Phương Pháp Bấm Huyệt Chữa Suy Thận
Bấm huyệt chữa suy thận là một phương pháp hỗ trợ quá trình điều trị cải thiện chức năng thận, tăng cường tuần hoàn máu toàn thân. Bài viết dưới đây sẽ bật mí đến bạn đọc các cách bấm huyệt chữa suy thận đang được áp dụng rất phổ biến.
Bấm huyệt chữa suy thận là gì?
Theo quan điểm Đông y, thận là cội nguồn của sự sống, đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động nội sinh của cơ thể. Nguyên nhân gây bệnh ở thận là do tà khí xâm nhập khiến khí huyết ứ trệ, cơ thể rối loạn mà sinh ra bệnh.
Bấm huyệt là phương pháp lực từ bàn và ngón tay tác động vào những huyệt đạo liên quan tới tạng phủ bị suy yếu trong cơ thể. Nhờ có lực này, các dây thần kinh và mạch máu được thư giãn và kích thích hoạt động hiệu quả hơn. Từ đó làm giảm tình trạng khí huyết ứ trệ và dần dần cải thiện các triệu chứng của bệnh suy thận.
Hiện nay, liệu pháp bấm huyệt được áp dụng phổ biến cho các bệnh nhân suy thận để hỗ trợ quá trình trị bệnh.
Ưu nhược điểm
Ưu điểm của phương pháp bấm huyệt chữa suy thận được ghi nhận như sau:
- Bấm huyệt không làm các tổn thương các cơ quan tạng phủ liên quan đến thận.
- Bấm huyệt không phải sử dụng thuốc nên không gây ra các tác dụng không mong muốn hay tình trạng phụ thuộc vào thuốc.
- Phương pháp bấm huyệt đả thông kinh mạch để khí huyết lưu thông, đẩy lùi các yếu tố tà khí xâm nhập vào cơ thể. Nhờ đó mà chức năng thận được phục hồi một cách tự nhiên, dự phòng tái phát hiệu quả.
- Ngoài ra, khi thực hiện phương pháp, người bệnh cũng sẽ được thư giãn về tinh thần nhanh chóng.
- Chi phí vừa phải, phù hợp với kinh tế của nhiều đối tượng bệnh nhân.
Bên cạnh những lợi ích kể trên thì có một số tác dụng phụ không thể không nhắc đến như:
- Xuất hiện vết sưng, bầm tím ở các vị trí bấm huyệt.
- Một số bệnh nhân suy thận sẽ có hiện tượng buồn nôn nhẹ khi thực hiện bấm huyệt.
- Chính bởi vậy, thực hiện đúng cách trong bấm huyệt tuyệt đối quan trọng. Người bệnh chỉ nên để các bác sĩ chuyên môn thực hiện, tránh tự làm tại nhà.
Những điều cần biết về bấm huyệt chữa suy thận
Hiệu quả của liệu pháp bấm huyệt phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật bấm huyệt và kinh nghiệm của các chuyên viên trị liệu. Theo nhiều nghiên cứu, cách bấm huyệt chữa suy thận có thể xác định chính xác được tình trạng tổn thương của thận.
Quy trình bấm huyệt chữa suy thận
Bước 1: Bệnh nhân được chẩn đoán suy thận, sau đó được bác sĩ chuyên môn vạch ra phác đồ điều trị kết hợp thực hiện cách bấm huyệt chữa suy thận.
Bước 2: Bắt đầu bước vào trị liệu bấm huyệt:
- Bệnh nhân được hướng dẫn nằm theo tư thế phù hợp và thả lỏng cơ thể.
- Vệ sinh, sát khuẩn vị trí sẽ tiến hành bấm huyệt.
- Chuyên viên thực hiện các động tác xoa bóp trên vị trí chuẩn bị bấm huyệt.
- Chuyên viên xác định chính xác vị trí các huyệt đạo và dùng lực ở bàn và ngón tay thực hiện kỹ thuật bấm huyệt.
Bước 3: Sau buổi trị liệu, người bệnh sẽ được hướng dẫn nghỉ ngơi, theo dõi sức khoẻ và hẹn lịch tái khám.
Các huyệt đạo chữa bệnh suy thận
- Huyệt Dũng Tuyền: Huyệt Dũng Tuyền nằm ở dưới bàn chân, tại vị trí 2/5 trước và 3/5 sau đường nối đầu ngón chân và gót chân. Tác động vào huyệt đạo này giúp lưu thông khí huyết và cải thiện tình trạng thận hư hiệu quả.
- Huyệt Quan Nguyên: Huyệt đạo này nằm ở ngay gần rốn, thường ở vị trí dưới rốn 3 cm. Bấm huyệt Quan Nguyên giúp bổ thận, tráng dương và điều hòa khí huyết.
- Huyệt Thận Du: Huyệt Thận Du nằm ở dưới mõm ngang đốt sống thắt lưng, 2 chấm huyệt đo ngang có khoảng cách bằng 1,5 thốn. Tác động vào huyệt đạo này giúp tráng hỏa, ích thủy, điều thận khí và kiện gân cốt.
- Huyệt Thái Khê: Huyệt Thái Khê nằm ở chỗ lõm bờ sau sát mắt cá chân giao với gân gót. Bấm huyệt đạo này có công dụng tư thận, tráng dương, kiện gân cốt và điều hoà khí huyết.
- Huyệt Khí Hải: Đây là huyệt đạo hay bị nhầm với huyệt Quan Nguyên, có vị trí chính xác là nằm dưới rốn khoảng 1,5cm. Bấm huyệt Khí Hải giúp khí huyết lưu thông và bổ thận.
Lưu ý
Công dụng của bấm huyệt trong quá trình điều trị suy thận được người bệnh đánh giá rất cao. Tuy nhiên khi thực hiện, bệnh nhân cần lưu ý các điểm sau:
- Cách bấm huyệt chữa suy thận chỉ là một phương pháp hỗ trợ, không thể thay thế được phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Bệnh nhân suy thận có bệnh lý nền như: viêm dây thần kinh, tắc nghẽn mạch máu, có chứng đông máu, vùng da tác động huyệt bị lở loét nhiễm trùng hay có vết thương hở thì tuyệt đối không thực hiện bấm huyệt.
- Bệnh nhân phải thực sự kiên trì trong khoảng thời gian dài mới thấy chứng bệnh được cải thiện rõ ràng. Không nên bỏ dở giữa chừng nếu không sẽ không thấy được hiệu quả như mong đợi.
- Bệnh nhân cũng cần lựa chọn cơ sở bấm huyệt uy tín, chất lượng, được thực hiện bởi những thầy thuốc có nhiều kinh nghiệm. Nếu tự thực hiện bấm huyệt tại nhà hoặc ở những cơ sở mở chui không có giấy phép, khả năng bấm sai vị trí và kỹ thuật là rất cao, không những làm ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.
Trên đây là một số thông tin tham khảo về cách bấm huyệt chữa suy thận. Nếu có bất cứ vấn đề gì khác lạ trong quá trình thực hiện bấm huyệt, người bệnh nên thông báo ngay cho các thầy thuốc để hạn chế tối đa những rủi ro có thể gặp phải.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!