Gói Dịch Vụ Vắc Xin Cho Trẻ Từ 0 Đến 24 Tháng Tuổi

Gói vắc xin cho trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi được xây dựng với đầy đủ các mũi tiêm cần thiết nhằm giúp trẻ chủ động phòng bệnh như lao, tiêu chảy, ho gà, bạch hầu, uốn ván, HIB, bại liệt, viêm gan B, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi, viêm tai giữa, cúm, sởi - quai bị - rubella,...

Để đảm bảo sức khỏe cho con trong những năm tháng đầu đời và xây dựng hệ thống miễn dịch vững chắc khi lớn lên, bố mẹ cần tiến hành tiêm chủng định kỳ theo hướng dẫn của các bác sĩ. Đây chính là lý do gói vắc xin cho trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi được xây dựng. Gói dịch vụ triển khai đầy đủ các mũi tiêm, bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ bị vi khuẩn, virus tấn công và ngăn ngừa mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Định nghĩa gói vắc xin cho trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi

Tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh là phương pháp tiến hành đưa các chế phẩm có chứa kháng nguyên vào cơ thể nhằm chống lại sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn, virus gây bệnh.

Gói vắc xin cho trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi là gói tiêm được xây dựng với đầy đủ các mũi tiêm cần thiết nhằm giúp trẻ chủ động phòng bệnh như lao, tiêu chảy (do virus rota), ho gà, bạch hầu, uốn ván, HIB, bại liệt, viêm gan B, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi, viêm tai giữa, cúm, sởi – quai bị – rubella,…

vac xin cho tre tu 0 den 24 thang tuoi
Tiêm vắc xin giúp trẻ phòng chống được nhiều bệnh

Vì sao cần tiêm vắc xin cho trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi

Từ 0 – 24 tháng là khoảng thời gian nhạy cảm bởi hệ miễn dịch của bé vẫn chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, môi trường bên ngoài lại tồn tại rất nhiều yếu tố gây bệnh, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe của trẻ. Vậy nên, việc chủ động tiêm chủng vắc xin sẽ cung cấp kháng nguyên, tạo kháng thể tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, cúm, sởi – quai bị – rubella,…

Đặc biệt, nhờ tránh được bệnh tật nguy hiểm nên trẻ có thể phát triển khỏe mạnh, giảm nguy cơ dị tật hoặc các di chứng ảnh hưởng đến thể chất và trí tuệ.

Rủi ro khi vắc xin cho trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi

Tiêm vắc xin là biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, trên thực tế, bất cứ loại vắc xin nào cũng tiềm ẩn một số nguy cơ nhất định. Đặc biệt, ở trẻ em, sau khi tiêm vắc xin có thể phải đối diện với một số phản ứng bất lợi như:

  • Sốt nhẹ: Đây là phản ứng xảy ra rất phổ biến ở trẻ sau khi tiêm phòng. Mẹ không cần quá lo lắng vì đây là dấu hiệu cơ thể trẻ đang phản ứng với vắc xin và có thể tự khỏi sau 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, nếu sốt cao trên 39 độ và sốt kéo dài, ba mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời.
  • Dị ứng: Sau khi tiêm vắc xin, trẻ có thể nổi ban đỏ, mề đay hoặc ngứa toàn thân. Lúc này, ba mẹ cần đưa trẻ đến phòng khám, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bôi hoặc thuốc uống chống dị ứng cho con.
  • Vết tiêm sưng đỏ, tấy đau: Đây cũng là dấu hiệu thường gặp ở trẻ nhỏ sau khi tiêm vắc xin. Thường cơn đau và sưng tấy kéo dài trong 3 – 5 ngày. Ba mẹ chú ý giữ sạch vệ sinh thân thể con, không đắp các loại lá hay bôi thuốc lạ sẽ tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, lở loét.
  • Các phản ứng khác: Trong một số trường hợp, trẻ có thể có những phản ứng nặng như tai biến thần kinh, viêm não, viêm hạch,… đe dọa đến tính mạng.

