Top 12 Bài Thuốc Dân Gian Chữa Bệnh Viêm Khớp Hiệu Quả
Hiện nay, viêm khớp là chứng bệnh phổ biến gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Nếu không được chữa trị kịp thời, bạn sẽ gặp nhiều hệ quả nguy hiểm. Cùng tìm hiểu ngay top 12 bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp hiệu quả nhất qua bài viết dưới đây.
Top 12 bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp
Có rất nhiều phương pháp phòng ngừa và chữa trị bệnh viêm khớp như: Dùng thuốc Tây, can thiệp ngoại khoa, sử dụng thực phẩm chức năng. Tuy nhiên bài thuốc dân gian vẫn được nhiều người tìm kiếm và áp dụng vì cách này đơn giản, dễ thực hiện, an toàn và gần như không có tác dụng phụ. Tìm hiểu ngay 12 bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp dưới đây:
Lá lốt
Lá lốt là loại rau thường được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày, bên cạnh đó đây còn là vị thuốc có tác dụng chữa được nhiều loại bệnh khác nhau. Theo như nghiên cứu, lá lốt chứa chất kháng viêm, kháng khuẩn và giảm đau tốt nên có thể dùng trong các trường hợp đau nhức xương khớp, nổi mụn nhọt, ra mồ hôi ở tay chân. Ngoài ra với tính ấm, loại lá này còn có khả năng kích thích quá trình lưu thông máu, hạn chế tình trạng co cứng khớp, điều trị các chứng bệnh viêm khớp và cải thiện khả năng vận động.
Cách thực hiện:
- Người dùng ngâm lá lốt với nước muối pha loãng rồi rửa sạch và phơi khô.
- Mỗi lần dùng bạn lấy khoảng 5 -10 gam, cho vào ấm có chứa 600 ml nước lọc, tiến hành đun sôi trong 10 phút.
- Sau đó bạn đậy kín nắp và đậy nguyên liệu trong khoảng 20 phút.
- Chỉ lấy phần nước,
- bỏ phần bã, chia làm 2 – 3 lần uống mỗi ngày.
Sử dụng quả đu đủ
Từ lâu dân gian đã truyền tai nhau mẹo chữa bệnh viêm khớp bằng quả đu đủ. Theo như nghiên cứu, trong đu đủ có chứa nhiều Magie, Kali, Canxi là các chất tốt cho xương khớp. giúp tiêu hóa đạm nhanh chóng cho người bệnh. Ngoài ra, các Papain trong loại quả này có khả năng ức chế các vi khuẩn gây nên tình trạng viêm khớp. Những người bị viêm, thoái hóa khớp, đau nhức xương có thể áp dụng cách thực hiện sau:
- Chuẩn bị quả đu đủ xanh mới hái cùng với 30 gam mễ nhân còn sống, đường trắng và 2 bát nước sạch.
- Loại bỏ vỏ đu đủ, rửa sạch và thái thành từng miếng nhỏ.
- Bạn cho phần đu đủ này vào nồi cùng nước và mễ nhân, đun lửa nhỏ, đều tay đến khi chín mềm, cho đường vào.
- Nên ăn đu đủ và mễ nhân khi còn ấm, sau các bữa ăn và sử dụng liên tục để kết quả điều trị tốt nhất.
Dùng lá ngải cứu
Ngải cứu hay còn có tên khác là ngải diệp, thuốc cao hay thuốc cứu, được biết đến là nguyên liệu trong các bài thuốc Đông y chữa trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Trong lá ngải cứu chứa nhiều tinh dầu, có khả năng gây tê nhẹ và làm giảm các cơn đau nhức. Bên cạnh đó, chất đắng trong dược liệu này mang đến tác dụng kháng viêm, cải thiện tình trạng sưng và nóng đỏ khớp do các bệnh viêm khớp gây ra.
Theo Đông y, ngải cứu có tính ấm làm tăng khí huyết, điều hòa kinh nguyệt, chữa đau bụng, cầm máu, an thai, vậy nên kể cả khi không bị các vấn đề về xương khớp, bạn hoàn toàn có thể sử dụng loại lá này để cải thiện tình hình sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Cách sử dụng:
- Bạn chuẩn bị 1 bó ngải cứu tươi hoặc khô tùy ý, rửa sạch để loại bỏ hết bụi bẩn và tạp chất.
