Cách Chữa Nổi Mề Đay Khi Mang Thai
Nguyên nhân nổi mề đay khi mang thai
Để chữa nổi mề đay ở bà bầu không tái phát, chúng ta cần đi từ nguyên nhân gốc rễ gây bệnh. Theo lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn hệ thống Nhà thuốc Đỗ Minh Đường), bệnh nổi mề đay khi mang thai có thể xuất phát từ căn nguyên sau:
- Thay đổi nội tiết khi mang bầu: Lượng hormone nội tiết gồm Estrogen và Progesteron gia tăng khiến cơ thể mẹ kích ứng, gây ra mề đay.
- Dùng thực phẩm chức năng: Trong quá trình mang bầu, mẹ thường bổ sung sắt, canxi, vitamin,… để bé phát triển khỏe mạnh. Khi dị ứng với thành phần của viên uống, cơ thể mẹ sẽ nổi mề đay.
- Dị ứng thực phẩm: Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu không phù hợp có thể khiến da nổi mề đay. Nhất là các món ăn dễ gây dị ứng phải kể đến như lạc, các loại hải sản,…
- Tiếp xúc các dị nguyên: Một số mẹ bầu dị ứng côn trùng đốt, phấn hoa, lông chó, mèo,…
- Miễn dịch suy giảm: Sức đề kháng ở mẹ bầu suy giảm khi mang thai là điều kiện lý tưởng để bệnh da liễu phát mạnh, trong đó có mề đay.
- Nguyên nhân khác: Thời tiết đổi mùa, di truyền,… cũng là nguyên nhân gây mề đay khi mang thai.
Mề đay ở bà bầu không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà còn gây hại tới thai nhi. Mẹ bầu tăng nguy cơ sảy thai, thai kém phát triển. Trẻ sinh ra mắc các tật về hàm ếch, bệnh hô hấp… Do đó, mẹ bầu cần sớm tìm nguyên nhân và cách chữa nổi mề đay khi mang thai hiệu quả.
Các cách chữa nổi mề đay khi mang thai
Mề đay dù không nguy hiểm đến tính mạng bà bầu nhưng để lại nhiều dị tật cho thai nhi. Vì vậy, bà bầu nổi mề đay cần được điều trị để đẩy lùi bệnh sớm. Tùy theo mức độ nặng, nhẹ mà có cách chữa bệnh hiệu quả:
Cách chữa mề đay cho bà bầu bằng mẹo dân gian
Cách chữa nổi mề đay cho bà bầu nhờ mẹo dân gian chỉ được áp dụng khi mới chớm xuất hiện triệu chứng. Cách điều trị có ưu điểm và hạn chế nhất định:
Ưu điểm:
- Có độ an toàn cao, không gây tác dụng phụ cho mẹ và thai nhi trong bụng
- Dược liệu có sẵn, dễ tìm, không tốn kém.
- Thực hiện đơn giản và áp dụng được ngay.
Nhược điểm:
- Chỉ dùng khi tình trạng bệnh mới, ở mức độ nhẹ.
- Các mẹo có hiệu quả chậm, tùy thuộc vào cơ địa của người bệnh.
Một số cách chữa mề đay cho mẹ bầu mà bạn có thể tham khảo:
- Chườm lạnh: Dùng khăn mềm bọc vào đá sạch và dùng chườm lên da nổi mề đay từ 10 – 15 phút. Làn da sẽ được làm dịu nhanh chóng, bớt mẩn đỏ.
- Uống trà thảo mộc: Trà thảo mộc giúp cơ thể mẹ bầu được thanh lọc, mát từ trong ra ngoài. Qua đó, tình trạng mề đay cũng bớt và không tái phát. Một số loại trà như trà gừng, trà nhài, trà hoa cúc được các mẹ bầu yêu thích nhiều nhất.
- Tắm dược liệu: Mẹ bầu sử dụng một số dược liệu như lá ngải cứu, lá tía tô, lá khế, lá kinh giới đun nước. Dùng nước dược liệu tắm mỗi ngày sẽ làm mề đay lặn mất tăm.
