Các Phương Pháp Cắt Trĩ Tốt Và An Toàn

Các phương pháp cắt trĩ được thực hiện để loại bỏ búi trĩ khi các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả. Tuy nhiên phương pháp nào mang lại hiệu quả cao và an toàn? Người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp cắt trĩ phổ biến hiện nay để có kế hoạch điều trị phù hợp.

Các phương pháp cắt trĩ
Tìm hiểu các phương pháp cắt trĩ tốt nhất hiện nay

Khi nào cần thực hiện cắt trĩ?

Bệnh trĩ là hiện tượng các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng bị sưng lên, dẫn đến ngứa ngáy, đau đớn và chảy máu. Hầu hết các trường hợp bệnh trĩ có thể đều đáp ứng các phương pháp tự điều trị, chẳng hạn như điều chỉnh lối sống, thay đổi chế độ ăn uống hoặc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tuy nhiên đôi khi bệnh có thể diễn biến nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu các biện pháp điều trị tại nhà không mang lại hiệu quả, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các phương pháp cắt trĩ.

Cắt trĩ được thực hiện để loại bỏ hoàn toàn búi trĩ nội hoặc trĩ ngoại. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được đề nghị khi các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả.

Ngoài ra, các phương pháp cắt trĩ cũng được chỉ định cho các trường hợp khác, chẳng hạn như:

  • Bệnh trĩ nội độ 3 – 4 hoặc trĩ ngoại có kích thước lớn và bệnh trĩ hỗn hợp;
  • Tiết dịch ở hậu môn gây kích ứng da và tăng nguy cơ viêm da hậu môn;
  • Nguồn cung cấp máu cho búi trĩ nội bị cắt đứt, làm tăng nguy cơ hoại tử búi trĩ;
  • Sa búi trĩ dẫn đến rò rỉ phân hoặc khiến người bệnh không thể đi đại tiện;
  • Bị bệnh trĩ kèm các dấu hiệu nghiêm trọng khác, chẳng hạn như sa trực tràng hoặc nứt kẽ hậu môn.

Bệnh trĩ là bệnh lý rất phổ biến và ảnh hưởng đến hầu hết mọi người trong một thời điểm nhất định. Hầu hết các trường hợp, bệnh được kiểm soát với các biện pháp không xâm lấn. Tuy nhiên, khi các biện pháp tự điều trị không mang lại hiệu quả, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các phương pháp cắt trĩ để loại bỏ toàn bộ búi trĩ.

Các phương pháp cắt trĩ hiện nay

Có nhiều loại phẫu thuật khác nhau được áp dụng để loại bỏ búi trĩ. Tuy nhiên người bệnh có thể tham khảo các phương pháp cắt trĩ phổ biến nhất hiện nay, chẳng hạn như:

1. Cắt trĩ bằng phương pháp PPH

Cắt trĩ bằng phương pháp PPH còn được gọi là cắt trĩ bằng kẹp ghim. Trong thủ thuật này, bác sĩ sử dụng một dụng cụ tương tự như kẹp ghim để xác định vị trí búi trĩ và nguồn cung cấp máu cho búi trĩ. Sau khi đã xác định được vị trí, bác sĩ tiến hành cắt đứt nguồn máu và chất dinh dưỡng đến búi trĩ. Điều này khiến búi trĩ mất nguồn máu, teo nhỏ lại và rụng đi sau một vài ngày.

Cắt trĩ bằng phương pháp PPH
Cắt trĩ bằng phương pháp PPH là phương pháp hiện đại, nhanh chóng và an toàn

Phương pháp PPH được chỉ định cho trĩ nội độ 3, 4 hoặc các trường hợp bị sa búi trĩ. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng có thể đưa trực tràng trở lại vị trí ban đầu và ngăn ngừa các nguy cơ liên quan.

Mặc dù có thể loại bỏ búi trĩ hiệu quả, tuy nhiên phương pháp PPH không được sử dụng để cắt bỏ búi trĩ ngoại. Theo các bác sĩ, cắt trĩ ngoại bằng phương pháp PPH có thể khiến bệnh tái phát nhanh chóng sau khi phẫu thuật.

