9 Cách Trị Ho Khan Tại Nhà
Cách trị ho khan tại nhà là những bài thuốc dân gian sử dụng nguyên liệu, thảo dược tự nhiên giúp làm giảm các triệu chứng ho hiệu quả. Bạn đọc tham khảo 9 cách trị ho khan tại nhà đơn giản cùng những lưu ý khi sử dụng trong bài viết dưới đây.
9 cách trị ho khan tại nhà hiệu quả
Ngoài sử dụng thuốc để điều trị, phương pháp trị ho tại nhà bằng mẹo dân gian được nhiều người bệnh sử dụng. Các mẹo dân gian tại nhà thường giúp giảm nhẹ các triệu chứng ho, đau rát họng. Một số cách điều trị được thông dụng như:
Rau diếp cá
Trong Đông y rau diếp cá có tính hàn, mùi tanh vị chua, tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm và điều trị ho hiệu quả. Bên cạnh đó, y học hiện đại chỉ ra rằng, trong diếp cá hoạt chất Decanoyl-acetaldehyd, Flavonoid, Alkaloid có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh.
Nhờ vậy rau diếp cá không chỉ là gia vị quen thuộc, còn giúp trị ho khan, ho có đờm hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Rau diếp cá nguyên chất: Dùng nắm diếp cá, rửa sạch xay nhuyễn. Thêm cốc nước ấm khuấy đều lên sau đó lọc lấy nước. Bạn cho thêm chút muối gia tăng hương vị dễ uống. Sử dụng 1-2 lần/ ngày trong 5-7 ngày bệnh thuyên giảm nhanh chóng.
- Rau diếp cá kết hợp nước vo gạo: Tương tự rau diếp cá rửa sạch, xay nhuyễn. Lọc lấy nước cốt hòa với nước vo gạo đun sôi khoảng 15 phút. Sử dụng 2-3 lần/ ngày.
- Rau diếp cá kết hợp mật ong: Rau diếp cá xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt pha với mật ong. Sử dụng hỗn hợp 1-2 lần/ ngày giúp giảm ho khan, ho có đờm hiệu quả
Tuy nhiên sử dụng rau diếp cá với mật ong không sử dụng cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, bởi một số thành phần trong mật ong có thể khiến bé bị ngộ độc.
Củ cải trắng
Trong Đông y củ cải trắng (la bạc tử) có vị ngọt, thanh mát giúp tiêu đờm, giảm sưng tấy cổ họng, điều trị ho khan ho có đờm hiệu quả. Theo y học hiện đại củ cải trắng chứa nhiều dược chất khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm giúp trị ho và bệnh về đường hô hấp hiệu quả.
Ngoài ra củ cải chứa nhiều chất xơ, chất béo, protein, Vitamin,… giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư.
Các bài thuốc trị ho bằng củ cải trắng thông dụng:
- Củ cải trắng nguyên chất: Củ cải rửa sạch, bóc vỏ thái hạt lựu, sau đó cho vào nồi và đổ nước sấp mặt củ cải. Đun sôi hỗn hợp khoảng 15 phút, chắt lấy nước sử dụng hằng ngày thay nước lọc.
- Củ cải và gừng: Củ cải rửa sạch, gừng thái lát nhỏ, cho hỗn hợp củ cải và gừng xay nhuyễn sau đó chắt lấy nước. Sử dụng hỗn hợp 2-3/ngày giúp điều trị ho hiệu quả.
- Củ cải và đường phèn: Tương tự người bệnh sử dụng củ cải gọt vỏ và cho lọ thủy tinh, sau đó cho thêm đường phèn, đậy kín nắp. Để hỗn hợp sau ít nhất 1 đêm. Khi sử dụng pha với nước ấm mang giúp trị ho, đau rát cổ họng sau 5-7 ngày. Ngoài ra bạn có thể thay thế đường phèn bằng mật ong.
