Gợi Ý 23 Cách Trị Phong Ngứa Tại Nhà An Toàn Hiệu Quả
Bệnh phong ngứa hay còn được gọi là mề đay, đây là căn bệnh da liễu phổ biến, thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Các triệu chứng của bệnh thường bùng phát một cách bất ngờ và có thể tự thuyên giảm mà không cần điều trị bằng y tế. Thực tế đối với những người bị mề đay ở thể nhẹ, bạn hoàn toàn có thể áp dụng các cách trị phong ngứa tại nhà bằng dược liệu tự nhiên để giúp cải thiện nhanh các triệu chứng của bệnh. Dưới đây là top 23 mẹo chữa bệnh dân gian đơn giản mà hiệu quả, bạn có thể tham khảo.
23 cách trị phong ngứa tại nhà
Phong ngứa hay còn gọi là nổi mề đay, đây là một căn bệnh da liễu phổ biến với các dấu hiệu nổi mẩn ngứa thành từng mảng. Bất kỳ cũng có thể gặp phải căn bệnh này, tuy nhiên những người có cơ địa mẫn cảm, phụ nữ mang thai và sau sinh, trẻ nhỏ,… là những đối tượng rất dễ bị mắc bệnh nhất.
Bệnh phong ngứa có thể tự khỏi sau vài giờ hoặc vài ngày mà không cần điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể sớm chấm dứt tình trạng khó chịu này bằng cách áp dụng các mẹo điều trị dân gian.
Dưới đây là 23 cách trị phong ngứa tại nhà mang lại hiệu quả cao, an toàn cho cơ thể mà không tốn quá nhiều chi phí, bạn có thể tham khảo:
Cách trị phong ngứa bằng củ gừng
Cách trị phong ngứa tại nhà bằng củ gừng tươi là phương pháp được nhiều người áp dụng và đánh giá cao. Gừng là loại dược liệu tự nhiên có tác dụng khu phong, tán hàn, chống viêm nhiễm, ngăn ngừa tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ trên da. Y học hiện đại cũng ghi nhận nguyên liệu này có chứa các chất giúp chống viêm giảm ngứa như Gingerol đồng thời giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm, làm giảm tình trạng viêm nhiễm và giúp bảo vệ các mô da bị hư tổn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một củ gừng tươi, đem rửa sạch và thái lát mỏng.
- Cho gừng vào giã nát vùng mới một ít nước và muối hạt.
- Sử dụng nước cốt gừng thoa đều lên vùng da bị phong ngứa.
- Nên thoa từ 3-4 lớp và để lưu lại trên da trong vòng 10 phút, không nên để lâu hơn.
- Rửa lại vùng da vừa bôi nước gừng thật sạch với nước mát.
- Mỗi ngày có thể áp dụng một lần cho đến khi bệnh được khỏi hẳn.
Lá trầu không
Lá trầu không là một vị thuốc Nam phổ biến được dùng nhiều trong các bài thuốc điều trị bệnh ngoài da và các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Theo Đông y, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm, tính ấm, tác dụng tán hàn, khu vong, giảm viêm nhiễm ngứa ngáy.
Loại dược liệu này được chứng minh là có tác dụng tốt trong việc kháng viêm, diệt khuẩn, tiêu diệt virus và nấm men, giúp làm mát da và giảm ngứa ngáy rõ rệt. Đối với bệnh phong ngứa, bạn có thể đun nước tắm với lá trầu không để giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch một nắm lá trầu không, vò nát để tinh dầu trong lá có thể thoát ra ngoài.
- Đun sôi cùng với 1,5 lít nước trong vòng 10 phút rồi tắt bếp.
- Pha nước lá trầu không với nước mát để tắm hàng ngày.
- Phần bã trầu không bạn có thể dùng để chà sát lên bề mặt vùng da đang bị phong ngứa.
- Mỗi ngày thực hiện 1 lần để bệnh nhanh khỏi.
- Không chỉ có bệnh phong ngứa, phương pháp này còn giúp điều trị được các bệnh viêm da, viêm nang lông khác.
