Chữa Bệnh Trĩ Bằng Đông Y
Các cách chữa bệnh trĩ bằng Đông y được rất nhiều người bệnh ưa chuộng với tính an toàn và hiệu quả cao. Bên cạnh việc tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị đã được chỉ định, người bệnh nên xây dựng thói quen sống khoa học, lành mạnh. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho độc giả những cách chữa bệnh trĩ bằng Đông y hiệu quả nhất kèm theo hướng dẫn chi tiết.
Chữa bệnh trĩ bằng Đông y có hiệu quả không?
Bệnh trĩ là tình trạng phổ biến có thể khởi phát ở nhiều đối tượng khác nhau. Thông qua những áp lực dồn nén qua thời gian dài sẽ khiến cho đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng bị sưng phồng, hình thành nên các búi trĩ. Tùy theo đặc điểm, vị trí và mức độ tổn thương, bệnh được chia thành 3 dạng chính là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.
Những cách chữa bệnh trĩ bằng Đông y đang ngày càng được ưa chuộng không chỉ bởi tính an toàn mà còn ở khả năng điều trị tận sâu bên trong. Theo ghi chép trong những tài liệu y học cổ truyền, bệnh trĩ khởi phát do khí hư nhiều, đại tràng không thông làm khí trệ, cơ nhục yếu đi, tổn thương giáng hạ mạch là và sinh ra huyết ứ tại hậu môn.
Từ đó, cơ chế điều trị của phương pháp Đông y thường có những ưu điểm nổi trội như:
- Điều trị bệnh từ sâu bên trong, loại bỏ những tổn thương gốc rễ, từ đó thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh chóng và toàn diện.
- Phù hợp với cơ địa người Việt Nam nên dược tính sẽ thẩm thấu tốt hơn và phát huy hiệu quả tối ưu nhất.
- Sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên, an toàn, lành tính với sức khỏe người sử dụng, ít gây tác dụng phụ hơn so với điều trị bằng thuốc Tây.
- Không gây xâm lấn, đau đớn cho người bệnh, giải tỏa nỗi lo “dao kéo” và tốn kém chi phí của người bệnh khi phải thực hiện điều trị ngoại khoa.
- Có thể sử dụng cho cả đối tượng nhạy cảm như phụ nữ mang thai, sau sinh, trẻ nhỏ.
Những cách chữa bệnh trĩ bằng Đông y hiệu quả nhất
Dưới đây là một số bài thuốc uống phổ biến:
Bài thuốc số 1 – Thuốc uống
Sử dụng các loại dược liệu như kinh giới, trắc bá diệp, chi tử, kim ngân hoa, địa du; xích thược, hoa hòe, chỉ xác; cam thảo…thay đổi liều lượng tùy theo tình trạng bệnh cụ thể.
Đem các nguyên liệu đã chuẩn bị đem đi sao khô. Sau đó rửa sạch, cho vào ấm đun cùng với 1 lít nước, dùng hằng ngày vào các buổi sáng – trưa – tối.
Bài thuốc số 2 – Thuốc uống
- Chuẩn bị dược liệu: nụ hòe, chỉ thực, thiên thảo, tam thất, tam lăng…đem sắc cùng 500l nước.
- Thực hiện: Khi nước trong nồi đã cạn chỉ còn khoảng ⅓, có thể chia đều ra 2 phần uống hết trong ngày.
Bài thuốc số 3 – Thuốc uống
- Chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm: Bạch thược, hắc chi ma, trắc bá diệp, đào nhân, sinh địa, hòe hoa, đương quy, xuyên khung, đại hoàng, chỉ xác.
- Thực hiện: đem đi rửa sạch và đun với 500ml nước, hâm nóng trước khi uống.
Bài thuốc số 4 – Thuốc uống
Cách chữa bệnh trĩ bằng Đông y trong các bài thuốc này khá đơn giản.
- Chuẩn bị dược liệu: bao gồm đương quy, hòe hoa, địa du, hoàng cầm, địa sinh, xích thược, giả tô
- Thực hiện: Bạn chỉ cần đem trộn những loại dược liệu này với nhau và đun cùng 1000ml nước, sau đó dùng uống hết trong ngày.
Bài thuốc số 5 – Thuốc uống
- Chuẩn bị các nguyên liệu: hoàng bá, sinh địa, hoàng liên, đào nhân, trạch tả, đương quy, thược dược, đại hoàng.
- Thực hiện: Tiến hành sắc với nước lọc đến khi còn ⅓ lượng nước ban đầu. Chia đều và dùng uống trong khoảng 2 – 3 buổi/ ngày.
Bên cạnh việc áp dụng các bài thuốc uống, việc ứng dụng thuốc bôi ngoài da có thể giảm triệu chứng của bệnh trĩ ngoại, khắc phục tình trạng ngứa ngáy khó chịu và đau đớn do nứt búi trĩ, ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm.