- Củ cải trắng kết hợp gừng, mật ong, lê: Gừng, củ cải, lê rửa sạch cắt nhỏ. Lần lượt xay nhuyễn các nguyên liệu và chắt lấy nước cốt. Đổ nước củ cải, lê vào nồi và đun sôi đến khi nước sền sệt cho nước gừng và mật ong đun sôi. Người bệnh sử dụng hằng ngày siro, ngoài ra có thể pha với nước ấm khi sử dụng mang đến hiệu quả.
Nghệ tươi
Nghệ là không chỉ là gia vị được sử dụng trong các món ăn của người Việt mà còn được sử dụng trong bài thuốc Đông y làm đẹp, chữa bệnh dạ dày, bệnh về đường hô hấp. Ngoài ra trong nghệ chứa thành phần Curcumin, tinh dầu giúp kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa giảm sưng, đau rát cổ họng.
Người bệnh sử dụng tinh bột nghệ, nghệ tươi kết hợp với thảo dược khác giúp cơn ho thuyên giảm nhanh chóng. Cách thực hiện như sau:
- Nghệ và mật ong: Nghệ tươi rửa sạch gọt vỏ, xay nhuyễn và chắt lấy nước. Sau đó trộn đều với mật ong sử dụng 2-3 lần/ ngày, mỗi lần 2-3 thìa cà phê. Bài thuốc giúp giảm ho nhanh chóng. Tuy nhiên không sử dụng bài thuốc này cho trẻ dưới 1 tuổi dễ gây ngộ độc.
- Nghệ và trầu không: Nghệ tươi và lá trầu không rửa sạch và xay nhuyễn. Cho 1/3 bát nước đun sôi để nguội vào hỗn hợp sau đó lọc lấy nước. Cơn ho thuyên giảm sau 5-7 ngày.
- Nghệ tươi kết hợp chanh tươi và gừng: Nghệ tươi, chanh gọt vỏ thái lát với số lượng bằng nhau, gừng thái lát số lượng bằng một nửa nghệ. Cho hỗn hợp nguyên liệu vào và thêm 2 muỗng mật ong hoặc đường phèn hấp cách thủy và sử dụng hằng ngày.
Mật ong
Trong mật ong chứa thành phần Guaifenesin, Dextromethorphan, Pelargonium, giúp cơ thể kháng khuẩn chống viêm giúp điều trị phòng ngừa ho và bệnh về đường hô hấp. Ngoài ra trong mật ong có đường, canxi, vitamin tốt cho hệ tiêu hóa, tim mạch, tăng cường sức khỏe.
Người bệnh có thể sử dụng mật ong nguyên chất kết hợp nước ấm giúp giảm cơn ho. Bên cạnh đó kết hợp nguyên liệu khác mang đến hiệu quả:
- Mật ong và tỏi: Sử dụng tỏi giã nhuyễn, trộn với mật ong. Đem hỗn hợp chưng cách thủy khoảng 15 phút, sau đó để nguội và sử dụng 1-2 lần/ ngày giúp giảm cơn hô và tăng cường sức đề kháng hệ miễn dịch cơ thể.
- Mật ong và giấm táo: Thành phần Axit axetic trong giấm táo tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn. Khi kết hợp với mật ong là bài thuốc hiệu quả giúp đẩy lùi nhanh chóng cơn ho và đau rát cổ họng. Người bệnh sử dụng 2-3 thìa mật ong kết hợp với 1-2 thìa giấm táo, cho thêm nước ấm khuấy đều sử dụng hằng ngày giúp điều trị cơn ho hiệu quả.
- Mật ong kết hợp với tiêu: Sử dụng 300ml nước sôi và 2 muỗng cà phê mật ong, kết hợp 1 muỗng cà phê tiêu và sử dụng giúp kháng viêm, giảm ho nhanh chóng
Chữa ho khan bằng gừng
Gừng (sinh khương) trong đông y có tác dụng làm ấm, giảm ho, cảm lạnh, cảm cúm và bệnh đường hô hấp khác. Bên cạnh đó thành phần Gingerol trong gừng có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn ức chế hoạt động vi khuẩn virus gây bệnh giảm sưng đau rát cổ họng, giảm ho hiệu quả.
