Chích Xơ Búi Trĩ Là Gì? Có Đau Không? Quy Trình Thực Hiện
Chích xơ búi trĩ là phương pháp xâm lấn tối thiểu được thực hiện để loại bỏ búi trĩ khi người bệnh không đáp ứng các phương pháp điều trị bảo tồn. Phương pháp này tương đối an toàn, hiệu quả cao, nhưng có thể dẫn đến một số biến chứng không mong muốn, chẳng hạn như chảy máu hoặc tái phát bệnh trĩ.
Chích xơ búi trĩ là gì?
Chích xơ búi trĩ hay tiêm xơ búi trĩ là thủ thuật ngoại khoa được chỉ định để điều trị bệnh trĩ phổ biến. Trong thủ thuật này, bác sĩ sử dụng hóa chất để tiêm trực tiếp vào búi trĩ. Điều này có thể dẫn đến kết dính các tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng, gây ảnh hưởng đến tuần hoàn máu đến búi trĩ, khiến búi trĩ thu nhỏ kích thước và tự rụng sau một thời gian.
Chỉ định và chống chỉ định
Tiêm xơ búi trĩ là thủ thuật xâm lấn tối thiểu phổ biến, được chỉ định cho nhiều trường hợp bệnh trĩ. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả điều trị cũng như ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra, người bệnh cần lưu ý về các chỉ định và chống chỉ định của phương pháp, chẳng hạn như:
Chỉ định chích xơ búi trĩ:
- Bệnh trĩ nội độ 1 và 2;
- Bệnh nhân trĩ nội bị rối loạn đông máu hoặc suy giảm hệ thống miễn dịch.
Chống chỉ định thực hiện:
- Bệnh nhân đang điều trị các bệnh lý viêm ruột, chẳng hạn như viêm đại tràng hoặc viêm trực tràng;
- Bệnh nhân đã tiêm xơ búi trĩ 2 – 3 lần nhưng không mang lại hiệu quả hoặc đáp ứng kém;
- Bệnh trĩ nội độ 4;
- Người bệnh có các vấn đề sức khỏe đặc biệt, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, loạn sản tủy hoặc bệnh bạch cầu;
- Phụ nữ mang thai;
- Người có các vấn đề khác ở hậu môn, chẳng hạn như nhiễm trùng hậu môn, rò hậu môn hoặc nứt kẽ hậu môn.
Tiêm xơ búi trĩ là thủ thuật xâm lấn tối thiểu, thường không gây tổn thương các mô ở hậu môn và có thời gian phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên để tránh các rủi ro liên quan, cũng như đảm bảo hiệu quả điều trị, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được tư vấn phù hợp.
Quy trình chích xơ búi trĩ
Chích xơ búi trĩ là thủ thuật xâm lấn tối thiểu với quy trình đơn giản và thời gian thực hiện ngắn. Tuy nhiên, người bệnh nên tìm hiểu về quá trình chuẩn bị, các bước thực hiện và kế hoạch chăm sóc hậu phẫu để được đảm bảo hiệu quả điều trị.
1. Chuẩn bị trước khi tiêm xơ
Các dụng cụ cần chuẩn bị:
- Dung dịch được sử dụng để tiêm xơ búi trĩ, chẳng hạn như phenol 5%, natri tetradecyl sulfate, urea hydrochloride hoặc polidocanol;
- Bộ dụng cụ y tế và ống tiêm vô trùng.
Đối với người bệnh:
- Người bệnh sẽ được yêu cầu đi đại tiện để loại bỏ các chất thải ở hậu môn – trực tràng;
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ để quá trình tiêm xơ diễn ra thuận lợi.
2. Quy trình tiêm xơ búi trĩ
Bác sĩ sẽ kiểm tra hồ sơ bệnh án của người bệnh để xác định mức độ nghiêm trọng của các bệnh lý, tình trạng dị ứng uống hoặc các vấn đề liên quan trước khi thực hiện tiêm xơ. Sau quá trình kiểm tra, bác sĩ thực hiện các bước tiêm xơ búi trĩ như sau:
- Người bệnh được yêu cầu nằm nghiêng về bên trái để lộ toàn bộ hậu môn;
- Bác sĩ tiến hành khử trùng hậu môn và gây tê khu vực xung quanh hậu môn;
- Sử dụng ống nội soi đặt vào hậu môn để quan sát và xác định vị trí búi trĩ xung quanh hậu môn – trực tràng;
- Sau khi xác định được búi trĩ, bác sĩ tiến hành tiêm thuốc vào cuống búi trĩ với độ sâu khoảng 1 cm và số lượng thuốc phụ thuộc vào kích thước búi trĩ;
- Sau khi tiêm thuốc, bác sĩ tiến hành cầm máu (nếu người bệnh bị chảy máu);
- Sau khi tiêm xơ búi trĩ, người bệnh được đưa về phòng hồi sức, nghỉ ngơi và quan sát các phản ứng của cơ thể.