Sử dụng muối hạt
Bệnh mề đay thường gây ra những cơn ngứa ngáy dữ dội. Nếu tình trạng này diễn ra toàn thân, bạn có thể sử dụng muối hạt để điều trị. Muối có đặc tính sát trùng, giảm viêm, giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy, sần đỏ do bệnh mề đay gây ra. Dân gian thường cho muối vào nước tắm như một cách trị phong ngứa tại nhà hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Đem 3-4 thìa muối đi sao nóng, sau đó cho vào túi vải và chườm lên vùng da bị nổi mề đay. Nhiệt độ ấm sẽ giúp lưu thông các mạch máu, giảm sự dẫn truyền thần kinh và giúp làm giảm ngứa nhanh hơn.
- Cách 2: Bạn pha 2-3 thìa cafe muối vào thau nước ấm, khuấy đều cho tan hết muối. Sau đó dùng nước này để tắm rửa mỗi ngày. Cách này thường được áp dụng cho những người bị phong ngứa toàn thân.
Lá kinh giới
Theo Đông y, lá kinh giới có vị cay, tính ấm, có tác dụng chống viêm diệt khuẩn và giải độc da cực kỳ hiệu quả. Còn theo Y học hiện đại, lá kinh giới có chứa nhiều hoạt chất có lợi như Menthol Racemic, D-limonene, D-menthol,…. có công dụng khử trùng, diệt khuẩn rất tốt. Với những công dụng này, người ta thường dùng dược liệu này để điều trị các bệnh như mề đay, mẩn ngứa, đầy bụng, khó tiêu, giúp thư giãn đầu óc, giảm đau nhức,…
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm lá cây kinh giới, đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất.
- Vò nhẹ lá kinh giới rồi đem đun với 2 lít nước.
- Dùng nước này pha với nước mát để tắm.
- Mỗi ngày 1 lần sẽ giúp các triệu chứng của bệnh phong ngứa nhanh chóng biến mất.
Nha đam
Nha đam là một nguyên liệu quen thuộc thường được phái đẹp sử dụng để chăm sóc da. Ngoài công dụng dưỡng da, cấp ẩm, nha đam còn có tác dụng giúp làm giảm ngứa ngáy và nóng rát, ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm, tránh nguy cơ bị nhiễm trùng tại những vùng da bị trầy xước. Từ đó giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh phong ngứa một cách rõ rệt.
Cách thực hiện:
- Dùng một nhánh nha đam tươi, gọt vỏ và rửa sạch.
- Dùng thìa cạo lấy phần gel nha đam và bôi lên vùng da bị ngứa ngáy do mề đay,
- Massage nhẹ nhàng tại vùng da bị mẩn ngứa trong vòng 5 phút.
- Sau khoảng 20 phút khi lớp gel nha đam khô lại thì rửa sạch với nước.
- Mỗi ngày thực hiện một lần để làm dịu tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ.
Lá khế
Tắm nước lá khế được xem là một cách trị phong ngứa tại nhà được nhiều người áp dụng. Theo Đông y, lá khế có vị chua, hơi chát, tính bình, có tác dụng giúp tiêu viêm, diệt khuẩn, chống dị ứng, giảm ngứa, giải độc da. Đặc biệt loại dược liệu này có độ an toàn cao, thích hợp sử dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Cách thực hiện:
- Sử dụng 2-3 nắm lá khế tươi, rửa sạch, nhặt bỏ lá già, héo.
- Sau khi để ráo nước, bạn dùng tay vò nhẹ lá khế để các dưỡng chất có trong lá khế dễ dàng tiết ra.
- Cho lá khế nấu cùng với 2 lít nước.
- Dùng nước này để pha thêm với nước lạnh và tắm hàng ngày.
- Phần bã lá khế dùng để chà sát nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh để làm giảm ngứa ngáy.
