Cách Chữa Viêm Họng Mãn Tính

Điều trị viêm họng mãn tính thường tập trung vào việc xử lý nguyên nhân gốc rễ và làm giảm triệu chứng. Cụ thể phương pháp điều trị như sau:

Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc kháng sinh: Nếu nguyên nhân gây viêm họng là do vi khuẩn, cần sử dụng các loại kháng sinh phù hợp. Bác sĩ sẽ chẩn đoán thông qua thăm khám và xét nghiệm để kê đơn thuốc hiệu quả nhất.
  • Thuốc chống viêm: Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen hoặc naproxen có thể giúp giảm đau và viêm. Trong một số trường hợp, có thể sử dụng thuốc corticosteroid đường uống hoặc dạngxịt.
  • Thuốc kháng histamine: Nếu tình trạng viêm họng có liên quan đến dị ứng, thuốc kháng histamine có thể giúp giảm các triệu chứng, ngăn chặn phản ứng viêm.
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Đối với viêm họng do trào ngược dạ dày – thực quản, sử dụng thuốc ức chế bơm proton sẽ ngăn chặn sản xuất axit dạ dày, giảm kích ứng cổ họng.
Ibuprofen la thuốc chống viêm sử dụng phổ biến trong điều trị viêm họng
Ibuprofen la thuốc chống viêm sử dụng phổ biến trong điều trị viêm họng

Ưu điểm:

  • Hiệu quả nhanh chóng: Thuốc tây y thường có tác dụng nhanh chóng, giúp giảm nhanh các triệu chứng như đau rát họng, ho, sốt, v.v.
  • Tiện lợi: Thuốc tây y dễ dàng mua được tại các nhà thuốc và sử dụng đơn giản.
  • Có thể điều trị các trường hợp viêm họng mãn tính do vi khuẩn: Một số loại thuốc tây y như kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn gây viêm họng.
  • Giảm nguy cơ biến chứng: Điều trị viêm họng mãn tính bằng thuốc tây y có thể giúp giảm nguy cơ biến chứng như áp xe họng, viêm tai giữa, v.v.

Nhược điểm:

  • Có thể gây ra tác dụng phụ: Một số loại thuốc tây y có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, dị ứng, v.v.
  • Có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc: Sử dụng thuốc tây y thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc, khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn trong tương lai.
  • Không điều trị được nguyên nhân gốc rễ của bệnh: Thuốc tây y chỉ giúp giảm triệu chứng chứ không điều trị được nguyên nhân gốc rễ của bệnh viêm họng mãn tính.
  • Có thể tương tác với các loại thuốc khác: Một số loại thuốc tây y có thể tương tác với các loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng, dẫn đến nguy cơ tác dụng phụ.

Các phương pháp can thiệp ngoại khoa chữa viêm họng

Phẫu thuật điều trị viêm họng mãn tính thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Viêm amidan mãn tính tái phát: Khi amidan bị viêm nhiễm thường xuyên, có thể dẫn đến tình trạng quá phát (phì đại), gây cản trở đường thở hoặc tình trạng viêm tái phát nhiều lần, phẫu thuật cắt amidan có thể được cân nhắc.
  • Viêm họng hạt: Đặc trưng bởi sự xuất hiện của các tổ chức lympho dạng hạt ở niêm mạc họng sau. Phẫu thuật có thể cần thiết để loại bỏ các hạt này khi chúng gây ra các triệu chứng khó chịu.
  • Áp xe quanh amidan: Là một biến chứng của viêm amidan, áp xe quanh amidan có thể đòi hỏi dẫn lưu mủ kết hợp với phẫu thuật cắt amidan để ngăn ngừa tái phát.