- Tiếp theo cho ngải cứu vào ấm có chứa 500ml nước vào đun khoảng 20 phút.
- Sau đó bạn chắt lấy phần nước chia thành 3 lần uống trong ngày.
Quả cà tím
Cà tím còn được biết đến với tên gọi cà dái dê, thường được dùng làm món ăn hàng ngày. Trong cà tím không chứa Cholesterol hoặc chất béo bão hòa, tốt cho bệnh nhân tim mạch. Ngoài ra, các chất dinh dưỡng, vitamin, chất xơ và chất chống oxy hóa có trong loại quả này có tác dụng bảo vệ tế bào, tăng năng lượng và phòng tránh được nhiều chứng bệnh khác nhau.
Cà tím có tính hàn, vị ngọt, chứa các hoạt chất như Nightshade soda, muối khoáng có khả năng chống ung thư, tiêu viêm, giảm đau nhức và sưng tấy, do đó thường được dùng để điều trị các bệnh về xương khớp.
Cách thực hiện:
- Người bệnh chuẩn bị 1 quả cà tím cắt bỏ cuống, sau đó rửa sạch và thái thành khúc khoảng 0.5 cm.
- Bạn đun sôi một ít nước lọc, rồi thả cà tím đã chuẩn bị vào đun cùng, đậy kín nắp. Nhớ ngân cà tím trong nồi cho đến khi nguội hẳn.
- Cuối cùng, chắt phần nước này cho vào chai thủy tinh để uống dần, chú ý bảo quản kỹ với nhiệt độ thấp.
Cây thiên hy
Cây thiên hy có tên tiếng Anh là Siegesbeckia orientalis L, dân gian thường gọi là cỏ đĩ, niêm hồ thái, hy kiểm thảo, chư cao, chó đẻ…. Theo Y học cổ truyền, cây thiên hy có tác dụng trị nhiều chứng bệnh khác nhau như: Chân tay tê dại, đau nhức xương, mỏi lưng gối,… Trong loại cây này có chứa hàm lượng lớn chất Darutin và các chất đắng Daturosid, Orientin,… có khả năng kháng viêm, giảm huyết áp,hỗ trợ lưu thông máu và giãn cơ hiệu quả.
Thiên hy thường được dùng để chữa trị các bệnh lý về xương khớp như: Gout, thoái hóa cột sống, đau lưng, vai gáy, đầu gối,… Ngoài ra, một số công dụng của cây phải kể đến là: Hỗ trợ điều trị mất tiếng do cảm gió, chữa mụn nhọt, chữa bệnh cảm, đau đầu, mất ngủ, tăng huyết áp,…
Đối với người bị viêm xương khớp, có thể yên tâm sử dụng cây thiên hy theo cách sau:
- Bạn chuẩn bị khoảng 100 gam thiên hy đã phơi khô cùng 50 gam thiên niên kiện, 1 lít rượu trắng và đường.
- Rửa sạch hai loại thảo dược vừa chuẩn bị và để ráo nước, cho vào nồi, sau đó cho thêm đường và rượu để nấu lên.
- Bạn nên đun lửa nhỏ và đều tay để thành dạng cô đặc, tiếp đó cho vào lọ thủy tinh và bảo quản nơi khô ráo.
- Mỗi ngày người bệnh dùng cao thiên hy pha với 1 chén nước nhỏ, uống vào buổi trưa và tối trước bữa ăn. Sử dụng đến khi tình trạng sức khỏe tốt có thể dùng lại.
Sử dụng rễ cây trinh nữ
Cây trinh nữ hay có tên gọi khác là cây xấu hổ, cỏ thẹn, cây mắc cỡ, thường được dùng làm nguyên liệu cho các bài thuốc Đông y chữa bệnh thấp khớp, đau nhức xương khớp, đau lưng.
Trong loại cây này có chứa hoạt chất crinamindine, flavonoid, alkaloid, selen, crocetin, minosin, adrenalin,… giúp chống viêm, kháng khuẩn, ổn định huyết áp. Vì vậy cây trinh nữ thường được dùng để chữa vết rắn cắn, chống co giật, giảm lo âu, căng thẳng, suy nhược thần kinh, chữa các bệnh về gan, dạ dày và đặc biệt tốt cho người bị viêm khớp.