Lá chè xanh
Lá chè xanh được sử dụng nhiều trong các bài thuốc giúp thanh nhiệt, giải độc, trị viêm nhiễm ngứa ngáy. Theo Y học hiện đại, lá chè xanh có chứa rất nhiều hoạt chất có khả năng chống viêm, diệt khuẩn rất tốt như: Flavonoid, tanin, EGCG, catechin, quercetin, tinh dầu và nhiều acid amin khác… thích hợp để điều trị các bệnh da liễu như mề đay, dị ứng, viêm da, viêm nang lông,…
Ngoài ra các thành phần này còn giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da, ngăn ngừa sự tác động của các yếu tố gây hại từ môi trường bên ngoài.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 2-3 nắm lá trà xanh và để ráo nước.
- Đun sôi lá chè cùng với 2 lít nước
- Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa, tiếp tục đun thêm 5-10 phút rồi tắt bếp.
- Sử dụng nước này pha thêm với nước mát để tắm.
- Mỗi ngày thực hiện 1 lần, sau khoảng 5 ngày bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Lá đơn đỏ
Y học hiện đại và y học cổ truyền đã nghiên cứu và công nhận loại dược liệu này có khả năng tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa ngáy ngoài da cực kỳ hiệu quả. Cụ thể trong thành phần của lá đơn đỏ có chứa hàm lượng lớn chất flavonoid, saponin, anthranoid, coumarin, tanin, chất chống oxy hóa,… có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, chống dị ứng rất tốt. Do đó bạn hoàn toàn có thể sử dụng loại dược liệu này để điều trị bệnh nổi mề đay mẩn ngứa trên diện rộng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá đơn đỏ tươi, rửa sạch và để ráo nước.
- Cho lá đơn đỏ vào đun cùng với 2 lít nước và một ít muối hạt.
- Pha nước này với nước lạnh để tắm hàng ngày.
- Mỗi ngày tắm 1 lần sẽ giúp chữa bệnh phong ngứa cực kỳ hiệu quả.
Lá ngải cứu
Ngải cứu là một loại cây có chứa rất nhiều tinh dầu tốt cho sức khỏe. Theo Đông y, ngải cứu có tính ấm, giúp giải độc, khu phong, tán hàng, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như cảm cúm, đau lưng, mẩn ngứa, suy nhược cơ thể, ghẻ lở, rôm sảy,…
Y học hiện đại cũng đã chỉ ra, trong thành phần của lá ngải cứu có chứa các hoạt chất như artabsin, flavonoid, adenin,… Những chất này đều có khả năng kháng viêm diệt khuẩn rất tốt, giúp nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng của bệnh mề đay mẩn ngứa.
Cách thực hiện:
- Sử dụng một nắm lá ngải cứu, rửa sạch và để ráo nước.
- Cho ngải cứu vào đun cùng với 2 lít nước.
- Khi nước sôi thì đun nhỏ lửa thêm 10 phút nữa.
- Dùng nước này pha với nước mát để tắm mỗi ngày.
- Tuy nhiên loại dược liệu này có thể không phù hợp với một số người nên bạn cần thử trên một vùng da nhỏ trước để đảm bảo an toàn.
Chườm nóng, chườm lạnh
Chườm nóng và chườm lạnh là một cách trị phong ngứa tại nhà rất hữu hiệu, được nhiều người áp dụng. Việc chườm nóng phù hợp với những người bị dị ứng do tiếp xúc với không khí lạnh.
Ngược lại, chườm lạnh thích hợp với những người bị mề đay mẩn ngứa do tiếp xúc với nhiệt độ cao, không khí ẩm, nóng. Cách trị phong ngứa ngày vô cùng đơn giản, người bệnh có thể áp dụng bất cứ khi nào bạn muốn.
Cách thực hiện:
- Phương pháp chườm nóng: Dùng túi chườm nóng để massage lên vùng da bị mề đay mẩn ngứa. Thực hiện nhiều lần trong ngày, liên tục cho đến khi cơn ngứa được thuyên giản.
- Phương pháp chườm lạnh: Dùng túi chườm lạnh hoặc dùng vài sạch bọc vài viên đá để massage lên dùng da bị phong ngứa. Lưu ý đưa tay xoa đều lên da để tránh bị bỏng lạnh.
Cây cỏ sữa
Cây cỏ sữa là một loại cây thường mọc hoang tại nhiều nơi của nước ta. Trong thành phần của loại cây này có chứa rất nhiều các thành phần hóa học như: Carotene, vitamin C, diệp lục A và B, cacbohidrat, dẫn xuất axit cinnamic, phenol, tanin, glycosid, steroid, isomallotinic axit và các chất chống oxy hóa.