Các bước thực hiện cắt trĩ bằng phương pháp PPH như sau:

  • Làm sạch hậu môn, khử trùng sau đó gây tê tại chỗ;
  • Bác sĩ dùng dụng cụ chuyên dụng mở một đường ở hậu môn, sau đó đưa kẹp ghim tiến hành loại bỏ búi trĩ nội;
  • Khâu tạo hình niêm mạc hậu môn, sát trùng và băng bó.

Ưu điểm:

  • Ít đau đớn và ít chảy máu;
  • Diện tích tổn thương nhỏ;
  • Thời gian thực hiện nhanh chóng, trong khoảng 20 – 30 phút;
  • Thời gian lưu viện ngắn, thường là trong một ngày;
  • Có thể tạo hình và định dạng lại hậu môn.

Nhược điểm:

  • Chi phí thực hiện cao, dao động từ 6 – 10 triệu đồng cho mỗi ca phẫu thuật;
  • Cơ sở thực hiện phương pháp không phổ biến do chi phí cao;
  • Chỉ được thực hiện để cắt trĩ nội, trĩ hỗn hợp và trĩ vòng. Hiệu quả điều trị trĩ ngoại thấp và nguy cơ tái phát cao.

2. Phương pháp HCPT

HCPT (High – frequency capacitance pile treating) là một trong các phương pháp cắt trĩ hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này sử dụng sóng điện cao tần để tạo “nhiệt nội sinh” khoảng 70 – 80 độ C nhằm mục đích động mạch máu, tạo nút thắt ở động mạch và cắt đứt nguồn máu đến búi trĩ. Khi không còn nguồn máu nuôi dưỡng, búi trĩ sẽ bị thu nhỏ dần. Sau đó bác sĩ loại bỏ búi trĩ bằng dao điện.

Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT
Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT là phương pháp ít xâm lấn, hiệu quả cao và tỷ lệ tái phát thấp

Các bước cắt trĩ bằng phương pháp HCPT:

  • Bác sĩ tiến hành vệ sinh hậu môn, búi trĩ, sát khuẩn và tiêm thuốc gây tê tại chỗ;
  • Sử dụng dụng cụ đặc biệt mổ rộng lỗ hậu môn khoảng 4 cm để tiếp cận búi trĩ;
  • Sử dụng sóng cao tần với nhiệt độ từ 70 – 80 độ C tác động đến động mạch trĩ để làm đông máu và cắt nguồn máu đến búi trĩ;
  • Dùng dao điện để cắt bỏ búi trĩ hoàn toàn.

Ưu điểm:

  • Là phương pháp ít xâm lấn, ít tổn thương các mô ở hậu môn, do đó nguy cơ biến chứng thấp;
  • Thời gian thực hiện nhanh chóng và người bệnh có thể về nhà sau 2 tiếng nếu không có các dấu hiệu nghiêm trọng;
  • Tỷ lệ tái phát thấp.

Nhược điểm:

  • Chi phí thực hiện cao, dao động từ 7 – 10 triệu đồng cho mỗi ca phẫu thuật;
  • Yêu cầu tay nghề bác sĩ cao, thiết bị y tế hiện đại cũng như cơ sở vật chất chất lượng, do đó ít bệnh viện và phòng khám thực hiện phương pháp;
  • Thường mang lại hiệu quả cao hơn đối với búi trĩ ngoại và hiệu quả thấp đối với trĩ nội;
  • Không phù hợp với các trường hợp bệnh trĩ nghiêm trọng hoặc búi trĩ có cấu trúc phức tạp.