Các kỹ thuật ngoại khoa phổ biến:

  • Cắt amidan (Tonsillectomy): Là thủ thuật phổ biến nhất được thực hiện để điều trị viêm amidan tái phát hoặc quá phát. Phẫu thuật cắt amidan liên quan đến việc cắt bỏ hoàn toàn hai amidan ở hai bên họng.
  • Nạo tiền đình mũi (Adenoidectomy): Thường được thực hiện cùng lúc với phẫu thuật cắt amidan, đặc biệt ở trẻ em. Nạo tiền đình mũi giúp loại bỏ các mô lympho ở phía sau khoang mũi, là vị trí dễ bị viêm nhiễm.
  • Đốt điện hoặc laser niêm mạc họng: Được sử dụng để điều trị viêm họng hạt. Các kỹ thuật này có tác dụng phá hủy các hạt lympho dư thừa, giảm viêm và khó chịu.
  • Dẫn lưu áp xe: Thủ thuật này liên quan đến việc rạch và dẫn lưu mủ từ ổ áp xe quanh amidan.

Hậu phẫu và biến chứng:

  • Đau họng: Tình trạng đau thường kéo dài trong vài ngày đến một tuần. Sử dụng thuốc giảm đau sẽ giúp kiểm soát cơn đau của bệnh nhân.
  • Khó nuốt: Khả năng nuốt của bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng trong giai đoạn đầu phục hồi, điều này thường sẽ cải thiện khi vết mổ lành.
  • Chảy máu: Hiện tượng chảy máu nhẹ sau phẫu thuật là tương đối phổ biến. Tuy nhiên, nếu chảy máu nặng hoặc kéo dài, cần được can thiệp y tế kịp thời.

Ưu điểm:

  • Loại bỏ hoàn toàn các amidan bị nhiễm trùng, giúp chấm dứt các triệu chứng dai dẳng của viêm họng mãn tính như đau họng, sưng tấy, ngáy, ngưng thở khi ngủ, khó nuốt.
  • Giảm nguy cơ biến chứng của viêm họng mãn tính như áp xe amidan, viêm tai giữa, viêm khớp, viêm cầu thận.
  • Hiệu quả lâu dài, tỷ lệ tái phát thấp.

Nhược điểm:

  • Là một phẫu thuật, có thể gây ra các biến chứng như chảy máu, nhiễm trùng, sưng tấy, đau đớn.
  • Cần thời gian hồi phục sau phẫu thuật, thường mất 1-2 tuần.
  • Có thể gây ra một số tác dụng phụ như thay đổi giọng nói, khó nuốt nước bọt, khô miệng.
  • Không phù hợp với tất cả mọi người, chẳng hạn như những người có bệnh tim mạch, bệnh máu khó đông, hoặc hệ miễn dịch yếu.

Vật lý trị liệu chữa viêm họng mãn tính

  • Xoa bóp vùng cổ họng: Kỹ thuật xoa bóp nhẹ nhàng giúp giảm các triệu chứng đau nhức vùng cổ họng, tăng cường lưu thông máu và hỗ trợ quá trình lành bệnh.
  • Siêu âm trị liệu: Sử dụng sóng siêu âm có tần số cao để tác động lên vùng bị viêm, giúp giảm đau, giảm viêm và cải thiện lưu thông bạch huyết.
  • Điện xung trị liệu: Đây là phương pháp sử dụng dòng điện xung có tần số thấp để kích thích vùng cơ hầu họng, giảm đau, tăng cường sức khỏe của hệ cơ vận động.
  • Xông hơi: Xông hơi với nước ấm hoặc nước muối sinh lý giúp làm ẩm niêm mạc họng, giảm khô rát. Bạn có thể thêm tinh dầu như bạc hà, khuynh diệp để tăng hiệu quả.
  • Súc họng: Dùng nước muối sinh lý, nước muối loãng pha mật ong, hay các dung dịch thảo dược để súc họng nhiều lần trong ngày giúp loại bỏ vi khuẩn, làm sạch vùng viêm.
  • Điện di thuốc: Thuốc giảm viêm, giảm đau được đưa vào cơ thể qua đường da tại vị trí cổ họng nhờ dòng điện một chiều. Phương pháp này giúp giảm tác dụng phụ của thuốc so với các đường dùng khác.
  • Laser chiếu liều thấp: Laser cường độ thấp xuyên qua da, giảm đau và kích thích khả năng tự chữa lành của các tế bào niêm mạc, mạch máu vùng họng.
  • Các bài tập phục hồi chức năng vùng hầu họng: Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các bài tập hỗ trợ cải thiện chức năng nuốt, phát âm và tăng cường khả năng vận động của hầu họng.
Súc miệng bằng nước muối giúp cỉa thiện triệu chứng viêm họng
Súc miệng bằng nước muối giúp cỉa thiện triệu chứng viêm họng

