7 Cách Chữa Mụn Nhọt Bằng Lá Cây Hiệu Quả

Chữa mụn nhọt bằng lá cây là phương pháp được rất nhiều người áp dụng tại nhà và phản hồi tích cực về hiệu quả mang lại. Đây là mẹo trị bệnh được cha ông ta áp dụng từ lâu đời, mang lại hiệu quả tích cực nên đã được tiếp thu và lưu truyền cho đến ngày nay. Bài viết dưới đây là tổng hợp 7 cách chữa mụn nhọt bằng lá cây hiệu quả và dễ thực hiện bạn có thể tham khảo.

Chữa mụn nhọt bằng lá cây được đánh giá là có độ an toàn cao và mang lại hiệu quả khá tốt
Chữa mụn nhọt bằng lá cây được đánh giá là có độ an toàn cao và mang lại hiệu quả khá tốt

Có nên dùng lá cây trị mụn nhọt tại nhà không?

Mụn nhọt là những nốt mụn có kích thước lớn trên da gây viêm sưng và đau nhức dữ dội. Vi khuẩn Staphylococcus aureus được xem là tác nhân gây ra mụn nhọt thường gặp nhất. Chủng vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào bên trong da thông qua các vết thương hở, sau đó tấn công gây hại. Những vùng da có nhiều lông tóc hoặc dễ tích tụ mồ hôi là vị trí dễ hình thành mụn nhọt nhất. Ví dụ như cổ, nách, bẹn,… Khi bị mụn nhọt, bạn cần chăm sóc da đúng cách và đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp để mụn nhanh chín, hạn chế để lại tổn thương trên da.

Lá cây là thảo dược tự nhiên khá lành tính, thường được tận dụng trong Đông y để cải thiện nhiều bệnh lý khác nhau. Nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã chỉ ra, trong lá cây cũng chứa rất nhiều thành phần dược tính có khả năng điều trị bệnh lý. Với những người bị mụn nhọt, việc sử dụng lá cây để chữa trị có độ an toàn cao và khá hiệu quả. Dược tính trong thảo dược khi đi vào vùng da bị mụn nhọt sẽ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm sưng và giúp nhân mụn nhanh chín. Tuy nhiên, hàm lượng dược tính trong lá cây thấp hơn rất nhiều so với Tây y nên mang lại hiệu quả khá chậm. Yêu cầu bạn phải áp dụng đều đặn trong khoảng thời gian khá dài để da có thể hấp thụ đủ dược tính và phát huy công dụng.

Việc dùng lá cây trị mụn nhọt tại nhà chỉ thích hợp áp dụng đối với trường hợp nhẹ, viêm nhiễm trên da diễn ra với mức độ không quá nghiêm trọng. Nếu mụn nhọt phát triển với kích thước lớn gây đau nhức nghiêm trọng, tốt nhất bạn nên thăm khám chuyên khoa để được chuyên gia tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Việc tự ý dùng lá cây điều trị tại nhà sẽ không mang lại hiệu quả, thậm chí còn khiến cho tình trạng viêm nhiễm tại nốt mụn trở nên ngày càng tồi tệ hơn.

7 cách chữa mụn nhọt bằng lá cây

Dùng lá cây chữa mụn nhọt có thể áp dụng theo hai cách là đắp ngoài và uống trong. Dựa vào yếu tố cơ địa của bản thân mà bạn hãy lựa chọn phương pháp điều trị sao cho phù hợp. Tuyệt đối không sử dụng thảo dược mà cơ thể bị dị ứng mẩn cảm để điều trị mụn nhọt tại nhà. Dưới đây Vietmec tổng hợp 7 cách chữa mụn nhọt bằng lá cây hiệu quả và được nhiều người áp dụng bạn có thể tham khảo:

1/ Chữa mụn nhọt bằng lá sen

Dùng lá sen chữa mụn nhọt là mẹo được áp dụng rộng rãi trong dân gian
Dùng lá sen chữa mụn nhọt là mẹo được áp dụng rộng rãi trong dân gian

Theo ghi chép của Tài liệu y học cổ truyền, lá sen là thảo dược có tác dụng kháng viêm và thanh nhiệt giải độc rất tốt. Chúng thường được sử dụng trong các bài thuốc Đông y giúp điều trị bệnh mất ngủ, xơ vữa động mạch,… Nếu đang bị mụn nhọt, bạn cũng có thể tận dụng lá sen để cải thiện. Thành phần dược tính trong lá sen khi tiếp xúc với nốt nhọt sẽ có tác dụng kháng viêm và giảm nhẹ triệu chứng đau nhức. Cách thực hiện cũng khá đơn giản, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn bên dưới đây:

+ Cách thực hiện:

  • Cách 1: Lá sen sau khi mua về đem cắt lấy phần cuống, rửa sạch sẽ rồi cho vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ. Bắc ấm lên bếp sắc trên lửa nhỏ trong khoảng 15 phút rồi tắt bếp. Chắt lấy lượng nước sắc thu được, để cho nguội bớt thì dùng để vệ sinh vùng da bị mụn nhọt.
  • Cách 2: Lá sen đem rửa sạch sẽ, ngâm với nước muối 15 phút rồi vớt ra để cho ráo nước. Thái nhỏ lá sen rồi cho vào cối giã nhuyễn cùng với cơm nếp, sau đó dùng để đắp trực tiếp lên nốt mụn nhọt. Cần vệ sinh nhọt sạch sẽ trước đó, thực hiện cách này 1 lần/ngày cho đến khi nhọt gom mủ và vỡ ra.

2/ Đắp lá mồng tơi

Mồng tơi là thực phẩm quen thuộc, chúng thường xuyên xuất hiện trong bữa cơm gia đình người Việt. Ngoài làm thực phẩm, mồng tơi còn được xem là vị thuốc hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh lý khác nhau. Theo Ghi chép của Tài liệu y học cổ truyền, lá mồng tơi khá lành tính và không chứa độc tố, nếu sử dụng vào cơ thể sẽ có tác dụng làm mát và thanh nhiệt giải độc.

Hàm lượng hoạt chất Pectin trong mồng tơi còn có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm rất tốt. Trong mồng tơi còn chứa rất nhiều dưỡng chất như vitamin, sắt, kẽm,… Nếu bạn tận dụng để điều trị mụn nhọt sẽ giúp đẩy lùi các triệu chứng khó chịu trên da và hỗ trợ làm lành tổn thương do nhọt gây ra. Dưới đây là hướng dẫn thực hiện bạn có thể tham khảo:

Đắp rau mồng tơi lên mụn nhọt giúp giảm đau và giảm sưng khá tốt
Đắp rau mồng tơi lên mụn nhọt giúp giảm đau và giảm sưng khá tốt

+ Cách thực hiện:

  • Lá mồng tơi sau khi hái về cần rửa sạch và ngâm nước muối để loại bỏ hoàn toàn tạp chất và vi khuẩn gây hại bám quanh. Cần chọn lá mồng tơi bánh tẻ để trị mụn nhọt để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Đem lá mồng tơi đi giã nát cùng với một ít muối tinh. Vệ sinh vùng da bị nhọt thật sạch sẽ rồi đắp hỗn hợp trên lên nốt nhọt.
  • Để yên như vậy trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm, thực hiện từ 2 – 3 lần/ngày là được. Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày cho đến khi nhọt chín và vỡ ra.

3/ Lá sài đất

Sài đất còn được biết đến với nhiều cái tên khác là húng trám, cúc nháp,… Đây cũng là một trong những loại thảo dược có khả năng điều trị mụn nhọt khá tốt mà bạn không nên bỏ qua. Sài đất thuộc nhóm dược liệu tính mát với công dụng chính là thanh nhiệt và giải độc. Thành phần dược tính tìm thấy trong thảo dược còn có khả năng kháng viêm mạnh, rất thích hợp sử dụng để điều trị các bệnh lý viêm nhiễm ngoài da như rôm sảy, mụn nhọt, viêm da,…

Khi bị mụn nhọt, bạn có thể sử dụng sài đất để điều trị bằng nhiều cách khác nhau như đắp ngoài da, sắc nước uống,… Dưới đây là hướng dẫn thực hiện bạn có thể tham khảo và làm theo:

+ Cách thực hiện:

  • Cách 1: Rửa sạch 50 gram cây sài đất khô, đem sắc lấy nước rồi chia thành 2 phần sử dụng để uống hết trong ngày.
  • Cách 2: Sài đất tươi rửa sạch, ngâm với nước muối 15 phút rồi vớt ra để ráo. Đem sài đất đi giã nát rồi đắp trực tiếp lên các nốt mụn nhọt. Sau 15 phút thì tháo ra rồi rửa sạch lại với nước.
Sài đất là thảo dược có khả năng chống viêm rất tốt, có thể tận đụng để điều trị mụn nhọt
Sài đất là thảo dược có khả năng chống viêm rất tốt, có thể tận dụng để điều trị mụn nhọt

