Cây Mần Ri Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm

Tác dụng của cây mần ri theo y học cổ truyền

Mần ri (còn gọi là cỏ mần trầu) là một loại cỏ mọc dại quen thuộc nhưng ít ai biết đến những công dụng tuyệt vời của nó. Cây mần ri mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là trong các bệnh lý cơ xương khớp như thoát vị đĩa đệm.

Theo Đông y, mần ri có vị ngọt đắng, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ thấp tán ứ. Toàn cây mần ri đều có thể sử dụng với mục đích làm thuốc.

Các nghiên cứu hiện đại đã phát hiện trong mần ri có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng y học như:

  • Các hợp chất flavonoids, alcaloids, glycosid,… mang đến công dụng kháng viêm, giảm đau tự nhiên.
  • Saponin, tanin giúp chống oxy hoá, hỗ trợ làm lành các tổn thương ở đĩa đệm.
  • Vitamin nhóm B, C,… hỗ trợ tăng cường sức khỏe và đề kháng.
Cây mần ri có nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh
Cây mần ri có nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh

Công dụng nổi bật của cây mần ri trong điều trị thoát vị đĩa đệm:

Với những hoạt chất và dược tính kể trên, mần ri được y học cổ truyền ứng dụng trong hỗ trợ điều trị các chứng đau nhức xương khớp, bao gồm cả thoát vị đĩa đệm với một số công dụng chính:

  • Giảm đau: Các hoạt chất kháng viêm giúp giảm đau, hạn chế những cơn đau cấp tính do thoát vị đĩa đệm gây ra.
  • Thư giãn cơ bắp, giảm tình trạng co cứng: Cải thiện khả năng vận động, giảm nguy cơ chèn ép các rễ thần kinh.
  • Hỗ trợ quá trình hồi phục các tổn thương ở đĩa đệm: Tăng cường lưu thông máu, nuôi dưỡng các tế bào sụn.

Các cách dùng cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm

Để đạt hiệu quả chữa thoát vị đĩa đệm tốt nhất, người bệnh cần biết cách sử dụng cây mần ri. Một số cách dùng cho hiệu quả cao như:

Bài thuốc đắp từ cây mần ri

Bài thuốc mần ri kết hợp muối trắng

Chuẩn bị:

  • 100g cây mần ri tươi (bao gồm cả lá, thân, rễ).
  • 1-2 thìa muối trắng.
  • 1 tấm lá chuối.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch cây mần ri tươi, để ráo nước. Thái nhỏ thành đoạn 2-3 cm và giã nát cùng 1 thìa muối trắng.
  • Gói phần cây mần ri đã giã nát vào lá chuối, tiếp tục vùi vào bếp than. Khi lá chuối đã chuyển sang màu vàng thì lấy ra.
  • Chuyển phần thuốc vào một miếng vải sạch, khô và chườm lên vị trí bị đau. Thực hiện chườm giảm đau trong vòng 20-30 phút cho đến khi phần thuốc hết nóng. Sau đó, lấy bã thuốc chà xát nhẹ nhàng lên vị trí bị thoát vị.
  • Khuyến cáo, nên đắp thuốc trước khi ngủ hoặc khi đau nhức. Đắp đều đặn mỗi ngày và kiên trì từ 10-15 ngày để thấy hiệu quả.

Bài thuốc gừng kết hợp cây mần ri

Chuẩn bị:

  • 100g mần ri tươi (bao gồm cả lá, thân, rễ).
  • 1 củ gừng tươi.
  • 40ml rượu trắng 40-50 độ.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch mần ri tươi, để ráo nước. Cắt thành khúc nhỏ dài 2-3cm. Gừng cạo vỏ, rửa sạch và dập nhuyễn.
  • Cho mần ri và gừng đã sơ chế vào chảo, sao vàng đến khi có mùi thơm. Đổ 40ml rượu trắng vào để sôi trong 3 phút.
  • Cho thuốc đã chế biến vào vào một miếng vải sạch, khô. Chườm lên vị trí bị thoát vị đĩa đệm trong 20-30 phút cho đến khi thuốc hết nóng. Lấy bã mần ri chà xát lên vị trí đau nhức một cách nhẹ nhàng.
  • Khuyến cáo, nên đắp thuốc trước khi ngủ hoặc khi đau nhức. Kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày từ 1-2 tuần để thấy hiệu quả giảm đau rõ rệt.

Ngâm rượu thuốc từ cây mần ri

Xoa bóp, massage bằng rượu ngâm có thể mang lại cảm giác ấm nóng, giúp thư giãn cơ bắp vùng lưng, giảm đau một cách tạm thời.