Bạn có thể trị ho bằng gừng bởi các phương pháp sau:
- Trà gừng ấm: Gừng rửa sạch thái lát cho vào hãm với nước sôi trong khoảng 15 phút và cho thêm mật ong sử dụng trực tiếp
- Gừng tươi và muối: Gừng tươi thái lát kết hợp với muối và ngậm trực tiếp giúp trị ho và bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như cảm lạnh, viêm họng, viêm amidan,…
- Gừng kết hợp quả lê: Lê rửa sạch, bỏ hạt gừng thái sợi rồi cho vào quả lên, thêm út đường phèn sau đó đem chưng cách thủy khoảng 15 phút. Sử dụng cả nước và cái mang đến hiệu quả
Lá hẹ
Theo y học cổ truyền lá hẹ có tính nhiệt, vị cay tác giả độc tiêu đờm,… Bên cạnh đó lá hẹ chứa rất thành phần Allicin, Odorin, Sunfit giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại gây bệnh hô hấp. Người bệnh sử dụng lá hẹ kết hợp thảo dược khác mang đến hiệu quả.
Bạn sử dụng lá hẹ trị ho bằng các cách dưới đây:
- Lá hẹ và mật ong: Lá hẹ được rửa sạch cắt thành khúc nhỏ cho vào chén có chưa mật ong. Sau đó hấp cách thủy khoảng 30 phút. Để nguội sử dụng 1-2 thìa mỗi lần và 2-3 lần/ ngày. Ngoài ra người bệnh sử dụng đường phèn thay thế mật ong mang đến hiệu quả.
- Lá hẹ chanh và nghệ tươi: Tương tự lá hẹ rửa sạch, cắt nhỏ, nghệ tươi bỏ vỏ đem giã nhát. Cho nguyên liệu vào 1 bát nước và hấp cách thủy 15 phút. Sử dụng 3 lần/ ngày và mỗi lần 1 thìa cà phê sau khi ăn.
- Lá hẹ hạt chanh và hoa đu đủ đực: Rửa sạch tất cả nguyên liệu giã nát và cho vào bát. Thêm nước và đường phèn vào hỗn hợp, hấp cách thủy và sử dụng 3 lần/ ngày. Sau 3-5 ngày tình trạng ho thuyên giảm rõ rệt.
Tỏi trị ho khan
Tỏi có tính ấm, làm ấm và thải độc tố ra ngoài cơ thể. Do đó, tỏi được sử dụng trị ho, cảm cúm và triệu chứng bệnh về đường hô hấp. Theo y học hiện đại, trong Tỏi chứa thành phần Allicin, vitamin E, C giúp khả năng sát khuẩn, tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh đường mũi họng.
Tỏi phát huy công dụng điều trị ho khi kết hợp với một số nguyên liệu khác như mật ong, đường phèn,…
- Tỏi kết hợp đường phèn: Tỏi giã nát, cho vào bát chứa đường phèn hoặc mật ong và hấp cách thủy khoảng 15 phút. Sử dụng 3 lần/ngày, giúp người bệnh dịu cơn ho, giảm đau rát cổ họng.
- Tỏi nướng: Sử dụng tỏi đã nướng kỹ, giã nhuyễn và pha với nước ấm sử dụng 1 lần/ ngày đến khi cơ ho khỏi hẳn.
