Chữa Đau Vai Gáy Bằng Ngải Cứu
Vì sao ngải cứu có tác dụng giảm đau vai gáy?
Ngải cứu có lẽ không còn xa lạ với người Việt mình. Đây là cây thân thảo, lá có lông trắng, vị hơi đắng, mùi thơm đặc trưng, thường được dùng cả trong ẩm thực lẫn y học. Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, tính ấm, có tác dụng trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, cầm máu…
Còn theo y học hiện đại, các nhà khoa học đã tìm thấy trong ngải cứu nhiều hoạt chất như: tinh dầu, flavonoid, adenin, cholin… Các thành phần này có tác dụng kháng viêm, giảm đau, giãn mạch, tăng cường tuần hoàn máu.
Nhờ các tác dụng dược lý trên, ngải cứu giúp cải thiện chứng đau vai gáy như sau:
- Giảm đau, kháng viêm: Các hoạt chất trong ngải cứu giúp giảm sản xuất các chất gây viêm, giảm đau tại chỗ hiệu quả.
- Tăng tuần hoàn máu: Tính ấm của ngải cứu giúp làm giãn mạch, tăng lưu thông máu đến vùng vai gáy đang bị co cứng, từ đó giảm tình trạng ứ trệ và đau nhức
- Giãn cơ: Ngải cứu có tác dụng giảm co thắt cơ, giúp thư giãn các vùng cơ bị căng cứng ở vai gáy cổ.
Hướng dẫn chi tiết các cách trị đau vai gáy bằng ngải cứu
Chườm nóng ngải cứu
Nhiệt nóng từ ngải cứu có thể tác động vào da và các mô dưới da, giúp tăng lưu thông máu trong khu vực chườm. Điều này có thể giúp giảm căng thẳng cơ bắp và giảm đau.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm lá ngải cứu tươi, rửa sạch, giã nát
- Rang/sao nóng ngải cứu trên chảo cho đến khi dậy mùi thơm
- Cho ngải cứu vào túi vải sạch, sạch rồi chườm lên vùng vai gáy đang đau nhức khoảng 15-20 phút.
- Thực hiện đều đặn 1-2 lần mỗi ngày nhé!
Khi sử dụng phương pháp này cần lưu ý nhiệt độ cao rất dễ làm bỏng da. Đặc biệt là với vùng da cổ vốn mỏng và nhạy cảm. Sau khi rang xong, nên cho tất cả vào một túi vải, rồi thử độ nóng trước khi chườm lên vùng đau.
Ngải cứu kết hợp với muối hột
Sự kết hợp giữa ngải cứu và muối sẽ đem đến một hỗn hợp đắp vai gáy giúp giãn gân cốt, kích thích máu huyết lưu thông, giải huyết ứ và giảm đau ngay sau đó.
Cách thực hiện:
- Cách thực hiện tương tự như chườm nóng, nhưng ta cho thêm một ít muối hột vào rang cùng ngải cứu.
- Muối có tính sát khuẩn, kết hợp với ngải cứu tăng hiệu quả giảm sưng viêm, làm ấm vùng cơ đang bị co cứng.
Ngải cứu và dấm gạo
Nhờ quá trình lên men tự nhiên nên dấm gạo rất giàu acid lactic, có thể chống viêm và chống oxy hóa hiệu quả. Khi kết hợp dấm gạo với ngải cứu càng làm tăng tác dụng giảm sưng viêm, đau nhức ở vai gáy hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 300g ngải cứu, rửa sạch, cắt nhỏ, giã nát.
- Trộn ngải cứu với giấm ăn (khoảng 200ml) rồi đun hỗn hợp trên bếp cho ấm lên.
- Dùng vải sạch bọc hỗn hợp, chườm lên chỗ đau 15 phút, thực hiện ngày 1 lần.
Trà ngải cứu
Các hoạt chất của ngải cứu khi được pha làm trà sẽ đi vào cơ thể, phá tan huyết ứ, bồi bổ sức khỏe và giảm đau vai gáy.
Cách làm trà ngải cứu cực kỳ đơn giản:
- Dùng khoảng 50g hoặc một nắm nhỏ ngải cứu rửa sạch, ngâm nước muối để loại bỏ tạp chất
- Đem sắc ngải cứu với 1 lít nước trong 5 – 10 phút
- Chia nước ngải cứu ra uống hết trong ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ
- Dùng sau 7- 10 ngày sẽ thấy sức khỏe dần cải thiện đáng kể.
Trước khi dùng ngải cứu trị đau vai gáy, cần lưu ý những gì?
- Dùng ngải cứu chỉ có thể giảm đau tạm thời. Muốn điều trị tình trạng này hiệu quả và dứt điểm, cần phải đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và hướng dẫn phương pháp phù hợp.
- Người không nên sử dụng ngải cứu để chữa đau vai gáy bao gồm phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người có cơ địa dị ứng, da nhạy cảm, người có vết thương hở hoặc viêm da.
- Sau khi dùng ngải cứu trị đau vai gáy, bạn nên vệ sinh da sạch sẽ hạn chế kích ứng.
- Không lạm dụng mà chỉ nên áp dụng trong thời gian ngắn theo liệu trình.
- Không dùng cho người dị ứng với ngải cứu hay các nguyên liệu khác trong bài thuốc.
- Cách chữa đau vai gáy bằng ngải cứu đều là những bài thuốc dân gian nên hiệu quả còn tùy thuộc vào từng cơ địa, không phải ai cũng có kết quả cải thiện giống nhau.
- Không dùng các bài thuốc từ ngải cứu thay cho các chỉ định y tế từ bác sĩ.
- Cần kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao hằng ngày để cải thiện bệnh nhanh chóng nhất.
Trên đây là một số chia sẻ về các cách chữa đau vai gáy bằng ngải cứu, hy vọng đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Để cải thiện dứt điểm cơn đau vai gáy, bạn nên tiến hành thăm khám với bác sĩ chuyên môn để xác định rõ tình trạng của bản thân, từ đó mới có hướng điều trị hiệu quả và phù hợp nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!