Cách Trị Viêm Mũi Dị Ứng Dân Gian

Các cách trị viêm mũi dị ứng dân gian phổ biến

Cách trị viêm mũi dị ứng dân gian ngày càng có nhiều bệnh nhân áp dụng vì nguyên liệu khá dễ kiếm, chi phí rẻ cũng như cho hiệu quả tương đối tốt. Dưới đây là những mẹo bạn có thể tham khảo để sử dụng.

Sử dụng cây giao

Trong quan niệm Đông y, cây giao có tính mát, vị chua giúp giải độc, khử phong và tiêu viêm tốt. Mủ trong cây giao có chứa nhiều hoạt chất giúp kháng virus, vi khuẩn, nhanh chóng đào thải dịch nhầy gồm: Togliani, Polyphenol, Isophorone,…cho hiệu quả rất tốt khi điều trị bệnh lý viêm mũi dị ứng.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị khoảng 20 cây giao, cắt cành giao thành những đốt nhỏ khoảng từ 3 – 4  cm.
  • Đổ nước sấp mặt cây giao rồi đun sôi trong khoảng 20 phút. Nên dùng riêng ấm để nấu thuốc tránh dùng chung với ấm đựng nước uống hàng ngày.
  • Dùng 1 tờ giấy cứng cuộn thành ống tròn dài khoảng 50cm và cắm vào vòi ấm nước cây giao.
  • Xông mũi qua ống cuộn trong khoảng 15 phút.
  • Mỗi ngày, bệnh nhân xông mũi 2 lần, ở lần thứ hai, chỉ cần đổ thêm nước vào ấm, không cần phải thay cây giao mới.
Mủ trong cây giao chứa nhiều hoạt chất giúp điều trị viêm mũi dị ứng
Mủ trong cây giao chứa nhiều hoạt chất giúp điều trị viêm mũi dị ứng

Lưu ý: 

  • Cần sử dùng găng tay cùng với kính mắt để bảo vệ mắt và da trong quá trình điều chế bài thuốc.
  • Người bệnh không nên sử dụng quá nhiều cây giao cho mỗi lần xông vì quá liều dễ gây ra tình trạng nôn mửa.
  • Cây giao không sử dụng cho đối tượng là trẻ nhỏ, người đang dùng thuốc chống co giật, thuốc hormon thay thế, thuốc ho, thuốc tránh thai hay phụ nữ có thai.

Mẹo dân gian dùng tỏi

Thành phần Allicin ở trong tỏi là dạng hoạt chất quý, mang dược tính rất mạnh, giúp kháng viêm hiệu quả, điều hòa hệ miễn dịch và tăng cường lưu thông khí huyết. Hiện nay, tỏi được nhiều người lựa chọn sử dụng với mục đích làm giảm tình trạng tắc nghẹt mũi bởi viêm mũi dị ứng gây ra.

Cách sử dụng:

  • Tỏi bóc vỏ, rửa sạch và xay nhuyễn rồi lọc lấy nước cốt.
  • Pha nước cốt tỏi với mật ong theo tỷ lệ 1:1 rồi thoa hỗn hợp này vào trong niêm mạc mũi và để trong vòng 15 – 20 phút.
  • Sau cùng, bệnh nhân rửa lại mũi với nước muối sinh lý để làm sạch hỗn hợp tỏi.

Cây ngũ sắc

Tinh dầu có trong cây ngũ sắc chứa các hoạt chất giúp giải độc, thanh nhiệt, chống dị ứng, tiêu sưng. Đồng thời, y học hiện đại cũng đã ghi nhận công dụng của hoa ngũ sắc và sử dụng để điều chế ra loại thuốc nhỏ mũi như Flanos, Agerhinin.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị khoảng 15 cây ngũ sắc tươi, cắt bỏ phần rễ dùng thân và hoa.
  • Sau khi đã rửa sạch sẽ đợi cho ráo nước, cắt ngũ sắc thành những đốt nhỏ rồi xay nhuyễn.
  • Chắt phần dung dịch của cây ngũ sắc, thoa đều lên niêm mạc mũi và đợi trong khoảng 15 phút, rửa lại mũi với nước sạch để hoàn tất.

