Cách Trị Gai Gót Chân Bằng Xương Rồng Ngay Tại Nhà
Chữa gai gót chân bằng xương rồng được rất nhiều người áp dụng tại nhà và phản hồi tích cực về hiệu quả mang lại. Thành phần dược tính trong trong xương rồng sau khi được cơ thể hấp thụ sẽ mang lại hiệu quả giảm sưng viêm, giảm đau nhức và cải thiện khả năng vận động. Theo dõi bài viết bên dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của cây xương rồng cũng như cách dùng để điều trị gai gót chân tại nhà.
Công dụng của xương rồng trong điều trị gai gót chân
Gai gót chân là hiện tượng tích tụ canxi bất thường tại phần gót chân và hình thành nên gai xương. Khi các gai xương này phát triển lớn sẽ chèn ép lên các cơ quan xung quanh như dây chằng, cơ, dây thần kinh,… Lúc này bạn sẽ có triệu chứng đau nhức, viêm sưng đỏ, nóng ngoài da gây ảnh hưởng đến khả năng vận động hàng ngày. Dựa vào mức độ bệnh trạng mà bạn sẽ có triệu chứng đau nhói, đau âm ỉ hoặc đau nghiêm trọng. Cơn đau thường khởi phát ở vùng tổn thương sau đó lan rộng ra toàn bàn chân.
Xương rồng là một trong những loại thảo dược có khả năng cải thiện triệu chứng của bệnh gai gót chân khá hiệu quả. Theo ghi chép của Tài liệu y học cổ truyền, xương rồng thuộc nhóm dược liệu tính hàn với công dụng chính là kích thích tuần hoàn máu, thanh nhiệt giải độc và giảm ứ trệ,… Khi dùng xương rồng đắp trực tiếp vào khu vực bị tổn thương sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh như co cứng, đau nhức gót, viêm sưng. Từ đó gót chân sẽ được thư giãn và khả năng di chuyển cũng được cải thiện.
Nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã chỉ ra, trong xương rồng chứa rất nhiều thành phần dược tính có thể sử dụng để điều trị bệnh gai gót chân như tartric, euphol, acid citric, fumari,… Các thành phần này khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng giảm đau nhức, giảm viêm và cứng khớp,… Ngoài sử dụng để điều trị bệnh lý xương khớp, cây xương rồng còn được sử dụng để điều trị các bệnh lý khác như viêm da mủ, mụn nhọt, viêm dạ dày cấp tính,…
Cách điều trị gai gót chân bằng xương rồng tại nhà
Điều trị gai gót chân bằng xương rồng có nhiều cách khác nhau, bạn có thể sử dụng độc vị hoặc dùng kết hợp với các loại thảo dược khác đều được. Dựa vào yếu tố cơ địa của bản thân mà bạn hãy lựa chọn lại phương pháp điều trị sao cho phù hợp. Dưới đây là các cách chữa bệnh gai gót chân bằng xương rồng mà chúng tôi tổng hợp được và hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:
1/ Dùng độc vị xương rồng trị bệnh
Khi bị gai gót chân, bạn có thể sử dụng xương rồng điều chế thành bài thuốc đắp ngoài hoặc uống trong để cải thiện triệu chứng của bệnh. Để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên phối hợp cả hai phương pháp với nhau.
Chườm đắp lá xương rồng bẹ
- Lấy 2 – 3 nhánh xương rồng bẹ đem gọt bỏ phần gai bên ngoài, rửa sạch sẽ bụi bẩn bám quanh rồi cho vào chậu nước muối loãng ngâm để loại bỏ bớt phần nhựa dễ gây kích ứng.
- Sau 10 phút vớt dược liệu ra để ráo rồi đem đi nướng trên bếp than. Nướng cho đến khi mặt ngoài của xương rồng nóng lên và cháy xém là được.
- Bọc xương rồng nướng trong một tấm vải mỏng sạch để giảm bớt độ nóng rồi dùng để đắp trực tiếp lên vùng gót chân bị tổn thương.
- Chườm cho đến khi xương rồng nguội thì thay miếng mới, thực hiện cho đến khi triệu chứng đau nhức thuyên giảm hoàn toàn là được.
- Áp dụng cách trị bệnh này đều đặn mỗi ngày một lần, thực hiện liên tục trong 5 ngày bạn sẽ thấy tình trạng bệnh thuyên giảm rõ rệt.
Dùng xương rồng với muối hạt
- Xương rồng sau khi thu hái về cũng đem sơ chế sạch sẽ tương tự như cách trên, sau đó dùng dao cắt nhỏ rồi cho vào cối giã nhuyễn cùng với một ít muối hạt.