Lưu ý, mẹ bầu cần ngâm dược liệu qua với nước muối loãng để loại sạch vi khuẩn, bụi bẩn trước khi thực hiện. Nếu không, các loại vi khuẩn, nấm, bụi bẩn có thể làm gia tăng tình trạng mề đay hơn.
Cách trị mề đay cho bà bầu bằng Đông y
Cách điều trị bệnh bằng Đông y là sự kết hợp của các dược liệu quý trong tự nhiên. Đông y chữa bệnh từ căn nguyên gây mề đay: Trừ phong tà, tiêu độc, bổ thận,… Do đó, mề đay được trị khỏi và ít có cơ hội tái phát.
Ưu điểm:
- Độ an toàn, lành tính cao, không gây tác dụng phục cho mẹ, không ảnh hưởng tới thai nhi.
- Tác dụng vào gốc rễ gây bệnh, đảm bảo hiệu quả bền vững, không tái phát.
Nhược điểm:
- Bài thuốc Đông y chữa mề đay có hiệu quả chậm. Người bệnh cần kiên trì áp dụng theo hướng dẫn để khỏi bệnh.
Tiêu Phong Tán
Bài thuốc này có tác dụng khu phong tán hàn (đánh tan phong hàn), thanh nhiệt giải độc (thanh lọc cơ thể, giải trừ độc tố), tiêu viêm và giảm ngứa. Thích hợp cho các trường hợp mề đay sau sinh do phong hàn xâm nhập, biểu hiện bằng các nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy, có thể kèm theo sợ lạnh, đau đầu.
-
Thành phần:
- Kinh giới (12g): chứa tinh dầu menthol và thymol có tác dụng kháng khuẩn, chống dị ứng và giảm ngứa.
- Phòng phong (12g): chứa ligustilide có tác dụng chống co thắt, giảm đau, chống viêm và ức chế giải phóng histamine, một chất trung gian gây dị ứng.
- Bạch chỉ (12g): chứa Angelica sinensis polysaccharide có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và tăng cường miễn dịch.
- Cam thảo (8g): chứa glycyrrhizin có tác dụng chống viêm, giảm đau và chống dị ứng.
Tiêu Ban Hoàn Bì Thang
Bài thuốc có tác dụng khu phong, trừ thấp, thanh nhiệt, lương huyết, hoạt huyết, giải độc, dưỡng huyết và bổ thận. Thích hợp cho các trường hợp mề đay sau sinh do phong nhiệt hoặc phong thấp, biểu hiện bằng các nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy, nóng rát, có thể kèm theo sốt, đau đầu, mệt mỏi.
-
Thành phần:
- Kim ngân hoa (16g): chứa chlorogenic acid, luteolin có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống dị ứng.
- Ké đầu ngựa (12g): chứa flavonoid có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, giảm ngứa.
- Bồ công anh (12g): chứa taraxasterol có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa.
Nhân Trần Cao
Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, hỗ trợ chức năng gan, giúp giảm mề đay do tích tụ độc tố trong cơ thể, biểu hiện bằng các nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy, vàng da, mệt mỏi, chán ăn.
-
Thành phần – Tác động:
- Nhân trần (16g): chứa tinh dầu và các hoạt chất như scoparone và isoscoparone có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, mát gan.
- Hạ khô thảo (12g): chứa flavonoid và coumarin có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, giảm ngứa.
- Diệp hạ châu (12g): chứa phyllanthin và hypophyllanthin có tác dụng bảo vệ gan, tăng cường giải độc gan.
Ngọc Bích Tán
Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, chỉ huyết và tiêu viêm. Thích hợp cho các trường hợp mề đay sau sinh do huyết nhiệt, biểu hiện bằng các nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy, đau rát, có thể kèm theo sốt, khát nước, táo bón.
-
Thành phần:
- Ngọc trúc (12g): chứa silicic acid có tác dụng giảm viêm và làm dịu da.
- Sinh địa (16g): chứa mannitol có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt.
- Mẫu đơn bì (12g): chứa paeoniflorin có tác dụng chống viêm và giảm đau.
Hoàng Liên Giải Độc Thang
Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tả hỏa, táo thấp và tiêu viêm, đặc biệt hiệu quả trong trường hợp mề đay do nhiệt độc, biểu hiện bằng các nốt mẩn đỏ, sưng phù, ngứa ngáy dữ dội, có thể kèm theo sốt cao, bứt rứt, khó chịu.