Rủi ro khi vắc xin cho trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi tuy không nhiều nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Để hạn chế tối đa tình trạng này, ba mẹ cần đưa con đến tiêm vắc xin tại các đơn vị bệnh viện, hệ thống y tế uy tín, tuân thủ nghiêm tắc những hướng dẫn mà bác sĩ đưa ra.

Trường hợp cần tạm hoãn tiêm vắc xin cho trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi

Mỗi loại vắc xin sẽ chống chỉ định với nhóm trẻ khác nhau, Vậy nên, trước khi đưa con đi tiêm, ba mẹ cần tìm hiểu kỹ xem con có thuộc đối tượng tiêm phòng hay không. Một số trường hợp cần tạm hoãn tiêm vắc xin cho trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi như:

  • Trẻ sinh non, cân nặng dưới 2000g cần tạm thời lùi lịch tiêm phòng.
  • Trẻ đang mắc các bệnh cấp tính, có biểu hiện sốt cao trên 37.5 độ C hoặc thân nhiệt hạ xuống dưới 35.5 độ C,, tiêu chảy, ho, sổ mũi.
  • Trẻ mắc bệnh liên quan tới miễn dịch.
  • Trẻ bị dị ứng với thành phần hoạt chất trong vắc xin.
  • Trẻ mắc các bệnh bẩm sinh mãn tính ở phổi, tim, hệ tiêu hóa, máu, ung thư,… cần thực hiện khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin.
  • Trẻ có dấu hiệu suy giảm chức năng hô hấp, suy gan thận, suy tuần hoàn, suy tim,….
  • Trẻ đang hoặc mới kết thúc liệu trình điều trị bệnh bằng Corticoid liều cao, trẻ xạ trị hoặc hóa trị trong vòng 14 ngày cũng cần tạm hoãn tiêm vắc xin.
vac xin cho tre tu 0 den 24 thang tuoi
Tạm hoãn tiêm khi trẻ bị dị ứng với thành phần hoạt chất trong vắc xin

Phương pháp thực hiện trong gói vắc xin cho trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi

Hiện nay, phương pháp tiêm vắc xin cho trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi tại các bệnh viện, phòng khám hoặc hệ thống y tế lớn đều cần đảm bảo tiến hành đủ một số mũi tiêm sau:

Tiêm phòng lao

Bệnh lao do trực khuẩn Mycobacterium Tuberculosis gây ra, có thể lây truyền qua đường không khí. Khi mắc bệnh, trẻ có thể gặp biến chứng về phổi, lan sang xương, hệ thần kinh, màng não, tim, hạch bạch huyết,… Vậy nên, trẻ sơ sinh nếu có chỉ số phát triển ổn định, cân nặng trên 2000g thì trong vòng 24 tiếng đầu sau sinh sẽ được tiêm 1 mũi vắc xin phòng bệnh lao.

Tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh Sởi – bệnh Quai bị – bệnh Rubella

Đây là mũi tiêm vô cùng quan trọng đối với trẻ nhỏ, không chỉ tạo miễn dịch phòng ngừa bệnh cho trẻ mà còn ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm nếu không may mắc phải. Thông thường, trẻ nhỏ đủ 12 tháng tuổi nên được tiêm vắc xin này với 2 liều, liều tiêm tiếp theo được thực hiện trong giai đoạn 4 – 6 tuổi.

Tiêm vắc xin thủy đậu

Thủy đậu gây xuất hiện những nốt tròn đỏ trên toàn thân, phát triển thành mụn nước kèm theo triệu chứng đau đầu, sốt, chán ăn, mệt mỏi,… Bệnh có thể lây truyền qua hô hấp hoặc lấy gián tiếp khi sử dụng chung đồ. Nếu không được phòng ngừa, điều trị sẽ dẫn đến nhiễm trùng, viêm màng não, xuất huyết,… Bệnh được phòng ngừa hiệu quả thông qua tiêm vắc xin. Đối với những trẻ từ 12 – 18 tháng tuổi sẽ tiêm 1 mũi, trẻ từ 19 – 13 tháng tuổi sẽ tiêm 1 mũi, trong trường hợp trên 13 tuổi chưa từng bị thủy đậu sẽ tiêm 2 mũi và mỗi mũi sẽ cách nhau 4 – 8 tuần.