4/ Lá khoai lang

Lá khoai lang cũng là một trong những loại thảo dược có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh ngoài da khá tốt. Theo ghi chép của Tài liệu y học cổ truyền, lá khoai lang thuộc nhóm dược liệu tính bình với công dụng chính là bổ thận và ích khí. Trong lá khoai lang chứa hàm lượng lớn acid có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại và tiêu diệt chúng. Khi bị mụn nhọt, bạn hoàn toàn có thể dùng lá khoai lang điều trị tại nhà. Dưới đây là hướng dẫn thực hiện bạn có thể tham khảo:

+ Cách thực hiện:

  • Ở cách này bạn cần chuẩn bị 50 gram lá khoai lang non, 12 gram đậu xanh và một ít muối hạt giã nhuyễn.
  • Rau lang sau khi thu hái về đem rửa sạch, ngâm trong nước muối rồi vớt ra để ráo nước.
  • Cho rau lang, đậu xanh và muối vào cối giã nát. Sau đó đem bọc trong túi vải mỏng sạch rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị nổi mụn nhọt.
  • Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày hai lần cho đến khi nhọt sạch mủ và lành hẳn là được.

5/ Lá chua me đất

Chua me đất là loại cây thường mọc hoang dại bên trong vườn nhà, chúng thường được sử dụng làm thực phẩm và làm dược liệu trị bệnh. Theo ghi chép của Tài liệu y học cổ truyền, đây là thảo dược có tính hàn với công dụng chính là thanh nhiệt giải độc và chống viêm. Nếu đang bị mụn nhọt, bạn cũng có thể sử dụng lá chua me đất để cải thiện. Thành phần dược tính trong thảo dược khi tiếp xúc với nốt mụn sẽ đẩy lùi nhanh chóng triệu chứng viêm sưng trên da. Cách thực hiện khá đơn giản, cụ thể là:

+ Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm lá chua me đất đem rửa sạch sẽ, rồi cho vào chậu nước muối loãng ngâm sát khuẩn. Sau 15 phút thì vớt ra để cho ráo nước.
  • Sau đó, đem thảo dược đi hơ trên lửa cho nóng lên rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị nổi mụn nhọt.
  • Áp dụng cách này đều đặn 2 lần/ngày, sau một thời gian bạn sẽ thấy nhọt nhanh chóng xẹp và thuyên giảm dần.
Lá chua me đất cải thiện tình trạng mụn nhọt sưng to
Lá chua me đất cải thiện tình trạng mụn nhọt sưng to

6/ Tận dụng lá ớt trị nhọt

Dùng lá ớt chữa mụn nhọt nghe có vẻ lạ nhưng mang lại hiệu quả rất tốt. Nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra, trong lá ớt chứa rất nhiều thành phần dưỡng chất có lợi đối với làn da như vitamin A, vitamin C,… Khi vùng da bị nhọt được bổ sung đầy đủ các yếu tố vi lượng này sẽ có tác dụng sát khuẩn và giải độc, giúp giảm nhẹ triệu chứng viêm sưng và hỗ trợ phục hồi tổn thương trên da. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng kết hợp lá ớt với một số loại thảo dược lành tính khác để trị mụn nhọt giúp nâng cao hiệu quả mang lại.

+ Cách thực hiện:

  • Cách 1: Rửa sạch 1 nắm lá ớt tươi, đem ngâm trong nước muối loãng 15 phút rồi vớt ra để ráo nước. Giã nát dược liệu cùng với một ít muối tinh, sau đó đắp trực tiếp lên vùng da bị nổi mụn nhọt. Để yên như vậy khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại với nước mát. Áp dụng cách này khoảng 2 lần/ngày để nhanh chóng mang lại hiệu quả.
  • Cách 2: Cần chuẩn bị 10 gram lá ớt, 10 gram lá mãng cầu xiêm và 10 gram lá bồ công anh. Đem dược liệu đi rửa sạch rồi giã nát vùng với muối tinh. Sau đó đắp trực tiếp hỗn hợp trên lên vùng da bị nhọt. Nghĩ ngơi trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch da lại với nước mát. Áp dụng cách này mỗi ngày một lần cho đến khi nhọt thuyên giảm hẳn.