Hạt gấc

Y học cổ truyền ghi nhận hạt gấc là vị thuốc quy Tỳ, Can, có khả năng hóa ứ, hoạt huyết và tiêu sưng rất tốt. Với những bệnh nhân viêm mũi dị ứng bởi can hỏa và tỳ hư, có thể tận dụng hạt gấc để giúp tăng cường lưu thông khí huyết và hỗ trợ cho tạng tỳ vận hóa tốt hơn. Nhờ vậy, những biểu hiện chảy dịch nhiều làm tắc ứ xoang mũi sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị khoảng 25 hạt gấc rồi mang rửa sạch, để ráo nước.
  • Hạt gấc mang lên bếp nướng hoặc có thể rang chính cho tới khi phần vỏ xém cháy.
  • Xay hoặc đập dập hạt gấc thành vụn nhỏ, bạn cho tiếp vào bình thủy tinh có nắp đậy.
  • Cho rượu vào ngập mặt hạt gấc và đậy nắp kín, bảo quản ở nơi thoáng mát trong khoảng 10 ngày.
  • Mỗi ngày, bạn sử dụng rượu hạt gấc để massage nhẹ nhàng vùng sống mũi giúp cho máu lưu thông tốt hơn, hốc xoang được thông thoáng và thải sạch dịch mũi.
Hạt gấc ngâm rượu giúp tăng cường lưu thông khí huyết
Hạt gấc ngâm rượu giúp tăng cường lưu thông khí huyết

Lưu ý: Bệnh nhân không ăn hạt gấc vì có thể dẫn tới ngộ độc, cũng không sử dụng công thức này cho trẻ nhỏ dưới 9 tuổi.

Cách dùng gừng tươi

Thành phần piperine cùng capsaicin trong gừng tươi có khả năng kháng histamin tạo cảm giác thông thoáng cho mũi. Gừng có khả năng tăng cường lưu thông khí huyết, là chất xúc tác giúp giảm đau hiệu quả.

Cách sử dụng:

  • Gừng chuẩn bị mang rửa sạch, cạo vỏ và thái thành các lát mỏng.
  • Cho gừng vào ấm pha trà, thêm nước sôi và một chút mật ong.
  • Hàng ngày người bị viêm mũi dị ứng nên uống 2 cốc nước gừng pha mật ong vào buổi sáng và tối để cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh.

Húng chanh

Lá húng chanh có chứa các tinh dầu Phenolic dồi dào giúp kháng vi khuẩn mạnh mẽ. Trong Đông y, Húng chanh là một loại thảo dược quy kinh Vị, Phế, Tỳ, loại lá này giúp giải quyết tốt những biểu hiện của bệnh viêm mũi dị ứng khá nhanh chóng.

Cách sử dụng:

  • Dùng 1 nắm lá húng chanh tươi, mang đi rửa sạch và pha cùng với khoảng 200ml nước sôi trong vòng 10 phút.
  • Phần nước thu được sẽ uống tương tự như uống trà, mỗi ngày dùng 2 – 3 cốc sẽ giúp cho phần mũi thông thoáng hiệu quả.

Lá lốt

Lá lốt chứa thành phần hóa học giúp chống dị ứng, kháng khuẩn tự nhiên như Piperidin, Piperin. Theo quan điểm của Đông y, lá lốt là vị thuốc có tính ấm, chống đau đầu, phù thũng, chảy dịch mũi cũng như chủ trị những bệnh xảy ra bởi phong hàn. Với trẻ nhỏ bị viêm mũi dị ứng, phụ huynh có thể cho con sử dụng lá lốt.

Cách sử dụng:

  • Dùng một nắm lá lốt đã rửa sạch, cho vào nồi với một lượng nước vừa đủ để nấu trong khoảng 15 phút.
  • Khi nấu xong, bạn dùng nước lá lốt xông mũi sẽ giúp làm giảm nhanh chóng tình trạng dịch mũi ứ đọng.

Cách sử dụng bạc hà

Bạc hà được tận dụng trong hầu hết các chứng bệnh nhiễm trùng ở đường hô hấp cũng như bệnh liên quan tới vấn đề dị ứng. Trong bạc hà có chứa nhiều tinh dầu với những hoạt chất sinh học rất nổi bật như: L- limonene, L- menthol, Methyl Acetate, L-a-pine. Đồng thời, Đông y cho biết bạc hà có tính mát, vị cay, quy Phế, Can, giúp hạ khí, trừ phong nhiệt và thông khiếu.