Bên cạnh đó, trong gói vắc xin cho trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi sẽ cung cấp nhiều mũi tiêm phòng bệnh khác như cúm, tiêu chảy, viêm màng não,…. Phụ huynh cần trao đổi kỹ với bác sĩ để được hướng dẫn lịch trình tiêm chuẩn xác, giúp phát huy công dụng bảo vệ sức khỏe của bé tốt nhất.

Danh mục các gói vắc xin cho trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi

Hiện tại, Hệ thống Y tế Vietmec đang triển khai vắc xin cho trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi với nhiều gói khám tiêu chuẩn và nâng cao, đồng thời các gói được chia nhỏ thành từng giai đoạn phát triển của con, cha mẹ có thể tham khảo để lựa chọn được gói khám phù hợp nhất.

 
Gói vắc xin cho trẻ từ 0 đến 12 tháng tuổi
STT Mũi tiêm phòng bệnh Tên vắc xin Nước sản xuất Gói
Tiêu chuẩn Nâng cao
1 Khám chuyên khoa nhi Đánh giá tình hình trẻ phát triển 8 lần 8 lần
2 Khám dinh dưỡng Đánh giá chế độ dinh dưỡng và xây dựng lại khoa học hơn 2 lần 2 lần
3 Phòng lao BCG Việt Nam 1 mũi 1 mũi
4 Tiêu chảy (do virus rota) Rotarix GSK/Bỉ 2 mũi 2 mũi
5 Ho gà, bạch hầu, uốn ván, HIB, bại liệt, viêm gan B Infanrix Hexa Bỉ 3 mũi 3 mũi
Hexaxim Pháp 3 mũi 3 mũi
6 Nhiễm trùng, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi, viêm tai giữa Synflorix GSK/Bỉ 4 mũi 4 mũi
7 Cúm Vaxigrip Sanofi/Pháp 2 mũi 2 mũi
8 Sởi Mvvac Polyvac/Việt Nam 1 mũi 1 mũi
9 Sởi – Quai bị – Rubella MMR-II MSD/Mỹ 1 mũi 1 mũi
10 Viêm màng não (do mô cầu tuýp B và tuýp C) VA Mengoc BC Finlay/Cu Ba 2 mũi 2 mũi
11 Thủy đậu Varivax MSD/Mỹ 1 mũi 1 mũi
12 Viêm não Nhật Bản Imojev Thái Lan 1 mũi 1 mũi
13 Viêm màng não, bệnh nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi (do não mô cầu khuẩn C, A, W, Y Menactra Mỹ 0 mũi 2 mũi
Tổng liều tiêm 18 20

 

 
Gói vắc xin cho trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi
STT Mũi tiêm phòng bệnh Tên vắc xin Nước sản xuất Gói
Tiêu chuẩn Nâng cao
1 Khám chuyên khoa nhi Đánh giá tình hình trẻ phát triển 15 lần 15 lần
2 Khám dinh dưỡng Đánh giá chế độ dinh dưỡng và xây dựng lại khoa học hơn 4 lần 4 lần
3 Phòng lao BCG Việt Nam 1 mũi 1 mũi
4 Tiêu chảy (do virus rota) Rotarix GSK/Bỉ 2 mũi 2 mũi
5 Ho gà, bạch hầu, uốn ván, HIB, bại liệt, viêm gan B Infanrix Hexa Bỉ 4 mũi 4 mũi
Hexaxim Pháp 4 mũi 4 mũi
6 Nhiễm trùng, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi, viêm tai giữa Synflorix GSK/Bỉ 4 mũi 4 mũi
7 Cúm Vaxigrip Sanofi/Pháp 3 mũi 3 mũi
8 Sởi Mvvac Polyvac/Việt Nam 1 mũi 1 mũi
9 Sởi – Quai bị – Rubella MMR-II MSD/Mỹ 1 mũi 1 mũi
10 Viêm màng não (do mô cầu tuýp B và tuýp C) VA Mengoc BC Finlay/Cu Ba 2 mũi 2 mũi
11 Thủy đậu Varivax MSD/Mỹ 2 mũi 2 mũi
12 Viêm não Nhật Bản Imojev Thái Lan 2 mũi 2 mũi
13 Thương hàn Typhoid Vi Davac/Việt Nam 1 mũi 1 mũi
14 Viêm màng não, bệnh nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi (do não mô cầu khuẩn C, A, W, Y Menactra Mỹ 0 mũi 2 mũi
Tổng liều tiêm 23 25

