Cách Chữa Nứt Kẽ Hậu Môn

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

  • Chế độ ăn giàu chất xơ: Thực phẩm giàu chất xơ giúp bạn dễ đi ngoài hơn, hạn chế tình trạng táo bón gây nứt kẽ hậu môn. Một số loại thực phẩm tốt mà người bệnh nên sử dụng bao gồm rau họ cải, trái cây, ngũ cốc nguyên cám.
  • Uống đủ nước: Nước là thành phần thiết yếu giúp phân mềm mại, dễ dàng di chuyển qua đường ruột. Khi cơ thể thiếu nước, phân sẽ bị khô cứng, gây khó khăn khi đi ngoài và làm trầm trọng thêm vết nứt hậu môn.
  • Đi đại tiện đúng lúc: Tránh nhịn đi vệ sinh để ngăn ngừa táo bón.
  • Vệ sinh hậu môn đúng cách: Sử dụng giấy vệ sinh mềm mại, không mùi hương để tránh kích ứng. Thấm khô nhẹ nhàng thay vì chà xát mạnh. Bạn có thể cân nhắc sử dụng vòi xịt hoặc khăn ướt dành riêng cho vùng nhạy cảm để đảm bảo vệ sinh hiệu quả.
  • Tập thể dục thường xuyên: Vận động thường xuyên giúp kích thích nhu động ruột, hỗ trợ quá trình đào thải chất thải, ngăn ngừa táo bón và giảm nguy cơ hình thành các vết nứt hậu môn.

Ngâm hậu môn với nước ấm (Sitz bath)

Đây là phương pháp ngâm vùng hậu môn trong một chậu ngồi chứa nước ấm. Nước ấm giúp giãn cơ thắt hậu môn, giảm đau, giảm co thắt và thúc đẩy lưu lượng máu đến khu vực này, hỗ trợ lành vết thương.

ngâm nước ấm chữa nứt kẽ hậu môn
Ngâm nước ấm chữa nứt kẽ hậu môn

Để thực hiện phương pháp này, bạn cần chuẩn bị: chậu ngồi chuyên dụng, nước ấm (36-38 độ C), ½ chén muối Epsom 

Các bước thực hiện:

  • Đổ nước ấm vào chậu ngồi, đảm bảo mực nước đủ để ngập phần mông và hậu môn.
  • Thêm muối Epsom và khuấy đều cho tan.
  • Ngâm mình trong chậu ngồi trong khoảng 10-15 phút.
  • Sau khi ngâm, vỗ nhẹ nhàng vùng hậu môn bằng khăn mềm để làm khô.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ cho chậu ngồi sau mỗi lần sử dụng.
  • .Thực hiện ngâm sitz bath 2-3 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau khi đi ngoài.
  • Không nên ngâm nước quá nóng vì có thể gây bỏng rát. Không nên thêm xà phòng, sữa tắm hoặc các chất tẩy rửa khác vào nước ngâm.Thực hiện ngâm hậu môn khoảng 2-3 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau khi đi ngoài.

Mặc dù an toàn và hiệu quả cho hầu hết mọi người, nhưng ngâm hậu môn không được khuyến khích trong một số trường hợp, chẳng hạn như nhiễm trùng nặng ở vùng hậu môn, hoặc bị bệnh trĩ nặng. 

Sử dụng thuốc bôi giảm đau

Dưới đây là một số loại thuốc bôi thường gặp:

  • Kháng sinh: Tetracyclin giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm nhiễm.
  • Giảm đau: Anusol – HC, Proctolog giúp giảm đau rát, ngứa ngáy.
  • Giãn cơ: Nitroglycerin, Glyceryl Trinitrate (GTN) giúp giãn cơ vòng hậu môn, giảm áp lực lên vết nứt.

Đây chỉ là một vài loại thuốc bôi thông dụng. Việc lựa chọn loại thuốc bôi phù hợp phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của từng người. Bác sĩ sẽ là người quyết định loại thuốc và liều lượng phù hợp nhất cho bạn.

Anusol-HC bôi nứt kẽ hậu môn
Anusol-HC bôi nứt kẽ hậu môn

Để thuốc bôi phát huy tối đa tác dụng và giảm thiểu nguy cơ tác dụng phụ, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và các lưu ý sau:

  • Rửa sạch tay bằng xà phòng sát khuẩn trước khi sử dụng thuốc.
  • Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ bằng nước ấm và lau khô nhẹ nhàng.
  • Đeo găng tay dùng một lần khi bôi thuốc.
  • Bôi một lượng thuốc mỏng lên vùng da bị tổn thương theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tránh để thuốc bôi tiếp xúc với mắt, niêm mạc mũi hoặc miệng.
  • Rửa sạch tay lại sau khi bôi thuốc nứt kẽ hậu môn

Các biện pháp tự nhiên

Dầu dừa

Dầu dừa từ lâu đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời trong chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp. Đặc tính kháng khuẩn, dưỡng ẩm và chống viêm của dầu dừa có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng nứt kẽ hậu môn.

Cách dùng: Bạn có thể thoa một lượng nhỏ dầu dừa nguyên chất lên vùng da bị tổn thương sau khi vệ sinh sạch sẽ. Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày. 

Dầu dừa có thể không phù hợp với tất cả mọi người khi điều trị. Nếu bạn gặp phải bất kỳ kích ứng nào, hãy ngừng sử dụng ngay lập tức và liên hệ đến bác sĩ. 

Nha đam

Nha đam (lô hội) được biết đến với đặc tính làm mát, dịu nhẹ và kích thích lành vết thương. Gel nha đam có thể giúp giảm viêm, giảm ngứa rát và hỗ trợ tái tạo tế bào da ở vùng hậu môn bị tổn thương.

Cách dùng: Lấy phần gel bên trong lá nha đam tươi, rửa sạch và thoa đều lên vùng da bị nứt kẽ. Để yên trong 15-20 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm. Thực hiện 1-2 lần mỗi ngày.

chữa nứt kẽ hậu môn bằng nha đam
Chữa nứt kẽ hậu môn bằng nha đam

Lá mồng tơi

Lá mồng tơi là một loại rau quen thuộc, dễ tìm và có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu. Nước lá mồng tơi được sử dụng như một bài thuốc dân gian để giảm sưng viêm và giúp vết thương mau lành.

Cách dùng: Rửa sạch một nắm lá mồng tơi tươi, giã nát hoặc xay nhuyễn rồi chắt lấy nước cốt. Pha loãng nước cốt lá mồng tơi với nước ấm để ngâm rửa vùng hậu môn sau khi đi ngoài.

Dầu oliu

Dầu oliu giàu chất béo không bão hòa đơn có tác dụng bôi trơn đường ruột, giúp phân mềm mại hơn, dễ dàng đi ngoài và giảm thiểu nguy cơ trầy xước hậu môn.

Cách dùng: Bạn có thể sử dụng dầu oliu để chế biến các món ăn hàng ngày. Ngoài ra, một số người còn áp dụng cách trộn dầu oliu, mật ong và sáp ong theo tỷ lệ bằng nhau, đun nóng để tạo thành hỗn hợp bôi trơn vùng hậu môn.

Các biện pháp tự nhiên nêu trên có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng nứt kẽ hậu môn. Tuy nhiên, hiệu quả của chúng có thể khác nhau tùy từng người. Nếu tình trạng nứt kẽ hậu môn không cải thiện sau một thời gian hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng,  hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android