Cách sử dụng:
- Người bị bệnh xương khớp sử dụng 30 gam rễ cây rửa sạch, phơi khô và thái mỏng, tiếp đó tẩm cùng với rượu và sao thơm lên.
- Bạn cho dược liệu này cùng 400ml nước và sắc cô đặc lại còn 100ml thì tắt bếp.
- Nên chia thành 2 phần để uống trong ngày hoặc bạn có thể nấu nhiều để cô thành cao và dùng trong nhiều lần cùng với rượu để giảm đau nhức xương khớp.
Mật ong và bột quế chữa bệnh viêm đa khớp
Mật ong và quế là một trong những sự kết hợp hiệu quả cho các vấn đề về xương khớp, tim mạch. Theo nghiên cứu, mật ong có chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, chống oxy hóa, bảo vệ các gốc tế bào tự do và cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, bột quế cũng mang lại nhiều tác dụng trong việc ức chế vi khuẩn, trừ cảm cúm, chữa bệnh tiêu chảy, chống đau cơ.
Khi dùng mật ong và bột quế sẽ có khả năng đánh bay mụn trứng cá, tăng cường hệ miễn dịch, giảm đau khớp, trị nhiễm trùng bàng quang, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, trị hôi miệng và giảm cân. Nếu đang bị các vấn đề về xương khớp, đặc biệt là viêm khớp, bạn có thể áp dụng cách làm dưới đây:
- Bạn chuẩn bị 2 thìa mật ong và 1 thìa bột quế pha với 1 cốc nước ấm và uống vào sáng – tối sau khi ăn.
- Hoặc có thể pha hỗn hợp thành dạng sệt và đắp lên vùng bị đau nhức, massage đều để nhanh chóng đẩy lùi cơn đau.
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc là bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp được nhiều người thực hiện và mang đến hiệu quả cao. Hoa cúc thường mang lại nhiều công dụng như: trị chứng chóng mặt, đau mắt, đau dạ dày, mất ngủ, ngăn ngừa tế bào ung thư, làm đẹp,… Trong loại thảo dược này có chứa chất chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau, vì vậy rất tốt cho những người bị đau nhức xương khớp.
Cách thực hiện:
- Bạn dùng khoảng 6 – 8 nụ hoa cúc và nước ấm, tráng qua nước đầu và pha nước thứ hai trong 3 – 5 phút.
- Nên uống trà khi còn nóng ấm, mỗi ngày 1 – 2 tách sau bữa ăn để giảm các dấu hiệu sưng đau xương khớp.
Gừng và muối
Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, Kali, Canxi, Photpho, Magie ngăn chặn các tế bào tự do và giảm đau nhức xương khớp. Việc kết hợp gừng và muối có thể giảm sưng đỏ, hỗ trợ lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể, sử dụng thường xuyên sẽ giúp người bệnh cải thiện tình hình sức khỏe.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị 1 củ gừng tươi, rửa sạch và dập nát.
- Cho 2 thìa muối sạch vào nồi có chứa khoảng 2 lít nước, đun đến khi nhiệt độ lên 60 độ C thì thả gừng vào.
- Sau đó bạn lấy nước này ngâm chân từ 15 -30 phút để trị các chứng bệnh đau khớp ở cổ chân, tay.
Cây tướng quân
Cây tướng quân hay còn có tên là Náng hoa trắng, chuối nước, tỏi lơi, thuộc dòng thân thảo, được dùng làm dược liệu cho các bài thuốc dân gian và Đông y. Với các thành phần như Ambelin, Vitamin, Crinamin, Lycorin, Các hợp chất kiềm, loại cây này được dùng để trị các bệnh như: Đau răng, đau họng, lở loét tay chân, giảm phì tuyến tiền liệt, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, khó tiêu, đặc biệt là chữa đau nhức xương khớp.
Người bị viêm khớp có thể cải thiện nhanh chóng các cơn đau bằng cách sau:
- Chuẩn bị 30 gam lá tướng quân tươi, không bị sâu bệnh cùng 20 gam dạ cẩm.
