Cách Chữa Vảy Nến Da Đầu Tại Nhà
Top 10 cách chữa vảy nến da đầu hiệu quả, dễ thực hiện
Sử dụng giấm táo
Giấm táo có tính kháng khuẩn tự nhiên, giúp giảm ngứa và bong tróc. Độ axit nhẹ của giấm táo còn góp phần cân bằng pH của da đầu giúp da khỏe mạnh hơn, phục hồi tốt hơn và cũng hạn chế được nhiều nguy cơ gây bệnh. Vì vậy, sau một vài lần sử dụng giấm, bạn sẽ thấy làn da giảm vảy nến, bong tróc ít hơn rõ rệt.
Cách thực hiện:
- Pha giấm táo với nước lọc theo tỷ lệ 1:1.
- Thoa hỗn hợp lên da đầu, massage nhẹ nhàng, sau đó xả sạch.
- Với công thức này, người bệnh chỉ nên thực hiện mỗi tuần 2 lần để cho hiệu quả tốt nhất.
Muối epsom
Muối epsom là loại muối không được phép dùng khi nấu nướng, ăn uống, chúng là hợp chất bao gồm oxi, lưu huỳnh, magie, khi ăn trực tiếp sẽ gây ra ngộ độc. Nhưng epsom lại là nguyên liệu được dùng rất thường xuyên trong các lĩnh vực làm đẹp cũng như điều trị bệnh hiện nay. Muối epsom cung cấp khả năng phục hồi những tế bào da bị tổn thương, bảo vệ da khỏi tác nhân gây hại nhờ nguồn vi chất, khoáng chất dồi dào.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Trộn 1 thìa muối với dầu gội như bình thường, sau đó thoa đều lên đầu. Gội đầu nhẹ nhàng khoảng 3 phút và xả lại bằng nước mát.
- Cách 2: Hòa nửa thìa muối với 1 cốc nước, sau đó thoa nước lên da đầu. Đợi thêm khoảng nửa tiếng sẽ gội lại đầu với nước sạch, không cần sử dụng dầu gội.
Dầu dừa
Dầu dừa có đặc tính kháng viêm, dưỡng ẩm, giúp làm mềm da, giảm bong tróc và xoa dịu cảm giác ngứa. Do đó, người bị bệnh vảy nến da đầu có thể lựa chọn dầu dừa để phục hồi, chăm sóc làn da mà không lo lắng xảy ra các tác dụng phụ.
Cách thực hiện:
- Dùng 3 thìa dầu dừa dạng lỏng, lấy bông để chấm đều lên vùng da đang bị bệnh vảy nến sau khi đã gội sạch đầu.
- Dùng khăn bông để trùm lại toàn bộ tóc, ủ đầu trong khoảng 30 phút hoặc qua đêm, sau đó gội đầu sạch.
- Áp dụng đều đặn 2-3 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả nhanh chóng.
Lá lốt
Lá lốt sẽ giúp kháng viêm, loại bỏ các vi khuẩn gây viêm nhiễm, hỗ trợ thúc đẩy tuần hoàn máu dưới da đầu đáng ghi nhận. Bên cạnh đó, lá lốt còn cải thiện những tế bào da đang bị tổn thương, giúp rút ngắn thời gian phục hồi cho bệnh nhân.
Cách thực hiện:
- Dùng khoảng một nắm cây lá lốt tươi, lấy cả thân và lá.
- Rửa sạch lá lốt rồi cắt thành những khúc ngắn, nấu với 3 lít nước cho sôi trong 15 phút.
- Sau đó, bệnh nhân chắt lấy nước để gội đầu, hàng tuần có thể gội 2 – 3 lần để cải thiện bệnh tốt nhất.
Nha đam (lô hội)
Nha đam chứa các hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn, làm dịu da và thúc đẩy quá trình lành thương. Thoa gel nha đam giúp tình trạng vảy nến hạn chế bùng phát dữ dội, các triệu chứng dịu đi khá nhiều. Lớp da bong tróc sẽ ít đi, làn da có độ ẩm tốt nên cũng phục hồi nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Lô hội rửa sạch, gọt bỏ vỏ và xay nhuyễn để lấy phần gel.
- Thoa gel nha đam lên vùng da đầu bị vảy nến, massage nhẹ nhàng cho các dưỡng chất thẩm thấu vào da rồi gội lại sau 20 – 30 phút.
- Lặp lại 2-3 lần mỗi tuần, sau một khoảng thời gian bạn sẽ thấy da đầu cải thiện đáng kể.
Dùng trà gừng
Gừng có đặc tính chống viêm mạnh mẽ, giúp cải thiện tình trạng mẩn đỏ, sưng tấy và kích ứng do vảy nến gây ra.
Khi bị vảy nến trên đầu, người bệnh có thể dùng trà gừng để chữa trị từ sâu bên trong.
Cách thực hiện:
- Thái mỏng vài lát gừng tươi rồi cho vào cốc nước nóng.
- Hãm trà trong 3 phút, thêm một ít mật ong cho dễ uống rồi sử dụng trà ngay khi còn nóng sẽ cho công dụng tốt nhất.
- Tuy nhiên, trà gừng không phù hợp với những bệnh nhân huyết áp cao.
Dầu oliu
Dầu oliu có các công dụng gần giống với dầu dừa, đồng thời còn có thêm chức năng chống lại quá trình oxy hóa, hỗ trợ thúc đẩy làn da lành lại nhanh hơn, đẩy lùi vẩy nến. Làn da của người bệnh không còn bị tróc vảy nhiều, da mềm hơn và không bị bội nhiễm.
