Nguyên Nhân, Cách Chăm Sóc Bé Bị Nổi Mẩn Đỏ Không Ngứa
Bé bị nổi mẩn đỏ không ngứa có thể do nhiều nguyên nhân bao gồm cả vấn đề bệnh lý điển hình như viêm da, viêm mao mạch, sốt phát ban… Muốn khắc phục nổi mẩn đỏ không ngứa ở trẻ thì cha mẹ cần quan sát, nhận biết sớm triệu chứng và có phương pháp chăm sóc phù hợp.
Bé bị nổi mẩn đỏ không ngứa là bệnh gì?
Bé nổi mẩn đỏ không ngứa là dấu hiệu của bệnh ngoài da. Đa số các vấn đề bệnh thường liên quan đến mạch máu hoặc bệnh da liễu. Nếu bố mẹ nhận thấy bé chỉ nổi mẩn nhưng không ngứa thì rất có thể bé đang bị mắc các bệnh dưới đây.
Giãn mao mạch
Giãn mao mạch thường xảy ra ở vùng da mỏng, vùng da dễ bị tổn thương. Một số yếu tố gây ra hiện tượng giãn mao mạch phải kể đến như thời tiết biến đổi đột ngột, ra ngoài nắng vào lúc tia UV chiếu cực gắt, dùng sữa tắm hay nước tẩy rửa không được đảm bảo. Một số trường hợp thì bé bị nổi mẩn đỏ không ngứa khi bước vào tuổi dậy thì, nồng độ nội tiết tố tăng cao hoặc do gen di truyền.
Viêm mao mạch
Viêm mao mạch gây ra tổn thương mao mạch thường gặp ở bé nhỏ. Không có nguyên nhân chính xác dẫn đến viêm mao mạch và bệnh này thường bị nhầm lẫn với các bệnh như lupus ban đỏ.
Bé bị nổi mẩn đỏ không ngứa do sốt phát ban
Sốt phát ban có thể lây nhiễm do sử dụng chung đồ đạc cùng với người bệnh. Bệnh do virus human herpes 6 hoặc 7 gây ra. Tuy nhiên, hiện tượng này thường bị nhầm lẫn với mề đay. Hầu hết bé bị sốt phát ban đều không ngứa còn bị mề đay thì ngược lại.
Rôm sảy
Bé bị nổi mẩn đỏ không ngứa có thể do rôm sảy đặc biệt vào những ngày hè nắng nóng. Bởi vì thời tiết nóng bức dẫn đến bụi bẩn, vi khuẩn, tế bào chết nhiều hơn trên da. Những vùng như ngực, cổ, nách tiết ra nhiều mô hôi và làm bít tắc lỗ chân lông tạo điều kiện cho rôm sảy mọc lên.
Viêm da tiếp xúc
Một nguyên nhân khác dẫn đến bé bị nổi mẩn đỏ không ngứa là do viêm da tiếp xúc. Một số yếu tố sau sẽ dễ làm cho trẻ bị viêm như tiếp xúc với đồ vật gây kích ứng, thời tiết lạnh, hóa chất thấm vào da gây cảm giác khó chịu, nổi mẩn đỏ nhưng lại không ngứa.
Hăm da
Hăm da là bệnh lý xảy ra phổ biến ở bé sơ sinh hoặc các bé nhỏ tuổi. Hiện tượng hăm da sẽ dễ làm bé bị nổi mẩn đỏ không ngứa do không được thường xuyên thay bỉm, tã. Khi làn da bị bí bách hoặc ẩm ướt lâu thì vi khuẩn xâm nhập tạo cơ hội cho mẩn đỏ xuất hiện.
U mềm lây
Bé có thể bị u mềm lây tại mọi vị trí trên cơ thể. Bệnh xảy ra do virus molluscum contagiosum tấn công. Nếu bé có hệ miễn dịch tốt thì bệnh sẽ tự khỏi sau vài tháng.
Dị ứng thuốc làm bé bị nổi mẩn đỏ không ngứa
Tác dụng phụ của thuốc Tây có thể làm trẻ nổi mẩn đỏ không ngứa. Một số hiện tượng dị ứng do sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc kháng sinh sẽ dễ làm nổi mẩn đỏ ở các vị trí trên cơ thể như chân, tay, cổ. Bình thường các vết mẩn sẽ tự hết sau vài ngày nhưng có xu hướng lan rộng ra nhiều vùng khác.
U máu
Nếu hệ máu tăng lên trong khi cơ thể chưa hoàn thiện thì rất dễ dẫn đến vấn đề u máu và thường biểu hiện dưới da, cổ, lưng, ngực của trẻ. Bé bị nổi mẩn đỏ từng mảng không ngứa là do u máu làm mẩn nổi hẳn lên trên bề mặt.
Đồng thời, u máu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm gồm vỡ u máu, chèn ép nội tạng, đau, nhức… Vì vậy, bố mẹ nên cẩn thận với bệnh lý này.
Nổi mẩn đỏ không ngứa ở trẻ em khi nào nên gặp bác sĩ?
Như đã nói ở trên, bé bị nổi mẩn đỏ không ngứa liên quan nhiều đến mạch và máu. Rất nhiều bệnh da liễu trong số đó không gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng có khả năng chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Tình trạng này kéo dài làm trẻ có làn da xấu đi, để lại sẹo, vết thâm. Nếu bố mẹ nhận thấy mẩn đỏ nhưng không ngứa ở trẻ đi kèm các dấu hiệu sau đây thì cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay:
- Mụn nước trên vết mẩn ngứa.
- Mẩn nổi nhiều với mật độ dày đặc.
- Cơ thể bé bị suy yếu, mệt mỏi, đau rát.
