tuyến tiền liệt được các bác sĩ, chuyên gia y tế khuyến khích thực hiện nhằm phát hiện bệnh sớm, giúp kết quả điều trị được gia tăng, nâng cao tỷ lệ sống sót cho người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp chi tiết thông tin quan trọng xoay quanh dịch vụ này.
Tầm soát ung thư tuyến tiền liệt là gì?
Ung thư tuyến tiền liệt gây ra những triệu chứng như tiểu đêm, tiểu nhiều, tiểu đau buốt,…. Bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tâm lý người bệnh và có nguy cơ tử vong rất cao. Tuy nhiên, nếu được khám lâm sàng định kỳ, phát hiện sớm và xây dựng phác đồ chữa bệnh phù hợp thì hoàn toàn có khả năng chữa khỏi.
Tầm soát ung thư tuyến tiền liệt là tiến hành một loạt các xét nghiệm và thủ thuật y tế nhằm phát hiện các dấu hiệu ung thư hoặc tiền ung thư khi người bệnh vẫn xuất hiện triệu chứng lâm sàng.
Vì sao cần thực hiện tầm soát ung thư tuyến tiền liệt?
Ung thư tiền liệt tuyến là bệnh lý cấp tính hình thành do các tế bào bên trong tuyến tiền liệt phát triển không bình thường. Cũng giống các bệnh ung thư khác, ung thư tuyến tiền liệt trong giai đoạn đầu thường khó phát hiện, các triệu chứng bệnh không rõ ràng. Hầu hết các trường hợp phát hiện thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng khiến khối u xâm lấn sang các cơ quan lân cận như bàng quang, trực tràng, túi tinh, xương, phổi, gan,…
Chính vì vậy, dịch vụ tầm soát ung thư tuyến tiền liệt ra đời với mục đích giúp phát hiện bệnh sớm. Từ đó có phương pháp điều trị kịp thời, không chỉ nâng cao hiệu quả chữa bệnh giảm các biến chứng mà còn giảm được thời gian và chi phí điều trị.
Dấu hiệu cần thực hiện tầm soát ung thư tuyến tiền liệt
Để tránh trường hợp phát hiện bệnh khi đã đang trong giai đoạn cuối gây khó khăn trong điều trị, nếu nam giới thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng dưới đây cần nhanh chóng đến bệnh viện, các cơ sở y tế thăm khám và tầm soát bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
- Bị đau khi đi tiểu, đi tiểu khó khăn, đi tiểu ra máu hoặc hay đi tiểu đêm.
- Tiểu không tự chủ, bí tiểu cấp, tiểu rắt, tia nước tiểu nhỏ.
- Thường xuyên đau lưng, đau xương khớp, đau tầng sinh môn, chân tay phù nề.
- Xuất tinh ra máu, khó duy trì độ cương cứng của dương vật.
- Sụt cân, thiếu máu, chán ăn, cơ thể xanh xao, nhợt nhạt,…
Đối tượng cần thực hiện tầm soát ung thư tuyến tiền liệt
Thực hiện tầm soát cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Đặc biệt, nam giới ngoài 50 tuổi nếu nằm trong nhóm đối tượng sau đây cần định kỳ tầm soát hằng năm.
- Người có người thân trong gia đình đã bị ung thư tuyến tiền liệt.
- Người mắc bệnh lý liên quan đến niệu đạo.
- Những người thường gặp các hiện tượng như: Bị đau khi đi tiểu, đi tiểu khó khăn, đi tiểu ra máu hoặc hay đi tiểu đêm.
- Người đang gặp những dấu hiệu bất thường khi quan hệ như khó duy trì độ cương cứng của dương vật, có máu trong tinh dịch.
- Bị táo bón mãn tính hoặc các vấn đề liên quan đến đường ruột khác.
Rủi ro khi tầm soát ung thư tuyến tiền liệt
Tầm soát ung thư tuyến tiền liệt cần tiến hành nhiều phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán khác nhau. Điều này cũng dẫn đến một số rủi ro như nhiễm trùng, chảy máu, đau đớn cho người bệnh. Đặc biệt, một số xét nghiệm tác động tới bộ phận sinh dục khiến đời sống tình dục của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Một trong những rủi ro nghiêm trọng hơn chính là kết quả xét nghiệm PSA có thể sai. Hiện tại đã ghi nhận không ít trường hợp nam giới có kết quả âm tính giả hoặc dương tính giả. Cả 2 kết quả này đều sẽ tác động nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý người bệnh, bởi nếu dương tính giả, nam giới sẽ phải thực hiện thêm nhiều xét nghiệm không cần thiết khác gây tốn kém chi phí, nếu âm tính giả sẽ làm chậm trễ quá trình điều trị bệnh.