Bài thuốc số 6 – Thuốc bôi ngoài da
- Chuẩn bị nguyên liệu: Ngũ bội tử, xà sàng tử, tô mộc, hạt cau và hoàng bá mỗi loại chuẩn bị từ 10 – 20g.
- Thực hiện: Bạn đem những loại nguyên liệu này rửa sạch, phơi khô hoặc sao vàng trên chảo nóng, sau đó đem giã mịn. Thuốc dạng bột có thể hòa thêm 1 chút nước và bôi trực tiếp lên vùng tổn thương.
Bài thuốc số 7 – Thuốc bôi ngoài da
- Chuẩn bị nguyên liệu: Hạt cau, tô mộc, hoàng bá, xà sàng tử, cây lá móng, mỗi vị 20g.
- Thực hiện: Các vị thuốc này bạn giã nhuyễn sau đó lấy phần nước cốt dùng để thoa trực tiếp lên búi trĩ mỗi ngày.
Bài thuốc số 8 – Thuốc bôi ngoài da
- Chuẩn bị nguyên liệu: Ngũ bội, hoàng liên, tô mộc
- Thực hiện: Rửa sạch, giã nhuyễn tất cả các nguyên liệu đến khi thu được nước cốt thuốc. Sử dụng bông gòn thấm thuốc và bôi trực tiếp lên búi trĩ.
Cách chữa bệnh trĩ bằng Đông y ứng dụng bài thuốc ngâm rửa giúp giảm tối đa cơn ngứa ngáy khó chịu do vi khuẩn tấn công, đồng thời đem lại hiệu quả kháng viêm, lưu thông khí huyết, cải thiện sưng viêm búi trĩ.
Bài thuốc số 9 – Thuốc xông hơi
- Chuẩn bị nguyên liệu: ngải cứu, kinh giới, hòe hoa, chỉ xác
- Thực hiện: rửa sạch và cho vào ấm sắc cùng 2 lít nước. Khi thuốc sôi có thể bỏ phèn chua vào trong. Dùng nước khi còn nóng để xông hậu môn khoảng 20 – 30 phút và ngâm rửa hậu môn khi đã nguội. Áp dụng bài thuốc này 1 lần/ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Bài thuốc số 10 – Thuốc ngâm rửa hậu môn
- Chuẩn bị nguyên liệu: Lá rau sam tươi, hòe hoa, ngũ bội tử, bạch chỉ, cam thảo, xuyên tiêu, mộc qua.
- Thực hiện: Đun với 2 lít nước. Khi nước sôi thì tắt bếp sau đó dùng để xông hơi vùng hậu môn. Khi nước đã nguội bớt lấy nước sắc này để rửa lại hậu môn.
Bài thuốc số 11 – Thuốc vệ sinh
- Chuẩn bị nguyên liệu: Đại hoàng kết hợp cùng minh phàn, huyền minh phấn
- Thực hiện: Đun chung với 1 lít nước. Sau đó đem xông hậu môn cho tới khi nước nguội. Trong quá trình xông không nên ngồi quá gần để tránh gây bỏng. Khi nước nguội âm ấm thì sử dụng để vệ sinh vùng hậu môn.
Những lưu ý khi áp dụng thuốc đông y điều trị bệnh trĩ
Tổn thương gây ra bởi bệnh trĩ không thể khắc phục trong thời gian ngắn. Để có thể tìm ra phương pháp điều trị phù hợp, người bệnh nên tới thăm khám và tham khảo ý kiến chuyên gia. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn tối ưu hiệu quả của các bài thuốc Đông y:
- Tuân thủ đúng theo liều lượng và thời gian đã được chỉ định, không nên tự ý bỏ dở hoặc thay đổi cách dùng. Điều này có thể làm biến đổi dược tính và giảm hiệu quả của thuốc.
- Tìm hiểu kỹ các cơ sở khám chữa Đông y uy tín, các thầy thuốc có chứng chỉ và học vị cao để được bốc thuốc đúng người, đúng bệnh.
- Kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống, tích cực bổ sung chất xơ, giảm hàm lượng đạm và chất béo hòa tan, bổ sung sắt, thay thế dần bằng thực phẩm dạng hạt trong bữa ăn hằng ngày.
- Không nên ngồi làm việc quá lâu, có thể lựa chọn các hình thức luyện tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội. Đồng thời người bệnh cũng nên tránh làm quá nhiều việc nặng để giảm áp lực lên vùng chậu.
Hy vọng qua danh sách các cách chữa bệnh trĩ bằng Đông y trên đây có thể giúp cho độc giả bỏ túi thêm nhiều kiến thức bổ ích về bệnh lý cũng như phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!