- Đổ toàn bộ hỗn hợp trên vào chảo, bắt lên bếp xào nóng trong khoảng 6 phút là được.
- Bọc hỗn hợp trên trong một túi vải mỏng mềm rồi dùng để chườm trực tiếp lên khu vực bị tổn thương. Khi hỗn hợp nguội thì sao nóng lại rồi tiếp tục chườm.
- Thực hiện cách trị bệnh này khoảng 2 lần/ngày và mỗi lần kéo dài 30 phút. Áp dụng liên tục trong 1 tuần bạn sẽ thấy triệu chứng của bệnh thuyên giảm đáng kể.
Uống nước sắc xương rồng
- Xương rồng tươi sau khi hái về đem rửa sạch sẽ, loại bỏ gai rồi cho vào chậu nước muối loãng ngâm trong khoảng 15 phút.
- Vớt xương rồng ra rửa sạch lại một lần nữa, dùng dao cắt nhỏ rồi mang đi phơi khô. Sau đó, đem tất cả đu rang nóng.
- Cho xương rồng đã sơ chế vào ấm cùng với 3 chén nước lọc, bắc lên bếp sắc trên lửa nhỏ cho đến khi cạn còn 1 chén thì tắt bếp.
- Chắt lấy lượng nước sắc thu được, sử dụng để uống ngay khi còn ấm. Sử dụng bài thuốc này liên tục trong 15 ngày để mang lại hiệu quả trị bệnh.
2/ Dùng xương rồng kết hợp với các loại dược liệu khác
Ngoài cách dùng độc vị xương rồng trị bệnh như các cách ở trên, bạn cũng có thể dùng kết hợp xương rồng với các loại thảo dược lành tính khác trong Đông y để trị bệnh. Ở cách trị bệnh này, thành phần dược tính trong bài thuốc sẽ đa dạng hơn và làm tăng hiệu quả mang lại. Dưới đây là hai bài thuốc kết hợp được áp dụng phổ biến nhất bạn có thể tham khảo:
Xương rồng và lá lốt
- Chuẩn bị khoảng 2 nhánh xương rồng tươi, 1 nắm lá lốt tươi và một ít muối hạt.
- Xương rồng đem gọt bỏ gai, rửa sạch rồi ngâm trong nước muối khoảng 10 phút. Sau đó vớt dược liệu ra để cho ráo. Lá lốt cũng đem rửa sạch, ngâm trong nước muối rồi vớt ra để ráo.
- Dùng dao thái nhỏ cả hai dược liệu trên rồi cho vào cối giã nhuyễn cùng với một ít muối. Trộn đều hỗn hợp trên, cho tất cả vào túi vải sạch rồi dùng để chườm trực tiếp lên khu vực bị tổn thương.
- Nằm thư giãn trong khoảng 30 phút rồi tháo ra. Áp dụng cách trị bệnh này khoảng 2 lần/ngày, thực hiện liên tục trong 1 tuần bạn sẽ thấy triệu chứng của bệnh dần chuyển tốt.
Xương rồng, dây tơ hồng, ngải cứu và cúc tần
- Ở bài thuốc này người bệnh cần chuẩn bị 2 nhánh xương rồng bẹ, 20 gram cú tần, 20 gram ngải cứu và một nắm dây tơ hồng.
- Xương rồng đem sơ chế tương tự các cách trị bệnh ở trên. Các dược liệu khác cũng đem đi rửa sạch rồi vớt ra để cho ráo nước.
- Cho tất cả vào cối giã nát rồi đem đi sao nóng cho đến khi dậy mùi thơm là được. Đựng hỗn hợp trong túi vải sạch rồi dùng để chườm trực tiếp lên vùng gót chân bị tổn thương trong khoảng 30 phút là được.
- Áp dụng cách trị bệnh này từ 1 – 2 lần mỗi ngày, thực hiện liên tục trong 1 tuần bạn sẽ thấy triệu chứng của bệnh thuyên giảm đáng kể.
3/ Sử dụng món ăn chế biến từ xương rồng
Xương rồng cũng có thể sử dụng như một loại thực phẩm, bạn có thể chế biến chúng thành món ăn để dùng trong bữa cơm hàng ngày. Sử dụng món ăn được chế biến từ xương rồng sẽ mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh, cung cấp dưỡng chất cho cơ thể và đa dạng bữa cơm hàng ngày. Dưới đây là cách chế biến món ăn từ xương rồng bạn có thể tham khảo:
Xương rồng hầm cá lóc
- Chuẩn bị khoảng 3 đọt xương rồng non và một con cá lóc.
- Cá lóc sau khi mua về đem làm sạch phần nội tạng, rửa qua nhiều lần nước rồi cắt thành lá vừa ăn. Cho cá vào bát cùng với ít muối ướp trong 5 phút.