Vì vậy, một cách để giảm thiểu tối đa xác suất gặp rủi ro, nam giới cần lựa chọn đơn vị y tế tầm soát ung thư đáng tin cậy.
Trường hợp cần tạm hoãn tầm soát ung thư tuyến tiền liệt
Tầm soát ung thư cần tiến hành rất nhiều thủ thuật y khoa, đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ liên tục phải tiếp xúc với các thiết bị, máy móc và các hóa chất mới. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ điều kiện sức khỏe để đáp ứng thực hiện. Vậy nên, bác sĩ tổng hợp danh sách các đối tượng cần tạm hoãn thực hiện tầm soát ung.
- Những người trên cơ thể có thiết bị kiêm loại không thể tháo rời như vòng tránh thai, thiết bị tạo nhịp tim,… sẽ cần hoãn thực hiện chụp cộng hưởng từ. Bởi kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này ứng dụng từ trường, việc tiếp xúc thiết bị kim loại sẽ gây rối loạn từ trường, dẫn đến sai kết quả chụp chiếu. Thậm chí, sự nhiễu loạn tự trường này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.
- Trường hợp nam giới bị nhiễm trùng cấp, sốt cao không ngừng hoặc có triệu chứng bất thường khác sẽ cần tạm hoãn tầm soát ung thư cho đến khi cơ thể hồi phục bình thường.
- Phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu không nên chụp Xquang, CT hay MRI. Lý do bởi giai đoạn này, thai nhi vẫn còn rất yếu, tác động của tia X từ máy chụp Xquang, CT hay MRI sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Các phương pháp phổ biến tầm soát ung thư tuyến tiền liệt hiện nay
Dưới đây là những phương pháp được ứng dụng phổ biến trong quá trình tầm soát ung thư tuyến tiền liệt.
Khám qua trực tràng
Đây là phương pháp đơn giản và nhanh chóng nhất để phát hiện những bất thường của trực tràng. Cụ thể, bác sĩ sẽ đeo găng tay y tế, sau khi bôi trơn các đầu ngón tay sẽ đưa thẳng vào trực tràng nhằm kiểm tra tuyến tiền liệt.
Tuy nhiên, hiện nay phương pháp này không còn phổ biến vì khiến người bệnh khó chịu trong suốt quá trình kiểm tra. Hơn nữa cũng không giúp phát hiện được ung thư trong giai đoạn đầu.
Chụp cắt lớp trực tràng
Trong tầm soát bệnh ung thư tuyến tiền liệt, chụp cắt lớp trực tràng là phương pháp sàng lọc điển hình. Kết quả chụp cắt lớp trực tràng sẽ giúp bác sĩ phát hiện được tình trạng ung thư tuyến tiền liệt lên đến 70% ngay cả khi người bệnh không có bất cứ triệu chứng nào. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ gây cho người bệnh cảm giác khó chịu trong quá trình thực hiện.
Xét nghiệm PSA tầm soát ung thư
Tầm soát ung thư tiền liệt tuyến PSA là xét nghiệm phổ biến hiện nay nhờ ưu điểm mang lại kết quả chính xác cao. PSA là kháng nguyên tiết ra từ tế bào tuyến tiền liệt, nếu chỉ số PSA tăng cao từ 4.1 – 10 ng/ml chính là dấu hiệu quả ung thư. Qua đó, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết khác.
Ngoài ra, dựa vào kết quả xét nghiệm PSA, bác sĩ sẽ xác định được mức độ tế bào ung thư tuyến tiền liệt hiện tại thế nào, đã lây lan đến các bộ phận khác hay chưa. Từ đó cũng xác định được chính xác giai đoạn của ung thư.