Nếu không có dấu hiệu bất thường hoặc các phản ứng không mong muốn, người bệnh sẽ được ra về sau 3 – 5 tiếng và sinh hoạt bình thường. Nếu nhận thấy đau đớn, chảy máu hoặc các phản ứng không mong muốn khác, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
3. Lưu ý sau khi tiêm xơ búi trĩ
Sau khi tiêm xơ búi trĩ người bệnh có thể sinh hoạt bình thường, tuy nhiên nên hạn chế các hoạt động có thể gẩy hưởng đến hiệu quả điều trị, chẳng hạn như ngồi lâu hoặc khuân vác nặng. Bên cạnh đó, người bệnh nên uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ để làm mềm phân, cũng như ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát.
Nếu nhận thấy các dấu hiệu không mong muốn hoặc các biến chứng sau khi tiêm xơ búi trĩ, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Bên cạnh đó, người bệnh nên thường xuyên tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra hiệu quả điều trị.
Chích xơ búi trĩ có đau không?
Chích xơ búi trĩ là phương pháp xâm lấn tối thiểu, không gây tổn thương hậu môn và có thời gian thực hiện tương đối ngắn, do đó thường không gây đau đớn. Bên cạnh đó trước khi thực hiện tiêm xơ búi trĩ, bác sĩ đã tiêm thuốc tê vào hậu môn và các mô xung quanh, do đó trong suốt quá trình, người bệnh hầu như không cảm thấy đau đớn hoặc khó chịu.
Trong trường hợp bị đau sau khi tiêm, người bệnh nên thống báo với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
Tiêm xơ búi trĩ có thể làm tiêu búi trĩ nội độ 1, 2 và loại bỏ búi trĩ dứt điểm. Trong các trường hợp bệnh trĩ nghiêm trọng hơn hoặc có biến chứng, chẳng hạn như nhiễm trùng búi trĩ, hiệu quả điều trị thường không cao. Ngoài ra, đôi khi bệnh trĩ có thể tái phát trong một thời gian ngắn kể từ lúc tiêm xơ. Do đó, sau khi thực hiện thủ thuật, người bệnh nên có kế hoạch sinh hoạt và ăn uống phù hợp để ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát.
Chích xơ búi trĩ có nguy hiểm không?
Chích xơ búi trĩ là thủ tục an toàn và ít khi dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, tương tự như các phương pháp cắt trĩ, đôi khi liệu pháp này có thể dẫn đến một số rủi ro, chẳng hạn như:
1. Rủi ro phổ biến
Mặc dù là thủ thuật xâm lấn tối thiểu và an toàn, tuy nhiên tiêm xơ búi trĩ cũng có nhiều rủi ro tiềm ẩn. Các rủi ro phổ biến bao gồm:
- Nếu tiêm quá nhiều thuốc có thể dẫn đến loét tại chỗ và xuất huyết sau khi tiêm thuốc. Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể phải khâu cầm máu cho người bệnh.
- Tiêm thuốc quá sâu, thuốc tràn ra ngoài trực tràng. Điều này có thể dẫn đến đau nhức, sốt cao, tiểu ra máu và viêm tuyến tiền liệt. Trong trường hợp này, người bệnh cần sử dụng thuốc kháng sinh chích tĩnh mạch để phòng ngừa các rủi ro liên quan.
- Người bệnh mệt mỏi hoặc muốn ngất xỉu.
- Chảy máu nghiêm trọng nếu tiêm phạm vào nhánh của động mạch trĩ. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể tiêm thuốc ở vùng dưới niêm mạc xung quanh vị trí chảy máu để cầm máu. Ngoài ra, có thể sử dụng một tấm gạc nhỏ có tẩm Adrenaline nồng độ 1/1000 đè chặt vào chỗ chảy máu trong vài phút để cầm máu.
2. Sa trĩ và nhiễm trùng
Sa búi trĩ thường xảy ra đối với người bệnh trĩ nội độ 3. Sau khi tiêm thuốc, búi trĩ có thể trở nên sưng phồng, gia tăng về kích thước và chèn ép lên các tĩnh mạch ở hậu môn. Điều này khiến người bệnh liên tục muốn đi đại tiện. Nếu rặn mạng khi đi đại tiện sẽ khiến búi trĩ sa ra thêm, gây chảy máu và thuyên tắc, nếu không được đẩy trở lại vị trí bình thường.
Nếu bị sa búi trĩ sau khi chích xơ, người bệnh thường được đề nghị nằm nghỉ ngơi trên giường trong 24 – 48 giờ cho đến khi búi trĩ bớt sưng phù.