Cách thực hiện:
- Dùng 3 thìa dầu oliu cho vào 1 chiếc bát, hấp cách thủy hoặc quay trong lò vi sóng để làm ấm dầu, lưu ý không làm dầu sôi sẽ gây biến chất.
- Chấm đều dầu còn ấm lên các vùng da đang bị vảy nến trên đầu, có thể massage thêm khoảng 3 phút.
- Chụp mũ ủ tóc và để qua đêm, tới sáng hôm sau sẽ gội lại với nước ấm.
- Cách làm từ dầu oliu này có thể thực hiện đều đặn mỗi ngày.
Bồ kết
Trong bồ kết còn có chứa các thành phần giúp loại bỏ một số nấm, khuẩn, làm sạch các lớp vảy sừng trên da đầu. Bồ kết giúp hạn chế tình trạng da đầu tiết dầu thừa, da mềm mịn và có độ ẩm hơn, khi sờ vào chân tóc không còn thấy khô ráp hay cứng.
Cách thực hiện:
- Nướng khoảng 4 – 5 quả bồ kết cho lớp vỏ cháy xém, tỏa mùi thơm.
- Đun sôi với nước trong khoảng 15 phút rồi gội đầu.
Sau một thời gian ngắn, vảy nến da đầu sẽ giảm đi rõ rệt, làn da khỏe hơn và mái tóc cũng dày, mượt hơn.
Sữa chua
Không chỉ có lợi cho sức khỏe, sữa chua còn thường được dùng làm nguyên liệu đắp mặt, giúp loại bỏ các tế bào chết, tạo độ ẩm cho da và hạn chế các cơn ngứa ngáy. Dùng sữa chua thường xuyên vừa giúp da phục hồi tốt sau các tổn thương gây ra bởi vảy nến, vừa giúp cung cấp độ ẩm cho da đầu, dưỡng nang tóc khỏe mạnh hơn.
Cách thực hiện:
- Dùng 1 hộp sữa chua không đường thoa đều lên da đầu.
- Massage đầu nhẹ nhàng trong vòng một vài phút.
- Ủ tóc khoảng 30 phút bằng khăn bông sạch hoặc mũ ủ đầu rồi gội lại đầu với nước mát.
- Hàng tuần, chỉ dùng sữa chua để ủ 1 lần, không cần sử dụng quá nhiều.
Lòng đỏ trứng gà
Trong lòng đỏ trứng gà có chứa lượng lớn các vitamin, dưỡng chất thiết yếu đối với làn da. Đặc biệt là lipid, protein cùng với hàm lượng vitamin A. Làn da theo đó sẽ mềm hơn, da có độ ẩm rõ rệt, các vi khuẩn bám trụ trên da đầu cũng được loại bỏ dễ dàng.
Cách thực hiện:
- Dùng 2 quả trứng gà, tách lấy lòng đỏ và giữ lại 1 lòng trắng.
- Đánh tan lòng đỏ cho lòng trứng sệt lại.
- Thoa lòng đỏ lên da đầu khi đã nguội bớt, ủ tóc trong 30 phút rồi gội sạch đầu.
- Lòng trắng vừa được giữ lại sẽ tiếp tục thoa lên da và ủ thêm 30 phút nữa. Cuối cùng, dùng nước ấm để gội sạch.
Lưu ý: Không sử dụng lòng trứng cho những trường hợp bệnh nhân có tình trạng chảy mủ, da đầu bị sưng đỏ.
Những điều cần lưu ý khi điều trị vảy nến da đầu tại nhà
Để việc chữa trị bệnh vảy nến da đầu bằng những mẹo tại nhà cho kết quả tốt nhất, người bệnh cần chú ý thêm những điều quan trọng như sau:
- Trước khi sử dụng bất cứ cách chữa vảy nến da đầu tại nhà nào, các bạn cần phải làm sạch da đầu, điều này sẽ giúp loại bỏ các bụi bẩn, mồ hôi tích tụ trên da, các công thức khi sử dụng sẽ cho hiệu quả tốt hơn.
- Trong quá trình gội đầu, chú ý không cào gãi mạnh sẽ khiến làn da bị tổn thương.
- Tuyệt đối không sử dụng các hóa chất tạo kiểu tóc, dù là ép, uốn, đặc biệt là nhuộm tóc sẽ rất dễ kích thích vảy nến, khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
- Uống đủ nước mỗi ngày, tích cực ăn nhiều trái cây, rau xanh, chế độ ăn uống khoa học, hợp lý.
- Tránh dùng các thức uống có cồn, chất kích thích, những món ăn có nguy cơ gây dị ứng để bệnh không tiến triển nặng hơn.
- Nếu sau một thời gian áp dụng các cách chữa tại nhà nhưng không cho hiệu quả tốt, bệnh nhân cần chuyển sang phương pháp điều trị khác.
Trên đây là toàn bộ các thông tin về những cách chữa vảy nến da đầu tại nhà được đánh giá cao nhất hiện nay. Bệnh nhân có thể tham khảo để lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp, cần lưu ý thêm rằng chúng ta vẫn phải sử dụng các phương thuốc đặc trị để kiểm soát bệnh tốt nhất. Thực hiện liệu trình chữa bệnh đúng theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp các bạn thu về kết quả như mong muốn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!