Cách sử dụng:

  • Dùng lá bạc hà tươi để nấu nước hoặc mua tinh dầu về nhỏ vào nồi nước khoảng 2 – 3 giọt, nấu sôi rồi xông mũi hàng ngày.
  • Mỗi ngày chúng ta có thể xông tối đa 2 lần với liều lượng an toàn là từ 0,02 – 0,2ml/lần và không sử dụng quá 0,6ml/ngày.

Lưu ý:

  • Có một số bệnh nhân có cơ địa mẫn cảm với bạc hà, nếu dùng có thể bị chóng mặt, buồn nôn, do đó nếu bạn có biểu hiện này, hãy dừng sử dụng bạc hà.
  • Không sử dụng cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, phụ nữ cho con bú hoặc đang mang thai.

Lược vàng

Lược vàng chứa các hoạt chất kháng histamin tự nhiên rất mạnh là Kaempferol và Quercetin. Chúng mang tới công dụng giảm nhanh chóng những dấu hiệu của bệnh viêm mũi dị ứng. Đặc biệt tốt với những bệnh nhân bị sưng viêm, phù nề, ngạt mũi nghiêm trọng bởi viêm mũi dị ứng quanh năm. Với tác dụng kháng khuẩn mạnh, lược vàng cũng là giải pháp ngăn chặn bệnh viêm mũi dị ứng chuyển sang viêm xoang.

Cách sử dụng:

  • Dùng cây lược vàng đem rửa sạch, sau đó cắt thành những miếng nhỏ rồi nhai sống.
  • Ngoài ra, chúng ta có thể dùng bằng phương pháp sắc lược vàng với khoảng 600ml nước cho tới khi nước cạn còn khoảng ⅓, bạn chắt ra cho nguội bớt rồi uống.

Rửa mũi

Rửa mũi giúp loại bỏ các chất nhầy và tác nhân gây dị ứng ra khỏi khoang mũi của bạn. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý thông thường hoặc nâng cấp hiệu quả với:

  • Muối biển pha nước gừng: Gừng với đặc tính kháng viêm, kết hợp với nước muối tạo nên dung dịch rửa mũi dịu nhẹ.
  • Nghệ tươi: Hoạt chất curcumin trong nghệ giúp giảm viêm hiệu quả. Lưu ý liều lượng, tránh bị vàng da.
Rửa mũi giúp loại bỏ các chất nhầy và tác nhân gây dị ứng ra khỏi khoang mũi
Rửa mũi giúp loại bỏ các chất nhầy và tác nhân gây dị ứng ra khỏi khoang mũi

Các liệu pháp bổ trợ

  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Giúp cơ thể hồi phục, tăng khả năng chống chọi với tác nhân dị ứng.
  • Massage vùng mũi: Thực hiện nhẹ nhàng giúp cải thiện lưu thông, giảm nghẹt tạm thời.
  • Chườm ấm: Giúp giảm đau nhức xoang và cải thiện sự lưu thông dịch nhầy.

Lưu ý khi áp dụng cách trị viêm mũi dị ứng dân gian

  • Kiểm tra dị ứng: Trước khi dùng các nguyên liệu tự nhiên, hãy thử trước một lượng nhỏ để tránh dị ứng cho cơ thể.
  • Vệ sinh dụng cụ: Giữ sạch sẽ các dụng cụ xông hơi, rửa mũi để ngăn nhiễm khuẩn.
  • Không lạm dụng: Dù an toàn, các phương pháp dân gian cũng chỉ mang lại hiệu quả giảm triệu chứng tạm thời, không thể thay thế điều trị chuyên khoa nếu bệnh nặng.

Các cách trị viêm mũi dị ứng dân gian đã được chúng tôi bật mí, bạn đọc có thể tham khảo để lựa chọn công thức áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn vẫn cần tham khảo ý kiến tư vấn từ bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cơ thể và giúp bệnh đẩy lùi nhanh chóng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android