Ngoài ra trong trường hợp bác sĩ tiêm thuốc trực tiếp vào niêm mạc trực tràng hoặc tiêm thuốc tại một điểm quá nhiều lần, có thể dẫn đến loét và nhiễm trùng. Vết loét thường xảy ra sau khi chích xơ khoảng 1 tuần. Ở loét có giới hạn dễ dàng, bờ cứng và không gây chảy máu hoặc chảy máu không đáng kể, tuy nhiên một số người bệnh có thể cần truyền máu để tránh các rủi ro không mong muốn.
Nếu bị lở loét, người bệnh cần chờ khoảng 3 – 6 tháng để ổ loét lành, liền sẹo. Sau thời gian này người bệnh mới có thể cân nhắc tiếp tục chích xơ hoặc có kế hoạch điều trị bệnh trĩ khác.
3. Các biến chứng nghiêm trọng
Rất hiếm khi chích xơ búi trĩ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, tuy nhiên đôi khi người bệnh có thể gặp một số vấn đề, chẳng hạn như:
- Áp xe dưới niêm mạc tại vị trí chích xơ. Biến chứng này thường có thể tự vỡ và tự khỏi. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể dẫn đến nhiều rủi ro và cần được điều trị ngay lập tức để tránh các rủi ro không mong muốn.
- Tiểu ra máu và áp xe tuyến tiền liệt, thường xảy ra khi tiêm thuốc quá sâu vào trực tràng.
Mặc dù có thể dẫn đến một số rủi ro không mong muốn, tuy nhiên chích xơ búi trĩ được đánh giá là phương pháp hiệu quả, an toàn và ít biến chứng. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể trước khi tiến hành tiêm xơ búi trĩ.
Ưu điểm và hạn chế khi tiêm xơ búi trĩ
Tương tự như các biện pháp điều trị khác, tiêm xơ búi trĩ có một số ưu điểm và hạn chế nhất định, chẳng hạn như:
Ưu điểm:
- Ít đau đớn khi so với các biện pháp can thiệp ngoại khoa khác;
- Nguy cơ biến chứng thấp;
- Chi phí điều trị hợp lý;
- Thời gian thực hiện nhanh chóng;
- Người bệnh có thể xuất viện sau vài tiếng và không cần lưu viện.
Nhược điểm:
- Khó kiểm soát lượng thuốc cần tiêm bởi vì búi trĩ nội thường nằm sâu bên trong trực tràng;
- Tỷ lệ tái phát cao hơn khi so với các phương pháp cắt trĩ;
- Một số trường hợp, bệnh trĩ không đáp ứng các phương pháp điều trị.
Chích xơ búi trĩ bao nhiêu tiền?
Tiêm xơ búi trĩ là phương pháp điều trị ngoại khoa có chi phí thấp, thường dao động từ 200 – 300.000 đồng cho mỗi lần thực hiện. Tuy nhiên chi phí có thể thay đổi phụ thuộc vào số lượng búi trĩ, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, cơ sở y tế thực hiện thủ thuật cũng như mức độ đáp ứng của người bệnh.
Nếu cân nhắc thực hiện tiêm xơ búi trĩ, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra, người bệnh nên chọn cơ sở y tế uy tín để tránh các rủi ro và biến chứng trong quá trình điều trị.
Kế hoạch chăm sóc sau khi chích xơ búi trĩ
Chích xơ búi trĩ mang lại hiệu quả điều trị tương đối cao, an toàn và hiếm khi dẫn đến các biến chứng không mong muốn. Tuy nhiên, để rút ngắn thời gian điều trị cũng như ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:
- Dành thời gian nghỉ ngơi phù hợp sau khi thực hiện tiêm xơ búi trĩ. Sau 3 – 5 giờ, người bệnh có thể đi lại nhẹ nhàng, tuy nhiên nên hạn chế các hoạt động mạnh để tránh các rủi ro không mong muốn.
- Nếu bị đau nhức, khó chịu, chảy dịch hậu môn hoặc chảy máu sau khi tiêm xơ búi trĩ, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
- Uống nhiều nước và thực hiện chế độ ăn uống nhiều chất xơ, rau xanh, trái cây, để phòng ngừa táo bón, cũng như giúp người bệnh đi đại tiện dễ dàng hơn.
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, đặc biệt là sau khi đi đại tiện, để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng và giúp rút ngắn thời gian điều trị.
- Không quan hệ tình dục sau khi tiêm xơ búi trĩ. Người bệnh nên kiêng hoạt động tình dục trong 7 – 10 ngày hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Tái khám theo lịch hẹn hoặc đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường sau khi tiêm xơ búi trĩ.
Chích xơ búi trĩ là thủ thuật ngoại khoa an toàn và hiệu quả, đặc biệt là đối với bệnh trĩ nội độ 1 và 2. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả cũng như ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!