Ưu điểm:

  • An toàn, ít xâm lấn, hiệu quả.
  • Tăng cường sức khỏe tổng thể.
  • Phù hợp mọi lứa tuổi, tiện lợi.

Nhược điểm:

  • Có thể tốn thời gian, gây khó chịu, cần kiên trì.
  • Không phù hợp với một số tình trạng sức khỏe.

Chăm sóc tại nhà hỗ trợ điều trị viêm họng mãn tính

  • Súc miệng nước muối: Bạn pha ½ thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm. Súc miệng kỹ vài lần một ngày. Nước muối có tác dụng sát trùng nhẹ, giúp giảm viêm và khó chịu trong cổ họng.
  • Giữ cơ thể đủ nước: Bạn nên uống nhiều nước, có thể là nước lọc, trà thảo mộc ấm hoặc các loại nước không đường giúp giữ ẩm cho cổ họng, giảm kích ứng và loãng dịch nhầy. Bên cạnh đó hạn chế đồ uống có chứa caffeine và cồn, vì chúng có thể làm khô cổ họng của bạn.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: Để tăng độ ẩm trong không khí, đặc biệt là vào ban đêm hoặc trong môi trường khô. Máy tạo độ ẩm sẽ ngăn ngừa khô họng, giảm ngứa rát và khó chịu
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Nghỉ ngơi giúp tăng cường hệ miễn dịch và đẩy nhanh quá trình hồi phục của cơ thể. Bên cạnh đó bạn nên tránh nói to hoặc hát quá sức, hạn chế căng thẳng thêm cho cổ họng đang bị tổn thương.

Sử dụng thảo dược chữa viêm họng:

  • Mật ong: Bạn hòa một thìa cà phê mật ong với nước ấm, uống mỗi buổi sáng để giảm ho và xoa dịu viêm họng.
  • Lá hẹ hấp đường phèn: Lá hẹ rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát cùng một ít đường phèn, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Ngậm nước hấp và nuốt từ từ.
  • Uống trà gừng: Bạn cắt vài lát gừng tươi cho vào cốc nước sôi, hãm khoảng 5-10 phút, thêm mật ong và uống khi còn ấm.
  • Tỏi: Bạn có thể ăn tỏi sống, giã nát để ngậm, hoặc thêm tỏi vào các món ăn.

Ưu điểm: An toàn, ít tốn kém, hiệu quả, dễ thực hiện, tiện lợi, ít tác dụng phụ.

Nhược điểm: Không phải lúc nào cũng hiệu quả, có thể mất thời gian, tương tác thuốc, che lấp bệnh lý tiềm ẩn.

Phòng ngừa viêm họng mãn tính

  • Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng.
  • Rửa mũi bằng nước muối sinh lý, hạn chế khạc nhổ mạnh.
  • Tránh các tác nhân gây kích ứng như hút thuốc, đeo khẩu trang khi ra ngoài.
  • Điều trị triệt để các bệnh liên quan: Viêm mũi xoang, trào ngược dạ dày,…
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung rau củ quả.
  • Ngủ đủ 8 tiếng mỗi tối để tinh thần thoải mái, đồng thời tập thể dục thường xuyên.
  • Kiểm soát căng thẳng hiệu quả.

Viêm họng mãn tính là bệnh lý dai dẳng, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Việc điều trị cần sự kiên trì và phối hợp nhiều phương pháp. Áp dụng các biện pháp phòng ngừa, điều trị tích cực kết hợp lối sống khoa học sẽ giúp bạn kiểm soát tốt bệnh, đẩy lùi các triệu chứng và nâng cao sức khỏe.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android