Ngoài ra, loại dược liệu này còn chứa rất nhiều khoáng chất thiết yếu khác như: Natri, kali, photpho, canxi, sắt, lưu huỳnh, đồng, kẽm, mangan,… Tất cả đều có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng, giải độc, chống viêm, thúc đẩy máu lưu thông và đặc biệt là có công dụng giúp điều trị bệnh nổi mề đay, mẩn ngứa hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị 2-3 nắm cây cỏ sữa, đem rửa sạch để loại bỏ hết đất cát.
- Đun sôi cây cỏ sữa với 2 lít nước.
- Dùng nước này để pha với nước tắm hàng ngày.
- Đây là một phương pháp chữa bệnh vô cùng an toàn và hiệu quả, thích hợp cho nhiều đối tượng khác nhau.
Bột yến mạch
Yến mạch là một loại ngũ cốc không chỉ có tác dụng tốt cho sức khỏe mà còn rất an toàn và lành tính cho da. Trong thành phần của yến mạch có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, có tác dụng làm mát da, làm dịu các tổn thương, cải thiện triệu chứng của bệnh mề đay mẩn ngứa.
Chưa kể, nguyên liệu này còn có tác dụng giúp thu nhỏ lỗ chân lông, tăng cường tuần hoàn máu, giúp làn da luôn mịn màng, trắng sáng, khỏe mạnh. Chính vì vậy bạn hoàn toàn có thể sử dụng bột yến mạch để chữa bệnh phong ngứa tại nhà.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 50g bột yến mạch.
- Ngâm bột yến mạch với nước ấm và dùng nước này để tắm.
- Sau khoảng 15 phút bạn tắm lại một lần nữa với nước sạch.
- Mỗi ngày thực hiện 1 lần, liên tục trong vòng 5 ngày triệu chứng của bệnh sẽ được cải thiện.
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc không chỉ là một loại đồ uống có tác dụng thanh lọc cơ thể mà còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh phong ngứa. Lý giải điều này là bởi loại trà này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan, ngăn ngừa tích tụ độc tố dưới da. Từ đó giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Bạn pha trà hoa cúc như hãm trà bình thường.
- Dùng nước trà hoa cúc để uống trong ngày.
- Phần bã dùng để đắp trực tiếp lên vùng da bị ngứa ngáy.
- Áp dụng liên tục trong nhiều ngày để giúp thanh lọc cơ thể từ bên trong.
Lá hẹ
Theo Đông y, lá hẹ có vị chua, cay, tính ấm, không chứa độc tố. Dược liệu này có tác dụng giúp kháng viêm, giải độc, bổ dương, ôn trung, cầm máu, tiêu đờm, tán huyết.
Còn theo Y học hiện đại, lá hẹ có chứa hàm lượng lớn các hoạt chất bao gồm: Protein, đường, chất xơ, Vitamin A, C, P, Canxi và nhiều khoáng chất khác. Nhờ có chứa nhiều thành phần tự nhiên, lá hẹ được dùng nhiều trong các bài thuốc dùng để chữa các bệnh viêm nhiễm, ngứa ngáy ngoài da.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một bó lá hẹ tươi, đem rửa sạch và cho vào nồi đun cùng 2 lít nước.
- Sau 10 phút thì bạn cho thêm một ít muối trắng vào.
- Dùng nước này pha với nước lạnh để tắm hàng ngày.
- Phần bã có thể dùng để đắp và massage trực tiếp lên vùng da bị bệnh để giúp giảm ngứa hiệu quả.
Mướp đắng
Mướp đắng có chứa rất nhiều loại vitamin A, C, folate, chất chống oxy,… giúp bảo vệ làn da của người bệnh khỏi tác động từ môi trường bên ngoài. Các nghiên cứu cho thấy, loại quả này còn có tác dụng giúp làm mềm da, giảm ngứa ngáy, ngăn ngừa viêm nhiễm, chữa lành các tổn thương cho bệnh mề đay gây ra. Còn theo những ghi chép của Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính mát, có tác dụng điều trị các bệnh về da như mề đay, chàm, viêm da cơ địa,…
Cách thực hiện:
- Lấy một nắm lá mướp đắng và quả mướp đắng.