3. Cắt trĩ bằng tia laser

Phương pháp cắt trĩ bằng tia laser được thực hiện để loại bỏ bệnh trĩ nội độ 2, 3 và 4. Phương pháp này sử dụng kỹ thuật bức xạ kích thích để khuếch đại ánh sáng, sau đó chiếu trực tiếp lên búi trĩ. Điều này có thể phá hủy mô trĩ hoặc cắt nguồn máu nuôi dưỡng búi trĩ và khiến búi trĩ tự rụng sau một thời gian. Đây là một trong các phương pháp cắt trĩ xâm lấn tối thiểu, ít gây đau và nguy cơ biến chứng thấp.

cắt trĩ bằng laser
Cắt trĩ bằng laser an toàn và có chi phí thực hiện phù hợp

Hiện tại có hai tia laser được sử dụng để cắt búi trĩ, bao gồm:

  • Tia laser CO2: Đây là một chùm tia laser hẹp, không màu, được tạo ra từ việc chiếu một dòng điện mạnh qua hệ thống ống kính chứa CO2. Chùm tia này có thể phá hủy mô trĩ hoàn toàn mà không cần thực hiện các thủ thuật khác.
  • Tia laser ND: Đây là một chùm tia laser có khả năng xuyên thấu và loại bỏ búi trĩ gián tiếp thông qua hậu môn. Trong thủ thuật này, tia laser không tiếp xúc trực tiếp với búi trĩ, do đó không gây chảy máu và an toàn hơn tia laser CO2. Tuy nhiên bởi vì cắt bỏ búi trĩ gián tiếp, do đó búi trĩ có nguy cơ tái phát cao.

Cách thực hiện biện pháp cắt trĩ bằng tia laser như sau:

  • Vệ sinh hậu môn, sát khuẩn;
  • Gây tê cục bộ ở trực tràng và hậu môn;
  • Sử dụng dụng cụ chuyên dụng để mở ống trực tràng;
  • Đưa máy chiếu tia laser vào đường mở hậu môn để loại bỏ búi trĩ;
  • Thay đổi nhiệt độ của tia laser để cầm máu sau khi loại bỏ búi trĩ.

Ưu điểm:

  • Chi phí thực hiện không quá cao, khoảng 4 – 10 triệu động cho mỗi lần thực hiện;
  • Thời gian thực hiện nhanh chóng;
  • Xâm lấn tối thiểu do đó ít rủi ro.

Nhược điểm:

  • Có thể gây đau nhẹ hoặc khó chịu ở hậu môn;
  • Nguy cơ biến chứng cao, chẳng hạn nhiễm trùng hậu môn hoặc chảy máu;
  • Khả năng tái phát cao;
  • Hiệu quả thấp đối với các trường hợp trĩ nghiêm trọng.

4. Phương pháp Longo

Cắt trĩ bằng phương pháp Longo là phương pháp cắt trĩ phổ biến, hiệu quả cao, ít đau đớn và tỉ lệ tái phát thấp. Bên cạnh đó, phương pháp có thời gian thực hiện nhanh chóng và có thẩm mỹ cao.

Nguyên lý của phương pháp là cắt nguồn máu nuôi dưỡng búi trĩ, khiến búi trĩ tự rụng dần. Cắt trĩ bằng phương pháp Longo thường được chỉ định để loại bỏ búi trĩ vòng. Tuy nhiên, phương pháp này cũng được thực hiện để loại bỏ bệnh trĩ nội độ 2 và 3. Phương pháp không được thực hiện để điều trị bệnh trĩ nội độ 4.

cắt trĩ bằng longo
Cắt trĩ bằng phương pháp Longo ít gây tổn thương hậu môn và có tính thẩm mỹ cao

Các bước cắt trĩ bằng phương pháp Longo:

  • Vệ sinh hậu môn;
  • Tiến hành gây tê, thường là gây tê tủy sống;
  • Đặt dụng cụ mở rộng hậu môn, đặt van tròn và cố định van;
  • Sử dụng chỉ Monofile khâu kín niêm mạc hậu môn, dưới niêm mạc hậu môn và phía trên đường lược khoảng 2 – 3 cm;
  • Tiến hành siết cắt các đầu chỉ bằng máy Circular Stapler, sau đó chờ trong 30 giây để giảm lượng máu đến các mô trĩ;
  • Nếu người bệnh là nữ thì tiến hành kiểm tra âm đạo để tránh các ảnh hưởng liên quan;
  • Cắt bỏ búi trĩ trong một lần bấm máy, không được phép bấm máy nhiều hơn một lần, do đó phương pháp cần sự chính xác cao;
  • Chờ 20 giây để cầm máu sau đó bấm thả máy;
  • Nếu người bệnh bị chảy máu sau thủ thuật thì sử dụng chỉ khâu để cầm máu;
  • Kiểm tra loại vòng cắt và kết thúc ca phẫu thuật.