Siêu âm
Kết quả từ phương pháp siêu âm vô cùng hữu ích trong quá trình tầm soát bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Hiện nay, có 2 phương pháp siêu âm được bác sĩ áp dụng gồm:
- Siêu âm trên xương mu: Phương pháp này có tác dụng thăm dò, phản ảnh được tình trạng của đường tiết niệu hiện tại đang bị ảnh hưởng thế nào bởi ung thư. Bên cạnh đó, siêu âm trên xương mu cũng giúp kiểm tra được kích thước của tuyến tiền liệt, phát hiện các yếu tố bất thường tại thành bàng quang, các khối u chèn ép khiến bể thận hoặc niệu quản giãn,…
- Siêu âm qua trực tràng: Phương pháp siêu âm qua trực tràng sẽ rõ nét hơn siêu âm qua xương mu. Đặc biệt có thể phát hiện được các khối u nhỏ từ 2 – 4mm đang hình thành trong tuyến tiền liệt..
Chụp MRI cộng hưởng từ
Phương pháp chụp cộng hưởng từ giúp xác định được chính xác mức độ lan rộng của các khối u ác tính trong tuyến tiền liệt, hậu môn và trực tràng. Chính vì vậy, phương pháp này thường được bác sĩ ứng dụng phổ biến trong tầm soát bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Sinh thiết tuyến tiền liệt
Trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt và các xét nghiệm trước cũng cho kết quả này, người bệnh sẽ được chỉ định sinh thiết tuyến tiền liệt. Phương pháp này sẽ cho kết quả chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
Tuy nhiên, việc thực hiện sinh thiết ung thư tuyến tiền liệt sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau trong thời gian ngắn. Vậy nên, để giảm bớt cảm giác này, bác sĩ sẽ gây tê các vùng nhất định.
Vietmec đầu tư mạnh tay vào hệ thống cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, máy móc đầy đủ, tân tiến nhằm đảm bảo hỗ trợ tầm soát ung thư tốt nhất như:
- Hệ thống máy chụp CT cắt lớp vi tính 128 dãy thương hiệu GE (Mỹ).
- Máy MRI chụp cộng hưởng từ Signa Creator 1.5 Tesla thương hiệu GE (Mỹ).
Máy chụp X quang Ecoray nhập khẩu trực tiếp Hàn Quốc. - Hệ thống máy xét nghiệm thương hiệu Abbott (Mỹ),…
Danh mục thủ thuật tầm soát ung thư tuyến tiền liệt tại Vietmec
Dưới đây là danh mục thủ thuật tầm soát ung thư tuyến tiền liệt tại Vietmec như sau:
STT | Danh mục thủ thuật | Mục đích thủ thuật |
I. Khám lâm sàng |
||
1 | Khám chuyên khoa Nội | Đo huyết áp, các chỉ số cơ thể, trao đổi tiền sử bệnh. |
2 | Khám Nam khoa | Khám cơ quan sinh dục và tình trạng sinh lý nam giới nhằm phát hiện thương tổn, u nhú. |
II. Chẩn đoán hình ảnh |
||
1 | Chụp X-quang số hóa phổi | Phát hiện các bất thường trong lồng ngực và các bệnh liên quan đến phổi như viêm phế quản, viêm phổi, khối u phổi, giãn phế quản, giãn phế nang. |
2 | Siêu âm hệ tiết niệu | Cung cấp hình ảnh về cấu trúc cơ quan sinh dục – tiết niệu của nam giới. |
3 | Chụp CT ổ bụng | Phát hiện được 55 – 70% ung thư tuyến tiền liệt trong trường hợp bệnh nhân không có triệu chứng cụ thể. |
III. Xét nghiệm sinh hóa |
||
1 | Tổng phân tích tế bào máu
(Cung cấp 22 thông số) |
Kiểm tra chỉ số hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Đánh giá tình trạng thiếu máu. Phát hiện bệnh rối loạn đông máu hoặc nhiễm trùng máu. |
2 | Định lượng Glucose | Nhằm đánh giá chỉ số đường máu trong cơ thể. |
3 | Định lượng (Urea + Creatinine) | Phát hiện các bệnh lý về thận như: Suy giảm chức năng thận, viêm cầu thận cấp, mãn hoặc suy thận. |
4 | Đo hoạt độ ALT (GPT) và hoạt độ AST (GOT) | Chẩn đoán bệnh lý về gan và mật: Viêm gan cấp tính – mãn tính, tổn thương nhu mô gan. |
5 | Tổng phân tích nước tiểu
(11 thông số) |
Phát hiện các bệnh đường tiết niệu, thận, gan, sỏi mật, sỏi thận. |
IV. Xét nghiệm tầm soát ung thư |
||
1 |
PSA Total và PSA Tự do | Phát hiện ung thư tiền liệt tuyến. |
Lưu ý khi thực hiện dịch vụ tầm soát bệnh ung thư tuyến tiền liệt
Để buổi tầm soát bệnh ung thư tuyến tiền liệt diễn ra nhanh chóng, an toàn và đảm bảo kết quả chuẩn xác nhất, các bác sĩ tại Vietmec khuyến nghị người bệnh một số vấn đề dưới đây:
- Nhịn ăn sáng trước khi đến buổi xét nghiệm, đặc biệt đối với trường hợp cần tiêm thuốc cản quang sẽ cần nhịn ăn trước 4 tiếng.