- Đem rửa sạch và cho vào nồi nước đun cùng với 2 lít nước.
- Dùng nước này để pha với nước lạnh và tắm mỗi ngày,
- Phần bã mướp đắng có thể chà nhẹ lên vùng da bị ngứa để đạt hiệu quả tốt.
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần cho đến khi bệnh đạt hiệu quả.
Lá bạc hà
Theo ghi chép của Đông y, lá bạc hà có vị cay, tính mát, có tác động vào tâm phế, giúp phong nhiệt, giải độc, tiêu ban, thích hợp dùng để điều trị các bệnh như cảm cúm, nhức đầu, đau họng, viêm mũi, sởi, phong ngứa,…
Còn theo các nghiên cứu khoa học hiện nay thì cho rằng, trong thành phần của lá bạc hà có chứa nhiều tinh dầu mentol, hợp chất limonen, camphen,… có tác dụng diệt khuẩn, trừ viêm, giảm dị ứng, ngứa ngáy ngoài da. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể dùng loại dược liệu này để trị chứng mề đay mẩn ngứa tại nhà.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm rau bạc hà, đem rửa sạch và để cho ráo nước.
- Giã nát lá bạc hà sau đó đắp lên vùng da bị mẩn ngứa.
- Sau khoảng 30 phút người bệnh hãy rửa lại bằng nước sạch.
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần, có thể kết hợp với uống trà bạc hà để bệnh nhanh khỏi.
Lá tía tô
Một cách trị phong ngứa tại nhà mà bạn nên thử đó là dùng lá tía tô. Loại nguyên liệu này rất dễ kiếm, giá thành rẻ và gần như gia đình nào ở vùng nông thôn cũng trồng. Theo Y học cổ truyền, lá tía tô có vị cay, tính ôn, tác động vào các kinh Tỳ, Phế, giúp giải độc, tiêu phong, tán hàn, an thai, long đờm và chữa các bệnh ngoài da.
Trong thành phần của lá tía tô có chứa rất nhiều các hoạt chất bao gồm Quercetin, Rosmarinic Acid, Luteolin, Acid Alpha-lineclic,… có tác dụng ức chế quá trình sản xuất histamin trong cơ thể, từ đó giúp làm giảm nhanh tình trạng phong ngứa ở người bệnh. Ngoài ra, trong thành phần của dược liệu này còn có chứa nhiều vitamin C, sắt, photpho,…. giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm trên da, kích thích sản sinh các tế bào da mới khỏe mạnh.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị 1 nắm lá tía tô, đem rửa sạch và ngâm với nước muối loãng.
- Lá tía tô giã nát cùng với một ít muối hạt.
- Dùng nước cốt lá tía tô xoa đều lên vùng da bị mẩn ngứa.
- Sau khi hỗn hợp khô lại trên da thì dùng nước sạch để rửa lại.
- Thực hiện mỗi ngày 2 lần, bạn có thể kết hợp với uống trà tía tô hoặc tắm với nước tía tô để bệnh nhanh khỏi.
Nước cây phỉ
Cây phỉ là một loại cây bụi, ra hoa màu vàng. Hoạt chất có trong loại cây này chủ yếu được ứng dụng vào việc chăm sóc, bảo vệ da, chống lão hóa,… Nước cây phỉ có chứa hàm lượng lớn chất tanin, có tác dụng giúp giảm viêm, tiêu sưng, hỗ trợ điều trị chứng mề đay mẩn ngứa rất tốt. Nhìn chung, cách trị phong ngứa tại nhà này vẫn khá mới mẻ với nhiều người. Tuy nhiên nó lại mang đến hiệu quả vô cùng tốt, bạn có thể tham khảo thực hiện.
Cách thực hiện:
- Dùng 5-10g vỏ cây phỉ cho vào cốc nước ấm 50 độ.