 

 
Gói vắc xin cho trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi
STT Mũi tiêm phòng bệnh Tên vắc xin Nước sản xuất Gói
Tiêu chuẩn Nâng cao
1 Khám chuyên khoa nhi Đánh giá tình hình trẻ phát triển 8 lần 8 lần
2 Khám dinh dưỡng Đánh giá chế độ dinh dưỡng và xây dựng lại khoa học hơn 2 lần 2 lần
3 Ho gà, bạch hầu, uốn ván, HIB, bại liệt, viêm gan B Infanrix Hexa Bỉ 1 mũi 1 mũi
Hexaxim Pháp 1 mũi 1 mũi
4 Nhiễm trùng, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi, viêm tai giữa Synflorix GSK/Bỉ 2 mũi 2 mũi
5 Cúm Vaxigrip Sanofi/Pháp 3 mũi 3 mũi
6 Sởi Mvvac Polyvac/Việt Nam 1 mũi 1 mũi
7 Sởi – Quai bị – Rubella MMR-II MSD/Mỹ 1 mũi 1 mũi
8 Viêm màng não (do mô cầu tuýp B và tuýp C) VA Mengoc BC Finlay/Cu Ba 2 mũi 2 mũi
9 Thủy đậu Varivax MSD/Mỹ 2 mũi 2 mũi
10 Viêm não Nhật Bản Imojev Thái Lan 2 mũi 2 mũi
11 Viêm màng não, bệnh nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi (do não mô cầu khuẩn C, A, W, Y Menactra Mỹ 0 mũi 2 mũi
Tổng liều tiêm 15 17

 

 
Gói vắc xin cho trẻ từ 12 đến 24 tháng tuổi
STT Mũi tiêm phòng bệnh Tên vắc xin Nước sản xuất Gói
Tiêu chuẩn Nâng cao
1 Khám chuyên khoa nhi Đánh giá tình hình trẻ phát triển 6 lần 6 lần
2 Khám dinh dưỡng Đánh giá chế độ dinh dưỡng và xây dựng lại khoa học hơn 3 lần 3 lần
3 Ho gà, bạch hầu, uốn ván, HIB, bại liệt, viêm gan B Infanrix Hexa Bỉ 1 mũi 1 mũi
Hexaxim Pháp 1 mũi 1 mũi
4 Nhiễm trùng, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi, viêm tai giữa Synflorix GSK/Bỉ 1 mũi 1 mũi
5 Cúm Vaxigrip Sanofi/Pháp 1 mũi 1 mũi
6 Sởi Mvvac Polyvac/Việt Nam 1 mũi 1 mũi
7 Sởi – Quai bị – Rubella MMR-II MSD/Mỹ 1 mũi 1 mũi
8 Thủy đậu Varivax MSD/Mỹ 2 mũi 2 mũi
9 Viêm não Nhật Bản Imojev Thái Lan 1 mũi 1 mũi
10 Thương hàn Typhoid Vi Davac/Việt Nam 1 mũi 1 mũi
11 Viêm màng não, bệnh nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi (do não mô cầu khuẩn C, A, W, Y Menactra Mỹ 0 mũi 2 mũi
Tổng liều tiêm 15 17

Lưu ý khi vắc xin cho trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi

Để đảm bảo quá trình tiêm vắc xin cho trẻ hiệu quả và an toàn, bác sĩ tại Vietmec đưa ra một số vấn đề quan trọng mà ba mẹ cần lưu ý như sau:

Trước khi tiêm vắc xin:

  • Mẹ cần cho con bú sữa trước khi tiêm vắc xin, nhưng chú ý không để bé uống quá no hoặc quá đói.
  • Tắm rửa sạch sẽ cho con trước khi đến phòng khám tiêm vắc xin.
  • Mẹ cho con mặc các trang phục đơn giản, giúp bác sĩ dễ dàng thao tác trong quá trình tiêm phòng.
  • Khi đi, ba mẹ mang theo đầy đủ các loại hồ sơ, giấy tờ khám bệnh, đặc biệt là sổ tiêm chủng trong thời gian trước đó.
  • Ba mẹ trao đổi kỹ với bác sĩ về tình trạng sức khỏe, các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng, tiền sử dị ứng của con và tiền sử di truyền của gia đình,

Sau khi tiêm vắc xin:

  • Sau khi tiêm chủng, ba mẹ cho trẻ ở lại phòng khám để theo dõi trong vòng 30 phút. Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu phản ứng với vacxin, bác sĩ có thể xử lý kịp thời.
  • Khi về nhà, quan sát kỹ trẻ ít nhất 24 tiếng sau khi tiêm chủng về các phương diện như tinh thần, triệu chứng tại chỗ tiêm, giấc ngủ, nhịp thở, bú sữa,…
  • Tránh chạm vào vết tiêm vắc xin khi bế, không chườm nóng, không xoa dầu, không đắp khoai tây hay bất cứ thứ gì lên đó vì có thể dẫn đến nhiễm trùng.
  • Đối với một số mũi vắc xin, sau khi tiêm xong trẻ có hiện tượng sốt, sưng vết tiêm,… mẹ tuyệt đối không đắp lá thuốc hay cho trẻ uống bất cứ loại thuốc nào. Trong trường hợp sốt cao kéo dài, trẻ quấy khóc li bì, co giật, bỏ bú,… cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được thăm khám và có phương pháp xử lý an toàn.

Tiêm vacxin là việc làm vô cùng cần thiết nhằm bảo vệ con trước những tác nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu ba mẹ cần thêm thông tin và đăng ký gói vắc xin cho trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi, hãy liên hệ với Vietmec qua hotline 024 3212 3133 để được bác sĩ tư vấn.

Quy trình dịch vụ tiêm vắc xin cho trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi tại Vietmec

Gói dịch vụ vắc xin cho trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi tại hệ thống Vietmec được thực hiện với quy trình đơn giản, nhanh gọn như sau:

Bước 1: Đặt lịch

Liên hệ đặt lịch thăm khám với hệ thống Vietmec thông qua form hoặc hotline 024 3212 3133.

Bước 2: Xác nhận lịch

Tư vấn viên xác nhận đặt lịch với cơ sở y tế đã đăng ký theo nhu cầu của người thăm khám. Với trường hợp đặt thông qua form có sẵn trên hệ thống, người đặt lịch sẽ được liên hệ lại để xác nhận trong khoảng 1 - 2 giờ.

Bước 3: Tới cơ sở y tế

  • Bệnh nhân tới cơ sở y tế thăm khám, làm thủ tục tại quầy thông tin của bệnh viện hoặc phòng khám theo hướng dẫn của nhân viên.
  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân và tình trạng sức khỏe kèm sổ BH nếu có.

Bước 4: Thăm khám và thực hiện mũi tiêm

  • Lấy số sắp xếp thứ tự và đợi thăm khám.
  • Trẻ được thăm khám lâm sàng với các bác sĩ, kiểm tra tình trạng sức khỏe hiện tại, trao đổi thông tin về sức khỏe hiện tại.
  • Thực hiện các phương pháp nội soi, chẩn đoán hình ảnh để tầm soát sức khỏe tổng thể.
  • Tiến hành tiêm các mũi vắc xin theo gói đăng ký và trao đổi với bác sĩ về lịch tiêm các mũi tiếp theo.

Bước 5: Thanh toán chi phí gói vắc xin cho phụ nữ trước mang thai

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android