Cách Chăm Sóc Sau Mổ Trĩ Nhanh Lành, Tránh Nhiễm Trùng
Thực hiện cách chăm sóc sau mổ trĩ phù hợp có thể giúp cải thiện cơn đau, ngăn ngừa các biến chứng và giúp vết thương nhanh lành. Quá trình phục hồi có thể mất 6 tuần hoặc hơn, tùy thuộc vào loại phẫu thuật, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và số lượng búi trĩ được cắt bỏ.
Quá trình hồi phục sau khi cắt trĩ
Các thủ thuật cắt trĩ nhằm hạn chế nguồn cung cấp máu cho búi trĩ và khiến búi trĩ rụng đi sau vài ngày. Sau đó vết thương sẽ mất 6 – 8 tuần để phục hồi hoàn toàn. Thời gian phục hồi phụ thuộc vào loại thủ thuật, mức độ nghiêm trọng của bệnh trĩ và số lượng búi trĩ được cắt bỏ.
Sau khi cắt trĩ, hầu hết người bệnh đều cảm thấy thoải mái hơn trong tuần đầu tiên, đặc biệt là ở các bệnh nhân đi tiêu phân mềm hoặc hơi lỏng. Các triệu chứng sau phẫu thuật có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu phân cứng và người bệnh cần phải rặn để đi đại tiện.
Trong thời gian hồi phục sau khi mổ trĩ, người bệnh nên tránh táo bón bất cứ lúc nào có thể. Thuốc giảm đau là một trong những nguyên nhân dẫn đến táo bón, do đó, việc thuốc giảm đau sau khi phẫu thuật cần được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra nếu gặp khó khăn khi đi đại tiện, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về thuốc làm mềm phân hoặc thuốc nhuận tràng để làm mềm phân và giảm áp lực khi đi đại tiện.
Sau phẫu thuật, để hỗ trợ quá trình phục hồi, người bệnh có thể:
- Thực hiện chế độ ăn uống giàu chất xơ;
- Hạn chế ngồi lâu;
- Uống nhiều nước;
- Ngâm hậu môn trong chậu nước ấm;
- Hạn chế căng thẳng khi đi đại tiện;
- Tránh khuân vác nặng nhọc, thường xuyên.
Hầu hết người bệnh có thể trở lại các hoạt động nhẹ nhàng sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên, người bệnh cần tránh các hoạt động gắng sức hoặc gây lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn trong vòng 2 – 3 tuần. Trong trường hợp nhận thấy các biến chứng hoặc chảy máu nhiều sau phẫu thuật, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.
ĐỌC NGAY: Nguyên Nhân Cắt Trĩ Xong Vẫn Bị Lòi Và Cách Xử Lý Triệt Để
Các vấn đề cần lưu ý sau khi cắt trĩ
Sau khi cắt trĩ, thông thường người bệnh sẽ bị đau trong tuần đầu tiên. Bệnh nhân cắt trĩ ngoại thường sẽ bị đau nhiều hơn bệnh nhân cắt trĩ nội. Người bệnh cắt nhiều búi trĩ, trĩ huyết khối hoặc trĩ hỗn hợp cũng sẽ đau nhiều hơn. Tùy thuộc vào mức độ của cơn đau, người bệnh có thể ngâm hậu môn trong nước ấm, sử dụng thuốc giảm đau hoặc trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Đau đớn là hiện tượng bình thường sau khi cắt trĩ. Tuy nhiên đôi khi người bệnh có thể gặp một số rủi ro và tác dụng phụ nghiêm trọng khác. Do đó, thông báo cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các triệu chứng như:
- Chảy nhiều máu;
- Có dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như sưng xung quanh hậu môn, tích tụ dịch mủ ở vết mổ hoặc sốt;
- Rò rỉ phân hoặc tiểu không kiểm soát;
- Không thể đi đại tiện;
- Sốt cao hoặc sốt liên tục.
CÓ THỂ BẠN CẦN: Những Biến Chứng Sau Mổ Trĩ Chuyên Gia Khuyến Cáo Phòng Tránh
Cách chăm sóc sau mổ trĩ nhanh lành, chống nhiễm trùng
Phẫu thuật cắt trĩ là thủ thuật an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên đôi khi phẫu thuật có thể dẫn đến một số rủi ro, chẳng hạn như nhiễm trùng vết thương hoặc bệnh trĩ tái phát. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu một số cách chăm sóc sau khi mổ trĩ để hỗ trợ quá trình phục hồi và ngăn ngừa các tổn thương có thể xảy ra.