- Dùng thìa nghiền nát vỏ cây rồi đem hỗn hợp này đun sôi.
- Người bệnh dùng bông gòn thấm vào nước cây phỉ sau đó thoa đều lên da.
- Sau khoảng 20 phút thì dùng rửa lại bằng nước ấm.
- Mỗi ngày áp dụng 2 lần để bệnh phong ngứa được cải thiện.
Lá đinh lăng
Lá đinh lăng là một loại dược liệu có mùi thơm, tính mát, vị hơi đắng, Đông y thường sử dụng để thanh nhiệt, giải độc, giảm ngứa ngáy, lợi tiểu, thích hợp dùng để điều trị các bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, rôm sảy, phát ban, tổ đỉa, vảy nến, phong ngứa,… Còn theo Y học hiện đại, trong thành phần của lá đinh lăng có chứa một số hoạt chất như vitamin B, C, axit amin, saponin và chất chống oxy hóa, có tác dụng sát trùng, tiêu viêm, chống dị ứng và giảm ngứa. Vì vậy bạn có thể sử dụng nguyên liệu này để điều trị phong ngứa tại nhà.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị một nắm lá đinh lăng, đem rửa sạch và ngâm với nước muối khoảng 10 phút.
- Sau khi vớt ra để ráo, bạn đem đun cùng với 2 lít nước.
- Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa và đun thêm 10 phút nữa.
- Dùng nước này để pha thành nước tắm.
- Phần bã dùng để chà nhẹ lên vùng da bị ngứa ngáy.
- Mỗi ngày thực hiện ít nhất 1 lần cho đến khi bệnh mề đay khỏi hẳn.
Tinh bột nghệ
Trong thành phần của tinh bột nghệ có chứa rất nhiều các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là chất curcumin, có khả năng điều trị ngứa ngáy, chống viêm, giúp chữa lành các vết thương trên da, ngăn ngừa thâm sẹo sau điều trị. Vì vậy người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng nguyên liệu này để điều trị nổi mề đay mẩn ngứa.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 1-2 củ nghệ tươi, đem rửa sạch và giã nát.
- Dùng nước cốt nghệ thoa lên vùng da bị ngứa ngáy.
- Sau khoảng 30 phút bạn rửa lại vùng da cho thật sạch.
- Thực hiện vài lần trong ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Nếu bạn sử dụng tinh bột nghệ có thể kết hợp với mật ong và một chút nước để tăng hiệu quả điều trị.
Cách trị phong ngứa tại nhà bằng bài thuốc thảo dược
Điều trị phong ngứa bằng mẹo dân gian rất dễ tái phát vì dược lực không đủ mạnh để loại bỏ tà độc gây bệnh cũng như không bồi bổ, cân bằng khí huyết. Theo quan điểm của Đông y, muốn trị bệnh phong ngứa phải đảm bảo được các nguyên tắc:
- Tán tà độc (phong hàn, phong nhiệt) và cân bằng khí huyết vì căn nguyên dẫn đến bệnh chính là do nhiễm tà độc và huyết nhiệt tích tụ lâu ngày.
- Bồi bổ các tạng phủ để tái thiết lập trạng thái cân bằng của cơ thể. Qua đó nâng cao sức đề kháng để phòng tái phát bệnh.
Rau má trị phong ngứa
Cách trị phong ngứa tại nhà bằng rau má được khá nhiều người áp dụng bởi loại rau này có tính hàn, giúp thanh nhiệt, giải độc, dưỡng ẩm, nhuận tràng, trị mụn nhọt, mề đay mẩn ngứa hiệu quả. Bên cạnh đó, rau má còn có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng và cải thiện các triệu chứng của bệnh một cách nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Dùng khoảng 50g rau má tươi, rửa sạch, để cho ráo nước.
- Cho vào nồi nấu cùng 250ml nước, khi sôi thì vặn nhỏ lửa và đun thêm 10 phút nữa.
- dùng nước này để uống trong ngày, bạn có thể cho thêm đường để tăng thêm hương vị.
- Ngoài ra người bệnh có thể ăn sống rau má hoặc dùng canh rau má để thúc đẩy quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.