Bạn có thể dùng cây mần ri tươi hoặc khô để ngâm rượu
Bạn có thể dùng cây mần ri tươi hoặc khô để ngâm rượu

Chuẩn bị:

  • Cây mần ri: Tươi (rửa sạch, thái khúc) hoặc khô, lượng vừa đủ.
  • Rượu trắng: Khoảng 40-45 độ.
  • Bình thủy tinh.

Cách thực hiện:

  • Cho mần ri vào bình, đổ rượu ngập với một tỷ lệ phù hợp (Khoảng 1kg mần ri với 4-5 lít rượu).
  • Đậy kín bình, bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Sau 1-2 tháng có thể đem ra sử dụng. Xoa bóp nhẹ nhàng vùng thắt lưng bị đau bằng rượu mần ri đã ngâm. Mỗi ngày thực hiện tư 2-3 lần.

Uống nước sắc cây mần ri

Sử dụng nước sắc cây mần ri có thể giúp người bệnh thoát vị đĩa đệm giảm đau tạm thời. Cách sắc nước mần ri cũng rất đơn giản, cụ thể:

Chuẩn bị: Một nắm mần ri tươi (cả thân, lá, rễ) hoặc một lượng khô tương đương.

Cách thực hiện:

  • Cây mần ri rửa sạch và để ráo nước.
  • Đun sôi với lượng nước vừa đủ (khoảng 1-1.5 lít).
  • Uống thay nước lọc trong ngày.

Món ăn từ cây mần ri

Bên cạnh các phương pháp điều trị y khoa hoặc mẹo đắp ngoài, một số món ăn từ cây mần ri có thể hỗ trợ giảm đau và cải thiện tình trạng bệnh.

Canh mần ri nấu thịt/tôm

Nguyên liệu:

  • Mần ri tươi 200-300g.
  • Thịt nạc (hoặc tôm) 200g.
  • Gia vị: Muối, mắm, hạt nêm, hành, tiêu,…

Cách thực hiện:

  • Mần ri đem rửa sạch, cắt khúc vừa ăn.
  • Thịt nạc (tôm) rửa sạch, băm nhuyễn hoặc thái miếng.
  • Phi thơm hành, cho thịt/tôm vào xào săn.
  • Thêm chút nước vào nồi, sau đó nêm nếm gia vị vừa miệng.
  • Khi nước sôi, cho mần ri vào, nấu thêm khoảng 5 phút rồi tắt bếp.
  • Ăn canh mần ri khi còn nóng, mỗi tuần 2-3 lần.

Mần ri xào tỏi

Nguyên liệu:

  • Mần ri tươi 300g.
  • Tỏi băm cùng gia vị như đường, muối, dầu ăn, hạt nêm.

Cách thực hiện:

  • Mần ri bạn đem rửa sạch, cắt khúc nhỏ vừa ăn.
  • Phi thơm tỏi băm với dầu ăn, sau đó cho mần ri vào xào trên lửa lớn cho đến khi chín xơ. Nêm lại gia vị cho vừa ăn.
  • Dùng như món rau xào, ăn trong các bữa cơm. Có thể ăn kèm thêm thịt xào hoặc cá kho,…

Lưu ý khi sử dụng bài thuốc từ cây mần ri

Mặc dù được xem là lành tính và phổ biến trong các bài thuốc dân gian, việc sử dụng cây mần ri để làm giảm các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cũng cần một số lưu ý nhất định.

Rửa sạch cây mần ri là điều bắt buộc trước khi dùng để đảm bảo an toàn
Rửa sạch cây mần ri là điều bắt buộc trước khi dùng để đảm bảo an toàn
  • Kiểm tra kích ứng: Trước khi áp dụng cho vùng da rộng, cần thử nghiệm một lượng thuốc nhỏ ở vùng da lành để kiểm tra độ kích ứng của da đối với thảo dược. Hiện tượng ngứa, mẩn đỏ là dấu hiệu bạn không nên tiếp tục sử dụng.
  • Vệ sinh kỹ lưỡng: Rửa sạch cây mần ri là điều bắt buộc, đặc biệt khi đắp thuốc. Tránh để nhựa cây và các tạp chất dính trên da có thể gây kích ứng.
  • Thận trọng khi kết hợp với các loại thuốc khác: Một số hoạt chất trong mần ri có thể tương tác xấu với các thuốc đang sử dụng. Do đó, cần thông báo với bác sĩ về việc sử dụng mần ri nếu bạn đang điều trị các bệnh lý khác.

Đối tượng không nên sử dụng:

  • Phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Người bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của mần ri.
  • Người có bệnh lý nền (tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch,…).
  • Người cao tuổi, trẻ em.

Bài thuốc dân gian từ cây mần ri mang lại tác dụng giảm đau tạm thời, hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh cần lưu ý sử dụng đúng cách, thận trọng với các đối tượng không nên dùng và tuyệt đối không tự ý dùng thay thế cho việc điều trị y khoa chuyên sâu.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android