- Tỏi kết hợp với muối: Tỏi bóc vỏ cắt thành từng lát mỏng, ngậm tỏi với một ít muối đến khi hết vị cay. Sử dụng 3-5 lát/ ngày giúp tiêu đờm, giảm viêm và sát khuẩn giúp cơn ho thuyên giảm nhanh chóng
Chanh tươi
Chanh là một trong những nguyên liệu chứa nhiều vitamin C giúp cơ thể nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng. Bên cạnh đó chanh có đặc tính kháng khuẩn, tác dụng trị ho hiệu quả. Các bài thuốc trị ho bằng chanh
- Chanh kết hợp mật ong và tỏi: Cho nước cốt chanh và tỏi xay nhuyễn vào chảo và cho nước vào đun sôi. Sau đó cho thêm mật ong khuấy đều. Sử dụng hỗn hợp hằng ngày đến khi thuyên giảm cơn ho
- Trị ho bằng chanh – mật ong và gừng: Cho gừng thái lát, nước cốt chanh cùng 2 cuốc nước đun sôi. Sau đó cho thêm mật ong và sử dụng hỗn hợp hằng ngày
- Chanh và muối: Chanh thái lát và ngậm cùng chút muối khoảng 5 phút. Thực hiện mỗi buổi sáng cơn ho nhanh chóng thuyên giảm.
Hành tây
Hành tây là một trong những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Với dưỡng chất như Kali, Vitamin C, Selen, Quercetin,… hành tây giúp giảm viêm và các triệu chứng hen phế quản, viêm khớp, tim mạch.
Ngoài ra thành phần chứa Allicin trong hành tây có tính kháng khuẩn mạnh loại bỏ những vi khuẩn có hại cho đường hô hấp, chống viêm nhiễm, tiêu sưng giảm đau rát cổ họng hiệu quả.
Người bệnh có thể ép nước hành tây uống trực tiếp hoặc kết hợp với thảo dược khác mang đến hiệu quả gấp bội:
- Hành tây kết hợp đường phèn: Hành tây bóc vỏ cắt lát 1.2 củ cho vào chén sau đó cho đường phèn vào và hấp cách thủy trong vòng 15 phút.
- Hành tây mật ong: Hành tây bóc vỏ và thái lát mỏng ngâm trong lọ thủy tinh chứa mật ong theo tỷ lệ 1:1. Ngâm hỗn hợp 2-3 ngày và sử dụng 2-3 lần/ ngày.
- Hành tây kết hợp lát tía tô: Thường sử dụng nấu cháo mang đến công dụng tốt nhất cho người bệnh
Ngoài ra người bệnh sử dụng hành tây với gừng, xông tinh dầu hành tây hoặc sử dụng hành tây trong món ăn giúp điều trị ho hiệu quả.
Những lưu ý khi chữa ho khan tại nhà
Cách trị ho tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên thường lành tính, an toàn. Tuy nhiên các bài thuốc này theo kinh nghiệm dân gian truyền lại, chưa được kiểm định nên khi sử dụng người bệnh cần lưu ý:
- Sử dụng bài thuốc trên với chứng ho khan nhẹ, mới khởi phát. Nếu tình trạng bệnh nặng, người bệnh nên đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.
- Khi sử dụng bài thuốc trên không thuyên giảm, xuất hiện triệu chứng bất thường người bệnh cần ngưng sử dụng và đi thăm khám điều trị theo chỉ định bác sĩ.
- Không sử dụng các bài thuốc có chứa mật ong cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi vì có thể gây ngộ độc
- Người bệnh cần kiên trì thực hiện, không sử dụng song song nhiều bài thuốc cùng lúc tránh gây tương tương tác phản tác dụng của thuốc
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, tăng sức đề kháng
- Bổ sung nhiều dưỡng chất, chế độ ăn khoa học hợp lý giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cơ thể
- Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể và súc miệng nước muối thường xuyên.
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng bài thuốc tránh tương tác với phương pháp điều trị chính do bác sĩ chỉ định
Trên đây là các cách điều trị ho khan tại nhà. Phương pháp thảo dược tự nhiên đảm bảo an toàn, không tác dụng phụ. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên coi đó là biện pháp hỗ trợ trong các trường hợp ho nhẹ. Khi bệnh không thuyên giảm cần đi thăm khám và điều trị theo chỉ định.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!