- Bạn đem các loại thảo dược này rửa sạch, để ráo nước.
- Sau đó cho vào giã nát, lấy phần bã đắp vào vùng đau nhức.
- Hoặc bạn có thể cho muối, rượu gạo vào các loại dược liệu trên và sao khô rồi đem đắp lên chỗ đau.
- Người bệnh nên kiên trì thực hiện đều đặn để đạt được hiệu quả cao.
Cỏ xước
Cỏ xước là loại cỏ dại nhưng có rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Dân gian truyền tai nhau loại cỏ này trong các bài thuốc chữa xương khớp, tim mạch, sỏi thận, tiểu đường và huyết áp.
Trong cỏ xước có chứa các chất như: saponin, muối kali, ecdysterone, inokosteron giúp đào thải các Cholesterol xấu, chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư, tăng cường hệ miễn dịch, loại bỏ độc tố. Người ta sử dụng loại cỏ này cho các chứng bệnh: Đái ra máu, suy thận, quai bị, sổ mũi, hóc xương thông thường, đa thần kinh tọa, viêm mũi dị ứng.
Người bị các vấn đề về xương khớp, đặc biệt là đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi thực hiện theo cách sau:
- Chuẩn bị 15 – 20 gam cỏ xước, sau đó sao vàng, hạ thổ và sắc với nước uống trong ngày.
- Bạn nên uống theo từng đợt, khoảng 15 ngày và sử dụng đều đặn để phát huy hiệu quả nhanh chóng.
Cà gai leo
Cà gai leo được nhiều người biết đến là loại cây mọc hoang, tuy nhiên chưa thực sự biết đến công dụng của nó, đặc biệt trong việc điều trị các bệnh lý về xương khớp. Loại cây này có tính ấm, vị hơi the, hàm lượng độc tố ít nên có khả năng trị đau nhức xương, sụn khớp, đồng thời tránh cơ thể nhiễm hàn và mắc các chứng bệnh phong hàn. Ngoài ra bạn còn có thể sử dụng cà gai leo để giảm ho, cầm máu, thải độc, hạ men gan hoặc tái tạo tế bào gan.
Cách thực hiện:
- Người bệnh chuẩn bị 450gr cà gai leo khô (loại đen là tốt nhất), sau đó rửa cho sạch hết bụi bẩn và phơi khô
- Tiếp đó bạn xắt nguyên liệu này thành từng miếng nhỏ, bảo quản trong túi ni lông để dùng nhiều lần.
- Mỗi lần dùng, bạn cho cà gai leo lên chảo nóng, đảo đều sau đó sao khô và cho vào ấm có chứa 2 lít nước, đun sôi
- Chú ý để lửa nhỏ và đều cho đến khi còn 1 lít nước thì tắt bếp, để nguội và uống thay nước lọc trong ngày.
- Kiên trì dùng khoảng 2 tháng để cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp.
Những lưu ý khi dùng thuốc dân gian trị bệnh viêm khớp
Những bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp kể trên thường được sử dụng nhiều vì sự lành tính, an toàn và mang đến hiệu quả cao. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, bạn nên chú ý một số điều sau:
- Nên thăm khám bác sĩ để xác định đúng tình trạng bệnh trước khi áp dụng các bài thuốc dân gian.
- Bạn có thể kết hợp với chế độ ăn tốt cho người bị bệnh xương khớp để nhanh chóng tiêu viêm và cải thiện tình hình sức khỏe.
- Nên vận động thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng, tránh ngồi hoặc đứng lâu một chỗ.
- Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh căng thẳng để giúp bệnh nhanh chóng được đẩy lùi.
- Trong quá trình sử dụng các bài thuốc này cần kiên trì, thực hiện đều đặn và đúng quy trình. Tuyệt đối không bỏ dở khiến thuốc không phát huy được hết tác dụng.
Trên đây là danh sách 12 bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp hiệu quả. Người bệnh nên tham khảo và áp dụng để có được thể trạng tốt, tránh cơn đau làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt. Tuy nhiên nếu tình trạng bệnh không tiến triển hoặc càng xấu đi, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để có biện pháp xử lý kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!