-
Thành phần:
- Hoàng liên (12g): chứa berberine có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa.
- Hoàng cầm (12g): chứa baicalin có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, bảo vệ gan.
- Chi tử (8g): chứa geniposide có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa và bảo vệ gan.
Quy trình sắc thuốc
Để thuốc Đông y phát huy tối đa công dụng, việc sắc thuốc đúng cách là vô cùng quan trọng. Dưới đây là 5 bước chính:
- Sơ chế dược liệu: Rửa sạch các vị thuốc bằng nước lạnh, ngâm trong nước khoảng 30 phút để dược liệu mềm và dễ tiết chất. Lưu ý không ngâm quá lâu, đặc biệt là các loại thảo dược có tinh dầu dễ bay hơi.
- Cho thuốc vào ấm sắc: Đổ thuốc đã ngâm vào ấm sắc, thêm lượng nước vừa đủ (thường là ngập mặt thuốc khoảng 2-3cm). Nếu có thuốc thang dạng bột, nên hòa tan với nước trước khi cho vào ấm.
- Đun thuốc: Đặt ấm sắc lên bếp, đun lửa to cho đến khi nước sôi. Sau đó, hạ nhỏ lửa và tiếp tục đun liu riu trong khoảng thời gian tùy thuộc vào loại thuốc (thường từ 30 phút đến 1 tiếng).
- Chắt nước thuốc: Khi thuốc đã sắc đủ thời gian, tắt bếp và chắt lấy nước thuốc lần 1. Sau đó, đổ thêm nước vào ấm và sắc lại lần 2 trong khoảng thời gian ngắn hơn lần 1 (khoảng 15-20 phút).
- Pha trộn và sử dụng: Trộn đều nước thuốc lần 1 và lần 2. Chia thuốc thành 2 phần đều nhau và uống luôn trong ngày. Nên uống thuốc khi còn ấm để mang đến hiệu quả điều trị tốt nhất.
Lưu ý:
- Việc sử dụng cần có sự tư vấn và hướng dẫn của thầy thuốc Đông y có chuyên môn.
- Liều lượng và cách dùng có thể thay đổi tùy theo tình trạng bệnh và cơ địa của từng người.
- Bên cạnh việc sử dụng thuốc, sản phụ nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi đầy đủ, tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng và giữ tinh thần thoải mái để hỗ trợ quá trình điều trị.
Cách chữa mề đay khi mang thai bằng thuốc Tây y
Chữa mề đay cho mẹ bầu bằng mẹo dân gian hoặc bài thuốc Đông y đều có độ an toàn cao. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại khá chậm và chỉ áp dụng khi bệnh nhẹ. Nếu bà bầu nổi mề đay nghiêm trọng, kéo dài thì các loại thuốc Tây y được cân nhắc sử dụng.
Ưu điểm:
- Sử dụng theo liều rất đơn giản.
- Tiết kiệm thời gian, không cần chuẩn bị thuốc cầu kỳ.
- Tác dụng nhanh, giảm mẩn đỏ ngay sau khi uống thuốc.
Nhược điểm:
- Một số thành phần thuốc có thể ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.
- Dễ tái phát nhiều lần khi gặp điều kiện, môi trường thuận lợi.
- Chi phí điều trị mề đay cao hơn các cách chữa khác.
Cách chữa bệnh mề đay cho bà bầu bằng Tây y cần được thăm khám và kê đơn của bác sĩ chuyên khoa. Mẹ bầu không được phép tùy tiện sử dụng, tránh gây dị tật, sinh non… Dưới đây là một số loại thuốc thường dùng phổ biến trong điều trị mề đay cho thai phụ:
Thuốc Histamin: Điển hình là 2 loại thuốc Cetirizin, Loratadin được bào chế ở dạng uống và bôi. Thuốc giúp da mẹ bầu giảm ngứa, phục hồi nhanh chóng nhờ ức chế Histamin.
Cetirizin (dạng uống):
-
Liều dùng:
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 10mg/ngày, uống một lần hoặc chia làm 2 lần.