- Xương rồng đem gọt bỏ gai, ngâm trong nước muối khoảng 15 phút rồi vớt ra. Dùng dao thái mỏng xương rồng, cho muối vào bóp đều tay trong 5 phút rồi xả qua nhiều lần nước để bỏ hết mủ.
- Bắc nồi lên bếp rồi cho dầu ăn, cá và gừng vào xào sơ để loại bỏ bớt mùi tanh. Thêm nước và cho xương rồng vào, đậy kín nắp lại rồi ninh trên lửa nhỏ.
- Ninh cho đến khi cá chín mềm thì nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Sử dụng món ăn chung với cơm ngay khi còn nóng.
- Khi bị gai gót chân, bạn nên sử dụng món ăn này khoảng 2 lần/tuần và sử dụng liên tục trong 1 tháng để điều trị bệnh.
Xương rồng luộc
- Lấy khoảng 10 ngọn xương rồng non, đem rửa sạch rồi thái mỏng. Sau đó, cho thêm muối vào rồi bóp đều tay trong khoảng 5 phút.
- Đem hỗn hợp trên xả qua với nước lạnh khoảng 3 lần để loại bỏ bớt phần nhựa. Sau đó đem rửa sạch với nước.
- Tiếp đó cho xương rồng vào nồi cùng với 500 ml nước lọc, bắc lên bếp đun cho đến khi xương rồng chín thì tắt bếp.
- Vớt xương rồng ra sử dụng để ăn chung với muối hạt. Người bị gai gót chân nên ăn món ăn này khoảng 2 lần/tuần, sử dụng liên tục trong 4 tuần là được.
Lưu ý khi dùng xương rồng trị gai gót chân
Dùng xương rồng trị gai gót chân tại nhà có độ an toàn cao, nếu bạn sử dụng trong thời gian dài sẽ không phát sinh tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe. Tuy nhiên, trong nhựa xương rồng cũng chứa hàm lượng độc tố nhất định, khi sử dụng bạn cũng cần hết sức cẩn thận để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi trị gai gót chân bằng xương rồng bạn có thể tham khảo:
- Khi sơ chế xương rồng điều trị bệnh, tuyệt đối không được để nhựa xương rồng bắn vào mắt. Cần mang bao tay khi sơ chế xương rồng để tránh bị kích ứng. Với những bài thuốc ăn hoặc uống, bạn cần sơ chế thật kỹ để loại bỏ độc tố, hạn chế tình trạng ngộ độc khi sử dụng.
- Sử dụng xương rồng điều trị bệnh đúng cách và đúng liều lượng, nếu bạn quá lạm dụng sẽ gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, bạn cần tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn trước khi áp dụng.
- Chỉ nên dùng xương rồng trị bệnh tại nhà với những trường hợp gai gót chân nhẹ. Nếu bệnh đã chuyển biến nặng và phát sinh biến chứng thì bạn nên thăm khám chuyên khoa. Việc tự điều trị tại nhà sẽ không mang lại hiệu quả mà còn có nguy cơ phát sinh biến chứng cao.
- Hiệu quả điều trị bệnh gai gót chân bằng bài thuốc từ xương rồng khá chậm và còn tùy thuộc vào mức độ hấp thụ của mỗi người. Sau 10 ngày áp dụng mà tình trạng bệnh vẫn không có chuyển biến tốt thì bạn nên ngừng lại. Tiến hành thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn cách xử lý phù hợp nhất.
- Nếu bị dị ứng mẫn cảm với thành phần dược tính bên trong xương rồng, bạn tuyệt đối không được sử dụng dược liệu này để điều trị bệnh gai gót chân tại nhà. Sau khi sử dụng các bài thuốc về xương rồng để trị bệnh, nếu thấy cơ thể có xuất hiện các triệu chứng bất thường thì cần ngừng lại ngay lập tức. Ví dụ như chóng mặt, đau đầu, tiêu chảy, kích thích niêm mạc,…
- Bài thuốc trị bệnh từ xương rồng chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng chứ không giải quyết được nguyên nhân gây ra bệnh. Vì thế, bạn không nên quá phụ thuộc vào phương pháp trị bệnh này cũng như sử dụng thay thế cho phương pháp điều trị chuyên khoa.
Trên đây là các cách điều trị bệnh gai gót chân bằng xương rồng mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà. Phương pháp trị bệnh này có khả năng giảm nhẹ triệu chứng của bệnh và cải thiện lại khả năng vận động, nhưng tốt hơn hết bạn vẫn nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng để tránh phát sinh rủi ro không mong muốn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!