- Không đeo các trang sức hoặc mặc các loại trang phục có nhiều kim loại.
- Nên đi cùng người thân để phòng trường hợp cần tiêm thuốc tê trong quá trình xét nghiệm tầm soát.
- Thực hiện đầy đủ các danh mục thủ thuật cần thiết bác sĩ chỉ định để đảm bảo có kết quả tầm soát chuẩn xác nhất.
Việc thực hiện tầm soát ung thư tuyến tiền liệt vô cùng quan trọng để bạn chủ động nắm bắt tình trạng sức khỏe của bản thân. Đồng thời, việc lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín, chất lượng cũng là vấn đề hết sức quan trọng. Vậy nên, nếu có nhu cầu thực hiện tầm soát ung thư tuyến tiền liệt, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Vietmec qua hotline 024 3212 3133 để được tư vấn chi tiết nhất.
Quy trình thực hiện dịch vụ tầm soát bệnh ung thư tuyến tiền liệt tại Vietmec
Vietmec cung cấp dịch vụ tầm soát ung thư tuyến tiền liệt với quy trình tối giản nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ nhất. Cụ thể như sau:
Bước 1: Đặt lịch
Liên hệ đặt lịch thăm khám với hệ thống Vietmec thông qua form hoặc hotline 024 3212 3133.
Bước 2: Xác nhận lịch
Tư vấn viên xác nhận đặt lịch với cơ sở y tế đã đăng ký theo nhu cầu của người thăm khám. Với trường hợp đặt thông qua form có sẵn trên hệ thống, người đặt lịch sẽ được liên hệ lại để xác nhận trong khoảng 1 - 2 giờ.
Bước 3: Tới cơ sở y tế
- Nên lựa chọn quần áo thuận tiện cho việc thăm khám. Bệnh nhân tới cơ sở y tế thăm khám, làm thủ tục tại quầy thông tin của bệnh viện hoặc phòng khám theo hướng dẫn của nhân viên.
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân và tình trạng sức khỏe kèm sổ BH nếu có.
Bước 4: Thăm khám chi tiết
- Lấy số sắp xếp thứ tự và đợi thăm khám.
- Bệnh nhân thăm khám lâm sàng với các bác sĩ, kiểm tra tình trạng sức khỏe hiện tại, trao đổi thông tin về những dấu hiệu bất ngờ đang gặp phải.
- Chuyển sang khu vực siêu âm, chụp X-quang, CT Scan, MRI.
- Xét nghiệm tế bào/máu, định lượng Glucose, định lượng (Urea + Creatinine), đo hoạt độ ALT (GPT) và hoạt độ AST (GOT), tổng phân tích nước tiểu (11 thông số), xét nghiệm PSA Total và PSA Tự do.
Bước 5: Đợi kết quả
Sau khi hoàn tất thủ tục, người thăm khám nhận kết quả trong vòng 1 ngày. Cũng có một số hạng mục thăm khám sẽ trả kết quả chỉ sau khoảng 2 - 3 giờ.
Bước 6: Bác sĩ đọc kết quả
Quay trở về phòng tư vấn để bác sĩ đọc kết quả chẩn đoán. Với trường hợp có dấu hiệu hoặc nguy cơ ung thư sẽ chỉ định nhập viện điều trị.
Bước 7: Thanh toán chi phí tầm soát.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!