Ưu điểm:

  • Ít gây tổn thương và có thời gian lưu viện ngắn;
  • Nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật thấp;
  • Tính thẩm mỹ cao;
  • Thời gian hồi phục nhanh chóng và người bệnh có thể quay lại làm việc sau một thời gian ngắn.

Nhược điểm:

  • Có nhiều biến chứng, chẳng hạn như thủng trực tràng hoặc hẹp trực tràng;
  • Chi phí cao, từ 10 – 14 triệu cho mỗi ca phẫu thuật;
  • Tỷ lệ tái phát cao.

5. Khâu triệt mạch trĩ

Khâu triệt mạch trĩ dưới sự hướng dẫn của siêu âm Doppler với hệ thống Trilogy không dây một trong các phương pháp cắt trĩ hiện đại và phổ biến hiện nay. Phương pháp này hoạt động bằng cách xác định động mạch chính của búi trĩ, sau đó tiến hành khâu thắt chặt để giảm lượng máu đi vào búi trĩ. Búi trĩ sẽ tự động teo nhỏ và rụng sau một thời gian.

khâu triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn siêu âm
Khâu triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn siêu âm có thể áp dụng cho nhiều mức độ và loại bệnh trĩ

Quy trình thực hiện phương pháp khâu triệt mạch trĩ như sau:

  • Tiến hành vệ sinh hậu môn và sát khuẩn búi trĩ;
  • Mở rộng hậu môn để đánh giá mức độ trĩ, chẳng hạn như số lượng búi trĩ, tình trạng sa trĩ, niêm mạc hậu môn và các tổn thương khác;
  • Sử dụng máy siêu âm Doppler để dò động mạch trĩ và tiến hành khâu triệt động mạch để ngăn máu đến búi trĩ;
  • Khâu cố định búi trĩ vào niêm mạc trực tràng, cách đường lược khoảng 1 – 1.5 cm;
  • Thực hiện quy trình tương tự đối với các búi trĩ còn lại;
  • Kiểm tra lần lượt các vết khâu, nếu người bệnh bị chảy máu thì tiến hành cầm máu.

Ưu điểm:

  • Thời gian lưu viện ngắn;
  • Ít đau và dễ chăm sóc hậu phẫu hơn các phương pháp cắt trĩ khác;
  • Áp dụng được cho nhiều mức độ bệnh trĩ, kể các cấp độ 3 – 4;
  • Phù hợp cho cả trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp và trĩ vòng.

Nhược điểm:

  • Là phương pháp điều trị cổ điển, do đó có thể xảy ra một số biến chứng;
  • Thời gian thực hiện lâu;
  • Tỷ lệ tái phát tương đối cao.

6. Phương pháp Milligan Morgan

Milligan Morgan là phương pháp cắt trĩ truyền thống được tiến hành bằng cách mổ mở sau đó loại bỏ búi trĩ. Trong quá trình này, bác sĩ sẽ giữ lại các mảnh da bao bọc búi trĩ, sau đó nối các mảnh da lại với nhau để làm tổn thương bề mặt hậu môn và tăng tính thẩm mỹ.

Phương pháp này được thực hiện để điều trị bệnh trĩ nội độ 3, 4 và trĩ hỗn hợp. Ngoài ra, người bệnh trĩ ngoại, trĩ ngoại tắc mạch và trĩ huyết khối cũng có thể được chỉ định nếu các phương pháp khác không mang lại hiệu quả.

Phương pháp cắt trĩ Milligan Morgan
Phương pháp cắt trĩ Milligan Morgan có tỷ lệ tái phát thấp và chi phí phù hợp

Quy trình cắt trĩ bằng phương pháp Milligan Morgan:

  • Khử trùng và gây tê cục bộ hậu môn – trực tràng;
  • Tiến hành thực hiện các vết cắt ở hậu môn và loại bỏ từng búi trĩ;
  • Đối với bệnh trĩ hỗn hợp hoặc trĩ vòng, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ các búi trĩ phụ.