- Trẻ em 6-12 tuổi: 5mg/lần, ngày 2 lần.
- Trẻ em 2-6 tuổi: 2,5mg/lần, ngày 2 lần.
- Đối tượng chỉ định: Viêm mũi dị ứng, mề đay mạn tính, các triệu chứng dị ứng khác.
- Chống chỉ định: Quá mẫn với cetirizin hoặc các thành phần của thuốc, suy thận nặng.
- Giá thành: Khoảng 10.000 – 20.000 VNĐ/hộp 10 viên.
Loratadin (dạng uống):
-
Liều dùng:
- Người lớn và trẻ em > 12 tuổi: 10mg/ngày/lần.
- Trẻ em 2-12 tuổi: 5mg/ngày nếu cân nặng < 30kg, 10mg/ngày nếu cân nặng >= 30kg.
- Đối tượng chỉ định: Viêm mũi dị ứng, mề đay mạn tính, các triệu chứng dị ứng khác.
- Chống chỉ định: Quá mẫn với loratadin hoặc các thành phần của thuốc.
- Giá thành: Khoảng 15.000 – 30.000 VNĐ/hộp 10 viên.
Thuốc Corticoid: Thuốc cũng được bào chế ở cả hai dạng uống và bôi. Các tên thuốc phổ biến phải kể đến như Triamcinolone, Budesonide…
- Liều dùng: Tùy thuộc vào dạng bào chế (kem, mỡ, dung dịch tiêm…), mức độ tổn thương và ở vị trí nào.
- Đối tượng chỉ định: Mề đay cấp tính và mạn tính, các bệnh lý da liễu khác có đáp ứng với corticosteroid.
- Chống chỉ định: Nhiễm trùng da nguyên phát do virus, vi khuẩn, nấm; lao da, zona; loét da; trẻ em dưới 2 tuổi (dạng bôi ngoài da).
- Giá thành: Tùy thuộc vào dạng bào chế và hàm lượng.
Thuốc Steroid: Thuốc bôi da giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy, đau rát. Đồng thời, thuốc cấp ẩm và phục hồi da hữu hiệu.
Một số lưu ý khi dùng thuốc tây chữa mề đay ở bà bầu
Cách chữa nổi mề đay khi mang thai bằng thuốc tây y chỉ được áp dụng trong trường hợp bệnh lý đã nặng. Bên cạnh đó, mẹ bầu dùng tân dược cần lưu ý những điều sau để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé:
- Không tùy tiện dùng thuốc, tăng giảm liều thuốc khi chưa được bác sĩ đồng ý.
- Chú ý thời điểm uống thuốc mỗi ngày theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Chủ động theo dõi sức khỏe, các phản ứng cơ thể khi dùng thuốc.
- Đến cơ sở y tế ngay khi có tác dụng phụ: Chóng mặt, buồn nôn,…
- Mua thuốc tại viện, quầy thuốc uy tín để tránh mua phải thuốc giả.
Mẹ bầu nổi mề đay cần ghi nhớ điều gì để mau khỏi bệnh?
Chế độ sinh hoạt hằng ngày cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc điều trị mề đay bà bầu. Do đó, mẹ cần note lại những lưu ý sau để làm theo:
- Xây dựng chế độ ăn khoa học, loại bỏ các món gây dị ứng.
- Vệ sinh cơ thể, làm sạch da để tránh viêm.
- Dùng mỹ phẩm chính hãng, không có chất tẩy, hóa chất độc hại cho da.
- Không tiếp xúc dị nguyên: Lông chó mèo, phấn hoa,…
- Không gãi, chà xát vào vùng da nổi mẩn do mề đay.
- Lựa chọn quần áo thoáng mát, chất liệu dễ thấm mồ hôi.
- Vệ sinh nhà cửa, phòng ở sạch sẽ.
- Tăng cường luyện tập thể thao để cải thiện miễn dịch.
Bằng những cách chữa nổi mề đay khi mang thai mà Vietmecgroup.com chia sẻ trên đây, tin chắc mẹ bầu đã có được cách ứng phó kịp thời. Tốt hơn hết, mẹ bầu cần chủ động thăm khám sớm để có hướng điều trị đúng đắn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!