- Các vị trí bắp chân, tay đau nhức kèm dấu hiệu sốt cao.
- Da bị chảy dịch, viêm loét, bong vảy càng thêm nặng.
Bác sĩ thường sẽ chẩn đoán bệnh dựa trên tiểu sử, quan sát và xét nghiệm để phán đoán nguyên nhân vì sao bé bị nổi mẩn đỏ không ngứa. Sau đó, các bác sĩ có thể trao đổi cụ thể với cha mẹ phương pháp chăm sóc, kiêng kỵ và phòng ngừa thật hợp lý.
Phương pháp điều trị bé nổi mẩn đỏ không ngứa?
Muốn chữa mẩn đỏ không ngứa ở trẻ có nhiều cách nhưng để áp dụng đúng cách chữa thì cần phải xác định được tình trạng bệnh và nguyên nhân của bệnh. Do vậy bố mẹ chỉ nên áp dụng phương pháp chữa trị sau khi đã tham khảo ý kiến từ bác sĩ.
Mẹo dân gian chữa bé bị nổi mẩn đỏ không ngứa
Dưới đây là một số phương pháp dân gian phổ biến có thể chữa bé bị nổi mẩn đỏ từng mảng không ngứa an toàn với làn da trẻ. Cha mẹ có thể tham khảo, thực hiện ngay cho con em mình.
- Lá khế: Đầu tiên, bố mẹ lấy một nắm lá khế đem đi rửa sạch với nước rồi vớt ra để khô. Sau đó, cho lá khế vào chảo sao khô rồi bỏ vào cối giã thật nát. Dùng phần lá đã giã chà lên vùng mẩn đỏ của bé. Sau 5 phút thì vệ sinh lại làn da của bé và theo dõi tiếp tình trạng mẩn đỏ.
- Mướp đắng: Rửa sạch 2-3 quả mướp đắng với nước muối sau đó để khô rồi thái thành miếng cho vào nước sôi. Đun sôi mướp sau vài phút rồi đổ nước ấm pha vào chậu cho bé tắm. Trong lúc tắm, bố mẹ nên massage cho bé khoảng 10 phút. Sau đó vệ sinh lại cơ thể của bé thật sạch sẽ.
- Lá trầu: Lấy một ít lá trầu rửa sạch rồi ngâm với nước muối nhằm loại bỏ hết bụi bẩn. Sau đó, bố mẹ nấu lá trầu với nước cho đến khi lá nhừ và nước chuyển sang sang màu vàng nâu. Đổ phần nước lá trầu ra chậu, pha thêm chút nước ấm rồi tắm và massage cho bé khoảng 5-10 phút.
Lưu ý: Nếu như áp dụng các phương pháp trên đây mà không thấy hiệu quả thì bố mẹ có thể chuyển sang phương pháp khác.
Dùng thuốc Tây y chữa nổi mẩn cho trẻ
Đối với tình trạng bé nổi mẩn đỏ không ngứa thì bố mẹ có thể sử dụng một số loại thuốc trị bệnh thường được bác sĩ kê đơn sau đây.
- Thuốc Anhydrous lanolin: Một loại thuốc phổ biến có tác dụng trị mẩn đỏ do rôm sảy và một số bệnh ngoài da. Thuốc có tác dụng hạn chế bít tắc tuyến mồ hôi, làm dịu, giảm sưng và giảm ngứa ngáy nếu có.
- Thuốc steroid: Một dạng kem bôi có thể giảm mẩn đỏ trên cơ thể. Đây là loại thuốc được các bác sĩ dùng trị rôm sảy, dị ứng hay nổi mề đay. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ nên dùng theo liều lượng và thời gian do bác sĩ tư vấn.
- Thuốc kháng sinh, ức chế hệ miễn dịch, chống viêm và giảm đau: Các bác sĩ chuyên khoa có thể sẽ kê đơn cho bé đơn thuốc chứa thành phần kháng sinh, ức chế miễn dịch, chống viêm và giảm đau.
Hầu hết các loại thuốc Tây đều có khả năng chứa tác dụng phụ nên bố mẹ cần phải cẩn trọng, dùng đúng liều lượng và đúng cách.
Thuốc Nam trị dứt điểm tình trạng nổi mẩn đỏ ở trẻ
Hiện nay, trên thị trường có không ít các bài thuốc nam điều trị hiệu quả tình trạng nổi mẩn đỏ ở trẻ. Thuốc Nam thường không gây tác dụng phụ, có tác dụng loại bỏ dứt điểm bệnh, ngừa tái phát.
Cách phòng ngừa bé bị nổi mẩn đỏ không ngứa
Bố mẹ hoàn toàn có thể giúp bé phòng tránh bé nổi mẩn đỏ không ngứa bằng cách áp dụng một số phương pháp sau.
- Vệ sinh cơ thể bé hằng ngày nhằm hạn chế tối đa vi khuẩn tấn công.
- Với những vết xước thì nên sát trùng ngay, tránh bị viêm, nhiễm trùng.
- Lựa chọn các loại quần áo có chất liệu thoáng mát và chất vải thấm hút mồ hôi tốt.
- Không cho trẻ mang vật nặng làm ảnh hưởng đến mạch máu.
- Không để trẻ nghịch xà phòng, nước rửa có chất tẩy mạnh.
- Bố mẹ nên lưu ý sử dụng sản phẩm sữa tắm, mỹ phẩm, dầu gội cho bé không chứa các hóa chất độc hại.
Bé bị nổi mẩn đỏ không ngứa không sốt có khả năng là bệnh. Bố mẹ nên quan sát và tìm hiểu để có phương pháp chữa trị cho bé nhanh chóng tránh tình trạng viêm da mãn tính.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!