Cụ thể để hỗ trợ quá trình phục hồi sau khi mổ trĩ, người bệnh lưu ý một số vấn đề như:
1. Biện pháp giảm đau
Quá trình phục hồi sau khi cắt trĩ có thể mất từ một đến sáu tuần, tùy thuộc vào loại và mức độ phẫu thuật. Để cải thiện cơn đau, bác sĩ có thể đề nghị một số biện pháp, chẳng hạn như:
- Uống thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid – NSAID (aspirin, ibuprofen, diclofenac và naproxen). Nếu cơn đau nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng thuốc giảm đau opioid (thuốc giảm đau gây nghiện). Tuy nhiên opioid có thể dẫn đến táo bón, do đó người bệnh nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
- Chườm túi đá vào khu vực vết mổ để làm tê liệt các dây thần kinh và cải thiện cơn đau.
- Ngâm hậu môn trong bồn nước ấm hoặc tắm nước ấm trong 15 – 20 phút mỗi lần, 3 – 4 lần mỗi ngày để cải thiện cơn đau.
- Uống ít nhất là 8 cốc nước mỗi ngày để làm mềm phân, tránh táo bón và ngăn ngừa cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
Hầu hết người bệnh có thể đi đại tiện vào ngày thứ 3 sau khi cắt trĩ. Nếu không thể đi đại tiện, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
2. Cải thiện cơn ngứa sau phẫu thuật
Ngứa hậu môn sau khi phẫu thuật là tình trạng phổ biến, đặc biệt là ở bệnh trĩ ngoại. Ngứa cũng có thể xả ra khi vết mổ lành lại hoặc hình thành sẹo.
Để giảm ngứa, người bệnh có thể ngâm hậu môn trong nước ấm. Ngoài ra, có một loại thuốc bôi trĩ có thể hỗ trợ giảm ngứa và các triệu chứng khác mà không gây ảnh hưởng đến vết mổ. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: TOP 13 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Tốt Nhất Được Người Bệnh Tin Dùng
3. Cách chăm sóc vết mổ
Sau khi cắt trĩ, người bệnh có thể bị chảy máu nhẹ hoặc chảy dịch màu vàng, đặc biệt là khi người bệnh đi đại tiện hoặc hoạt động thể chất. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng, khiến hậu môn có mùi hôi hoặc gây kích ứng vết mổ. Do đó, người bệnh cần giữa vệ sinh vết mổ sạch sẽ để hỗ trợ quá trình hồi phục.
Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng miếng đệm hậu môn để tránh tình trạng thoát dịch gây ẩm ướt ở hậu môn và bẩn quần lót. Người bệnh cũng có thể sử dụng băng gạc y tế để băng vết thương ở hậu môn. Tuy nhiên gạc y tế cần được thay thế thường xuyên để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về thời gian thay đổi đệm hậu môn cũng như thay đổi gạc y tế.
Hầu hết người bệnh có thể tắm ngay trong ngày phẫu thuật. Tuy nhiên, người bệnh cần tránh ngâm hậu môn trong bồn nước chứa xà phòng hoặc chất tẩy rửa trong ít nhất một tuần. Ngoài ra, sau khi tắm người bệnh nên lau khô hậu môn nhẹ nhàng để tránh gây ma sát và kích thích vết mổ.
4. Thay đổi chế độ ăn uống
Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp là cách chăm sóc sau mổ trĩ đơn giản và dễ thực hiện. Chế độ ăn uống nhiều chất xơ và uống nhiều nước có thể hỗ trợ ngăn ngừa táo bón cũng như giảm đau liên quan đến vết mổ trĩ.
Bổ sung một lượng chất xơ cần thiết có thể ngăn ngừa tình trạng phân quá cứng (táo bón) hoặc quá lỏng (tiêu chảy) và giúp tạo hình phân. Phân mềm và tạo thành khối có thể dễ dàng đi qua hậu môn, không kích ứng vết mổ cũng như hạn chế các cơn đau khi người bệnh đi đại tiện.
Người bệnh có thể bổ sung chất xơ thông qua các loại thực phẩm như:
- Trái cây tươi và rau xanh;
- Các loại đậu;
- Ngũ cốc nguyên hạt;
- Bánh mỳ nguyên cám;
- Bơ;
- Khoai tây hoặc khoai lang.
5. Uống nhiều nước
Uống đủ lượng nước cần thiết là một cách chăm sóc sau mổ trĩ hiệu quả và đơn giản. Mất nước có thể tăng nguy cơ táo bón và gây đau đớn khi đi đại tiện. Do đó người bệnh cần cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày để hỗ trợ quá trình phục hồi vết thương.
Lượng nước cần tiêu thụ mỗi ngày ở mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo, nam giới nên tiêu thụ khoảng 13 cốc nước mỗi ngày và nữ giới là khoảng 9 cốc. Ngoài ra, người bệnh có thể kiểm soát lượng nước bằng cách quan sát nước tiểu và phân. Nếu nước tiểu sáng màu và phân mềm, điều này có nghĩa là người bệnh đã tiêu thụ đủ lượng nước cần thiết.