7/ Lá và hoa dâm bụt

Dâm bụt là thảo dược có tính mát với công dụng chính là thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm sưng, kháng khuẩn,… Dược liệu này thường được sử dụng trong các bài thuốc dân gian giúp điều trị các bệnh lý lở ngứa và sưng đau ngoài da. Nếu đang bị mụn nhọt, bạn cũng có thể tận dụng lá và hoa dâm bụt để điều trị. Thành phần dược tính trong thảo dược khi tiếp xúc với vùng da bị nhọt sẽ có tác dụng làm mềm da và tiêu nhọt. Bạn có thể sử dụng hoa và lá dâm bụt chữa mụn nhọt theo hướng dẫn bên dưới đây:

Chữa mụn nhọt bằng lá và hoa dâm bụt được rất nhiều người tin tưởng và áp dụng tại nhà
Chữa mụn nhọt bằng lá và hoa dâm bụt được rất nhiều người tin tưởng và áp dụng tại nhà

+ Cách thực hiện:

  • Lá và hoa dâm bụt đem rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ bụi bẩn bám quanh, sau đó cho vào chậu nước muối loãng ngâm 15 phút giúp sát khuẩn.
  • Vớt dược liệu ra để cho ráo nước rồi đem đi giã nát. Sau đó cho thêm một thìa mật ong nguyên chất vào trộn đều lên để tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
  • Vệ sinh vùng da bị nhọt thật sạch sẽ, dùng khăn lau khô rồi đắp hỗn hợp trên lên da. Đợi cho hỗn hợp khô lại thì lấy ra rồi rửa sạch lại với nước.
  • Thực hiện cách này đều đặn mỗi ngày cho đến khi mụn nhọt trên da thuyên giảm hẳn.

Lưu ý khi dùng lá cây chữa mụn nhọt tại nhà

Dùng lá cây chữa mụn nhọt tại nhà là phương pháp có độ an toàn cao, nếu áp dụng trong thời gian dài cũng không gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên, khi áp dụng bạn cũng cần phải lưu ý những điều sau đây để quá trình điều trị nhanh chóng mang lại hiệu quả và hạn chế để lại tổn thương trên da:

  • Nên sử dụng lá cây không bị sâu bệnh hoặc nhiễm hóa chất để trị mụn nhọt. Chú ý vệ sinh lá thật kỹ và ngâm trong nước muối 15 phút trước khi sử dụng để có thể loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây hại bám trên lá.
  • Lựa chọn phương pháp điều trị mụn nhọt tại nhà sao cho phù hợp với yếu tố cơ địa của bản thân. Tuyệt đối không dùng thảo dược mà cơ thể bị dị ứng để điều trị, điều này sẽ khiến cho tình trạng mụn trên da trở nên tồi tệ hơn.
  • Sau khi dùng lá cây trị mụn nhọt, nếu thấy da có cảm giác châm chích, ngứa ngáy, sưng đỏ, bỏng rát,… thì phải ngừng ngay lập tức. Nếu tình trạng này vẫn không thuyên giảm sau vài ngày, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý.
  • Tuyệt đối không được dùng tay cạy hoặc nặn mụn, tránh tình trạng vi khuẩn từ tay xâm nhập vào bên trong gây nhiễm trùng da. Vệ sinh da theo hướng dẫn của chuyên gia để có thể loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây hại tồn tại trên da.
  • Các mẹo trị mụn nhọt được lưu truyền trong dân gian mang lại hiệu quả khá chậm, yêu cầu bạn phải áp dụng đều đặn mỗi ngày trong khoảng thời gian khá dài mới mang lại hiệu quả tích cực.
  • Trong quá trình điều trị mụn nhọt bằng lá cây, bạn cũng cần cần chủ động có các biện pháp bảo vệ da. Tránh để tác nhân gây hại bên ngoài môi trường xâm nhập vào bên trong gây nhiễm trùng. Đồng thời, thay đổi lại thói quen ăn uống và sinh hoạt sao cho khoa học.
Câng giữ gìn vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ để ngăn ngừa tình trạng lây lan mụn nhọt sang vùng da xung quanh
Cần giữ gìn vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ để ngăn ngừa tình trạng lây lan mụn nhọt sang vùng da xung quanh

Trên đây là 7 cách trị mụn nhọt bằng lá cây đơn giản và hiệu quả tại nhà mà chúng tôi tổng hợp bạn có thể tham khảo. Nếu bị mụn nhọt với mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng các mẹo ở trên để hỗ trợ điều trị và loại bỏ các triệu chứng khó chịu do mụn nhọt gây ra. Chú ý áp dụng đúng công thức và đúng cách để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất, tránh phát sinh biến chứng không mong muốn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android