Mật ong trị phong ngứa
Mật ong là một nguyên liệu tự nhiên và gần như gia đình nào cũng có một lọ mật ong trong nhà. Mật ong rất tốt cho sức khỏe, giúp kháng viêm, diệt khuẩn, giảm ngứa ngáy, chữa lành những tổn thương trên da, giúp da thêm mịn màng khỏe mạnh. Ngoài khả năng hỗ trợ điều trị chứng phong ngứa, mật ong còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, phòng ngừa bệnh quay trở lại.
Cách thực hiện:
- Thoa trực tiếp mật ong lên vùng da bị viêm nhiễm ngứa ngáy.
- Sau khoảng 15-20 phút người bệnh làm sạch da bằng nước mát.
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
- Bạn có thể kết hợp với sử dụng mật ong bằng đường uống để giúp bổ sung dưỡng chất từ bên trong, giúp da khỏe mạnh hơn.
Cây chó đẻ
Cây chó đẻ hay còn gọi là diệp hạ châu, loại dược liệu này có vị đắng, hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, tăng cường chức năng gan, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa hiệu quả.
Còn theo Y học hiện đại, trong thành phần của cây chó đẻ có chứa hàm lượng lớn các hoạt chất như phyllantin, triacontanal, hypophyllantin, chất chống oxy hóa… giúp bảo vệ gan, điều trị mụn nhọt, mề đay mẩn ngứa.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Dùng một nắm cây chó đẻ rửa sạch, giã nát và đắp lên vùng da bị phong ngứa. Mỗi ngày thực hiện 1 lần.
- Cách 2: Cây chó đẻ phơi khô và sắc với nước uống. Mỗi ngày dùng khoảng 15g và uống hết nước thuốc trong ngày.
Lưu ý khi áp dụng các cách trị phong ngứa tại nhà
Các cách trị phong ngứa tại nhà mặc dù an toàn và mang lại hiệu quả cao nhưng bạn vẫn cần một vài lưu ý sau đây:
- Nên sử dụng những loại dược liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Đặc biệt bạn nên chọn lá cây tươi để nấu nước tắm thay vì sử dụng lá cây khô. Bởi thành phần có trong lá cây tươi sẽ nhiều hơn lá khô.
- Nên rửa sạch dược liệu và ngâm trong nước muối loãng để loại bỏ hết đất cát và bụi bẩn.
- Trường hợp trên da bạn có vết thương hở thì không nên áp dụng phương pháp tắm nước lá để điều trị phong ngứa. Bởi điều này có thể khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào các vùng da lành xung quanh và gây viêm nhiễm.
- Không nên dùng nước quá nóng, quá lạnh để tắm. Tốt nhất bạn nên pha với nước ấm để tắm.
- Không chà sát mạnh lên vùng da bị bệnh để tránh làm da bị tổn thương.
- Khi tắm xong với dược liệu, bạn nên lau khô người rồi mới mặc quần áo. Đặc biệt bạn nên lựa chọn những bộ trang phục rộng rãi, thoáng mát, chất vải có độ thấm hút tốt để giúp da không bị bí bách.
- Nếu dùng các bài thuốc đắp, trước tiên bạn cần làm sạch vùng da cần điều trị rồi mới bôi hoặc đắp thuốc lên da.
- Không phải loại dược liệu nào cũng có thể dùng để tắm cho trẻ nhỏ. Bởi vậy bạn cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi cho trẻ sử dụng.
- Đây là những mẹo trị phong ngứa từ nguyên liệu dân gian nên dược tính không mạnh bằng thuốc Tây y. Do đó nó chỉ áp dụng cho những trường hợp bệnh còn nhẹ và mới chớm phát bệnh.
- Nếu đã áp dụng những cách này vài ngày liên tiếp nhưng không thấy có hiệu quá, bạn nên ngưng sử dụng và tìm đến phương pháp chữa bệnh khác phù hợp hơn.
Trên đây là một số thông tin về các cách trị phong ngứa tại nhà. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm được nhiều kiến thức hữu ích để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt hơn. Đặc biệt, người bệnh cũng nên kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh, khoa học để phòng ngừa bệnh quay trở lại.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!