Ngoài nước lọc, người bệnh có thể bổ sung nước thông qua một số loại thực phẩm có hàm lượng nước cao, chẳng hạn như:
- Bắp cải;
- Bông cải xanh;
- Rau cần tây;
- Dưa lưới;
- Dưa hấu;
- Dưa chuột;
- Rau bina;
- Ớt ngọt;
- Dâu tây;
- Bí;
- Cà chua.
ĐỌC NGAY: Sau Khi Cắt Trĩ Ăn Gì, Kiêng Gì Vết Thương Nhanh Khỏi?
6. Hoạt động thể chất
Các hoạt động thể chất sau khi cắt trĩ cần được thực hiện thận trọng để tránh gây kích ứng vết mổ. Cụ thể, người bệnh cần lưu ý một số hoạt động, chẳng hạn như:
- Người bệnh có thể đi lại ngay trong ngày đầu tiên sau khi phẫu thuật và có thể thực hiện một số công việc nhẹ nhàng, đơn giản, miễn là không dẫn đến các cơn đau hoặc khó chịu ở hậu môn.
- Tránh ngồi trong thời gian dài và sử dụng đệm hoặc gối mềm khi ngồi để giảm áp lực lên hậu môn;
- Tránh khuân vác nặng hoặc gắng sức khi đi đại tiện trong ít nhất một tuần sau khi phẫu thuật;
- Tránh các hoạt động cúi người, ngồi xổm và chuyển từ tư thế đứng sang ngồi một cách nhẹ nhàng.
Điều quan trọng trọng cách chăm sóc sau mổ trĩ là trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Giảm thiểu các hoạt động gây đau đớn càng nhiều càng tốt, đặc biệt là trong tuần đầu tiên sau khi phẫu thuật.
7. Ngăn ngừa tổn thương vết mổ
Đối với người sau khi cắt trĩ, việc phòng ngừa rách vết mổ và nứt hậu môn là điều cần thiết để tránh đau đớn, khó chịu. Điều quan trọng là người bệnh cần giữ cho phân mềm và dễ đi ra khỏi hậu môn. Do đó, người bệnh nên bổ sung đầy đủ chất xơ và uống nhiều nước để hỗ trợ quá trình phục hồi sau khi cắt trĩ.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:
- Tránh rặn khi đi đại tiện: Cố gắng thư giãn các cơ trong ống hậu môn khi đi đại tiện để ngăn ngừa các tổn thương có thể xảy ra. Không nên rặn hoặc dùng nhiều sức, điều này có thể dẫn đến kích thích hoặc rách vết mổ.
- Đi đại tiện ngay khi cần thiết: Việc nhịn đi đại tiện có thể khiến phân cứng, khó đi ra khỏi hậu môn và gây tổn thương vết mổ trĩ. Do đó, người bệnh nên tránh việc nhịn đi đại tiện.
- Sử dụng chất làm mềm phân: Có một số chất làm mềm phân có thể giúp người bệnh đi đại tiện dễ dàng hơn sau khi cắt trĩ. Tuy nhiên điều quan trọng là người bệnh nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để được hướng dẫn cụ thể.
TÌM HIỂU THÊM: Các Phương Pháp Cắt Trĩ Hiệu Quả Và An Toàn Nhất Hiện Nay
Những điều cần tránh sau khi cắt trĩ
Bên cạnh cách chăm sóc sau mổ trĩ, người bệnh cần lưu ý tránh một số thói quen có thể gây ảnh hưởng đến thời gian phục hồi sau phẫu thuật, chẳng hạn như:
- Tránh các loại thức ăn cay nóng, chiền xào, nhiều dầu mỡ và chất béo. Các loại thực phẩm này có thể dẫn đến táo bón và làm chậm quá trình hồi phục sau khi cắt trĩ.
- Tránh tiêu thụ rượu bia và các chất kích thích, chẳng hạn như cà phê, thuốc lá, để rút ngắn thời gian hồi phục.
- Tránh quan hệ tình dục cho đến khi vết thương lành hẳn.
- Hạn chế các hoạt động gây áp lực lên hậu môn, chẳng hạn như đi xe đạp, xe máy hoặc lái xe đường dài, điều này có thể khiến vết thương lâu lành.
Hầu hết các bệnh nhân cắt trĩ có thể cảm thấy khó chịu và đau đớn trong một tuần. Thực hiện cách chăm sóc sau mổ trĩ phù hợp là một trong những điều quan trọng và cần thiết để hỗ trợ quá trình phục hồi vết thương.
Nếu người bệnh cần thực hiện cắt trĩ, hãy trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể về cách chăm sóc cũng như các rủi ro tiềm ẩn.
BÀI VIẾT DÀNH CHO BẠN
- Phương Pháp Chích Xơ Búi Trĩ Là Gì? Có Đau Không? Giải Đáp Chi Tiết
- Cách Phân Biệt Trĩ Nội Và Trĩ Ngoại Bạn Nên Tham Khảo
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!