Ưu điểm:

  • Có thể điều trị hầu hết các loại bệnh trĩ, bao gồm trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp, trĩ vòng và trĩ huyết khối;
  • Quy trình thực hiện đơn giản;
  • Chi phí thấp, khoảng 3 – 5 triệu đồng cho mỗi ca mổ;
  • Tỷ lệ tái phát thấp.

Nhược điểm:

  • Thời gian thực hiện lâu;
  • Gây đau đớn kéo dài và cần chăm sóc hậu phẫu cẩn thận;
  • Mất nhiều máu;
  • Tính thẩm mỹ thấp và có thể để lại sẹo;
  • Vết mổ có thể bị nhiễm trùng và khó chăm sóc;
  • Có thể tái phát, tỷ lệ khoảng 5 – 7%.

7. Phương pháp khoanh niêm mạc cắt trĩ

Khoanh niêm mạc trĩ là một trong các phương pháp cắt trĩ cổ điển và ít được sử dụng do có nhiều hạn chế. Trong phương pháp này, bác sĩ khoanh cắt niêm mạc và lớp dưới búi trĩ. Sau đó kéo búi trĩ từ trên xuống và khâu vào niêm mạc hậu môn.

Cắt trĩ bằng phương pháp truyền thống
Khoanh niêm mạc cắt trĩ ít được thực hiện do nhiều biến chứng

Phương pháp này có tỷ lệ tái phát cao, chiếm khoảng 10%. Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp một số biến chứng, chẳng hạn như rò hậu môn, đại tiện mất tự chủ hoặc hẹp hậu môn.

Tuy nhiên, biện pháp này có chi phí thực hiện thấp, khoảng 3 triệu đồng cho mỗi lần thực hiện.

Cắt trĩ có nguy hiểm không?

Các phương pháp cắt trĩ là một thủ thuật xâm lấn, có thể dẫn đến đau đớn, nhưng thường mang lại hiệu quả cao, thậm chí là loại bỏ bệnh trĩ vĩnh viễn. Mặc dù an toàn, tuy nhiên đôi khi thủ thuật này có thể dẫn đến một số rủi ro, chẳng hạn như:

  • Thời gian hồi phục lâu, phụ thuộc vào loại phẫu thuật cắt trĩ;
  • Hẹp hậu môn do sẹo sau phẫu thuật;
  • Tổn thương cơ vòng dẫn đến đại tiện không tự chủ;
  • Bí tiểu.

Ngoài ra, đôi khi người bệnh có thể bị nhiễm trùng sau khi cắt trĩ. Mặc dù nhiễm trùng không phổ biến, tuy nhiên người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các triệu chứng, chẳng hạn như:

  • Sốt, ớn lạnh;
  • Buồn nôn và nôn;
  • Đau đớn dữ dội;
  • Sưng tấy hậu môn;
  • Chảy máu;
  • Táo bón kéo dài hơn 3 ngày và không đáp ứng thuốc nhuận tràng.

Sau phẫu thuật cắt trĩ, người bệnh có thể cần vài ngày hoặc vài tuần để phục hồi hoàn toàn. Để rút ngắn thời gian hồi phục, người bệnh có thể lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:

  • Thực hiện chế độ ăn uống giàu chất xơ;
  • Tránh ngồi lâu;
  • Uống nhiều nước;
  • Ngâm hậu môn trong nước ấm để giảm đau;
  • Tránh căng thẳng khi đi đại tiện;
  • Tránh khuân vác nặng;
  • Tránh các hoạt động thể chất mạnh, chẳng hạn như chạy bộ;
  • Không ngồi lâu trên bồn cầu.

Hầu hết các phương pháp cắt trĩ đều an toàn và loại bỏ búi trĩ hiệu quả. Cắt trĩ cũng là phương pháp tốt nhất khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả. Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh có thể hồi phục sau 1 – 3 tuần.

Nếu nhận thấy các triệu chứng nghiêm trọng hoặc biến chứng, chẳng hạn như chảy máu, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android